Mối đe dọa từ phía biển. Tàu không người lái tự sát và cách đối phó với chúng
© AP Photo / Ministry of Digital Transformation of Ukraine / Daniyar SarsenovTàu không người lái Magura V5 của Ukraina
© AP Photo / Ministry of Digital Transformation of Ukraine / Daniyar Sarsenov
Đăng ký
Ukraina đã nhận được những chiếc xuồng tự sát không người lái để sử dụng. Các chuyên gia Nga đang chọn cách hiệu quả nhất để vô hiệu hóa chúng và phát triển các hệ thống tương tự của riêng mình. Các cường quốc quân sự hàng đầu khác cũng tham gia cuộc chạy đua phát triển loại vũ khí mới.
Tàu không người lái sẽ tạo ra những thay đổi nào trong các cuộc xung đột hiện đại? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
"Ngày nay, tình trạng cuối thế kỷ 19 đang lặp lại ở trình độ công nghệ cao hơn. Vào cuối thế kỷ 19 đã xuất hiện các tàu khu trục trang bị ngư lôi. Thời đó các tàu chiến không được trang bị đầy đủ để đối phó với mối đe dọa mới này. Nhưng ngay sau đó người ta đã tìm ra cách giải quyết vấn đề này - đó là "pháo chống ngư lôi" - một loại pháo cỡ nòng nhỏ bắn nhanh. Và để phát hiện tàu phóng lôi, đèn rọi cực mạnh đã được lắp đặt trên các tàu chiến", - chuyên gia quân sự Ilya Kramnik giải thích trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Tất cả những thứ này đã được sử dụng khá hiệu quả cho đến Thế chiến thứ hai. Sự ra đời của radar đã đơn giản hóa nhiệm vụ. Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ hai, vũ khí tên lửa dẫn đường bố trí trên tàu đã khiến các cuộc tấn công "tiếp xúc trực tiếp" đi vào dĩ vãng. Nhưng ngày nay chiến thuật này đang được hồi sinh, chỉ thay vì ngư lôi là tàu không người tấn công cảm tử (kamikaze).
"Về cơ bản, mục tiêu vẫn như cũ: con tàu nhỏ chạy nhanh. Và phương tiện đối phó chúng cũng phải tương tự - vũ khí bắn nhanh với hệ thống điều khiển và phát hiện mục tiêu hoạt động hiệu quả để sớm phát hiện các mục tiêu và bắn trúng chúng", - chuyên gia Ilya Kramnik cho biết.
Để chống lại những hệ thống như vậy, các tàu chiến phải được trang bị lại.
Không thể làm được nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây
Trong thời gian chiến dịch quân sự đặc biệt, chính quyền Kiev đã nhiều lần tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào Hạm đội Biển Đen của Nga bằng tàu mặt nước không người lái (BEC) chứa đầy chất nổ. Ở đây nói về những chiếc tàu không người lái Magura V5 được phát triển bởi công ty SpetsTechnoExport của Ukraina. Loại tàu này sử dụng thiết kế bán chìm, khi di chuyển chỉ nổi cách mặt nước 0,5 m nên khó bị đánh trúng. Liên lạc và hướng dẫn - thông qua bộ lặp trên không (máy bay AWACS) hoặc vệ tinh.
Các đặc điểm được công bố: chiều dài - 5,5 m, chiều rộng - 1,5 m, tầm hoạt động - tối đa 450 hải lý (833 km), tốc độ hành trình - 22 hải lý / giờ (41 km/h), tốc độ tối đa - 45 hải lý (83 km/h). Tàu có khả năng mang 320 kg thuốc nổ. Để tấn công cầu Crưm vào ngày 17 tháng 7 năm 2023, Ukraina đã sử dụng một chiếc thuyền kamikaze khác - thiết bị không người lái trên biển Sea Baby có khả năng mang hơn 800 kg thuốc nổ.
© AP Photo / Ministry of Digital Transformation of Ukraine / Daniyar SarsenovTàu không người lái Magura V5 của Ukraina
Tàu không người lái Magura V5 của Ukraina
© AP Photo / Ministry of Digital Transformation of Ukraine / Daniyar Sarsenov
Những chiếc thuyền không có người lái được cho là sự phát triển của Ukraina. Rất có thể bởi vì sau sự sụp đổ của Liên Xô, Ukraina vẫn còn ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh, bao gồm cả ngành đóng tàu và các kỹ sư có trình độ cao. Rõ ràng, không phải mọi thứ đều bị đánh cắp trong hơn 30 năm "độc lập".
