https://kevesko.vn/20240314/ha-noi-phat-trien-ma-cu-tac-nghen-o-nhiem-the-nay-thi-lam-sao-28699068.html
Hà Nội phát triển mà cứ tắc nghẽn, ô nhiễm thế này thì làm sao?
Hà Nội phát triển mà cứ tắc nghẽn, ô nhiễm thế này thì làm sao?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay 14/3, tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa... 14.03.2024, Sputnik Việt Nam
2024-03-14T14:09+0700
2024-03-14T14:09+0700
2024-03-14T14:14+0700
việt nam
thông tin
quốc hội
luật
pháp luật
chính sách
hà nội
môi trường
ô nhiễm
ô nhiễm không khí
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/0e/28698227_0:168:3044:1880_1920x0_80_0_0_89c38a2c7b3c83b774998dfedb351249.jpg
Phát biểu tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, các nội dung của dự thảo Luật đã cơ bản đạt được sự thống nhất và thông suốt cả về quan điểm, tư duy và tầm nhìn giữa các cơ quan.Nếu Luật Thủ đô hiện hành chủ yếu mang tính chất khung, thì dự thảo luật sửa đổi lần này đã đi vào những nội hàm rất cụ thể liên quan đến phân cấp, phân quyền.Cho ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhân mạnh vấn đề cốt yếu hiện nay của Thủ đô là ô nhiễm môi trường.Từ đó, ông đặt vấn đề luật ban hành có giải quyết vấn đề này không, phân quyền gì cho Hà Nội trong chuyện này. Ví dụ như tiêu chuẩn khí thải của ô tô và xe máy, không biết bây giờ xe máy quy định chưa, ở đây thâm chí thủ đô có thể quy định theo hướng cao hơn, tích cực hơn đối với tiêu chí, tiêu chuẩn về môi trường.Nhận định nhiều vấn đề nổi cộm tại Thủ đô lại thuộc vấn đề liên ngành, phải xin ý kiến của các bộ, ngành, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn ví dụ về tình trạng ngập úng.Chủ tịch Quốc hội cho rằng úng ngập, ô nhiễm môi trường là vấn đề liên ngành, vậy trên địa bàn giao cho TP quyết được không. TP chịu trách nhiệm được không, còn xin ý kiến bộ nọ, ngành kia "lắc cái là chịu chết".Đơn cử về xử lý rác thải, Chủ tịch Quốc hội lấy ví dụ nhà máy đốt rác có quy hoạch rác thải, nhưng phát điện lại chưa có quy hoạch điện, “làm anh em vất vả lắm, địa phương nào cũng bị”. Vậy trường hợp này giao thành phố quyết định có được không, vì điện đó chỉ là sản phẩm phụ, ông Huệ gợi mở.Theo Chủ tịch Quốc hội, sửa Luật Thủ đô là cơ hội để rà soát lại việc phân cấp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường.
https://kevesko.vn/20240117/o-nhiem-khong-khi-nang-bo-y-te-khuyen-cao-cho-hoc-sinh-nghi-hoc-27637060.html
https://kevesko.vn/20240229/nguoi-dan-ha-noi-sap-duoc-danh-golf-luot-van-tren-ho-tay-28444983.html
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/03/0e/28698227_157:0:2888:2048_1920x0_80_0_0_b569fcfdb6b46f34b07cec5efcd501bd.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, quốc hội, luật, pháp luật, chính sách, hà nội, môi trường, ô nhiễm, ô nhiễm không khí, bầu không khí ô nhiễm cao độ
việt nam, thông tin, quốc hội, luật, pháp luật, chính sách, hà nội, môi trường, ô nhiễm, ô nhiễm không khí, bầu không khí ô nhiễm cao độ
Hà Nội phát triển mà cứ tắc nghẽn, ô nhiễm thế này thì làm sao?
14:09 14.03.2024 (Đã cập nhật: 14:14 14.03.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay 14/3, tại phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng với sự phát triển của Thủ đô cũng như sự phát triển chung của đất nước.
Phát biểu tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, các nội dung