Tuy nhiên, nếu không có sự hỗ trợ của NATO, Ukraina không thể thực hiện được các chiến dịch với thuyền không người lái tự sát. Một nguồn thạo tin cho biết rằng, các thiết bị trinh sát của NATO đã chỉ thị mục tiêu và các vệ tinh của Mỹ đã bảo đảm thông tin liên lạc. Và bản thân chiếc drone đã được tích hợp mô-đun Starlink.
Ít nhất một xuồng không người lái Magura V5 đã rơi vào tay các chuyên gia Nga: vào tháng 11 năm 2023, một chiếc xuồng còn nguyên vẹn đã được tìm thấy mắc cạn ở bờ biển phía tây Crưm.
Tàu không người lái Sea baby của Ukraina
Tàu không người lái Sea baby của Ukraina
Xuồng không người lái tốc độ cao "Oduvanchik"
Nga cũng đang phát triển sản xuất các loại tàu mặt nước không người lái (BEC) của riêng mình. Vào cuối tháng 1, Công ty Công nghiệp Quân sự KMZ đã tuyên bố sẵn sàng sản xuất hàng loạt xuồng không người lái. Lô đầu tiên gồm 10 chiếc xuồng như vậy đã được thử nghiệm trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt. Xuồng không người lái tốc độ cao có tên là "Oduvanchik". Theo dữ liệu từ các nguồn mở, tốc độ lên tới 43,2 hải lý/h (80 km/h), tầm hoạt động lên tới 108 hải lý (200 km). Tải trọng - lên tới 600 kg, và đây không chỉ là chất nổ. Xuồng "Oduvanchik" có thể vận chuyển hàng hóa, mang theo thiết bị trinh sát, UAV hoặc thiết bị chống máy bay không người lái.
Tuy nhiên, rất có thể những chiếc xuồng "Oduvanchik" sẽ không tấn công các tàu chiến Ukraina... vì nước này không còn tàu chiến nào. Chuyên gia Ilya Kramnik giải thích rằng, những hệ thống này đang được phát triển có định hướng cho tương lai.
"Chúng tôi cần có những thiết bị có khả năng chống lại tàu mặt nước, tàu bè của đối phương, để tiêu diệt các mục tiêu tại cảng. Ngoài ra, cần có các hệ thống không người lái để tiến hành trinh sát, có thể phát hiện cả mục tiêu trên mặt nước và dưới nước".
© Ảnh : KMZ Xuồng không người lái tốc độ cao “Oduvanchik”
Xuồng không người lái tốc độ cao “Oduvanchik”
© Ảnh : KMZ
Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho chiến tranh
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vừa trình làng tàu mặt nước không người lái tầm xa (LRUSV). Đây là phương tiện trinh sát và tấn công bán tự động được thiết kế để hoạt động lâu dài trên biển khơi. Nó được được tích hợp phóng đạn lảng vảng và có khả năng tạo thành một "bầy đàn" với các phương tiện không người lái khác. Nhưng nếu cần thiết, tổ lái sẽ có mặt trên tàu. Lầu Năm Góc không giấu giếm rằng, những chiếc "tàu bán không người lái" này được thiết kế để chống lại Hải quân Trung Quốc trong cuộc xung đột tiềm ẩn ở Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh các loại xuồng không người lái đang phát triển thành công, một số chuyên gia quân sự bắt đầu nói về sự kết thúc của kỷ nguyên tàu chiến cỡ lớn. Tuy nhiên, chuyên gia Nga không đồng ý với ý kiến này.
“Tàu cỡ nhỏ dễ bị tổn thương cũng như tàu cỡ lớn, nhưng tàu nhỏ mang theo ít vũ khí và thiết bị điện tử hơn. Chưa kể đến việc tàu nhỏ không thể ra biển khi gặp thời tiết xấu!"
© Ảnh : U.S. Marine Corps photo by Sgt. Kealii De Los SantosTàu không người lái LRUSV của Mỹ
Tàu không người lái LRUSV của Mỹ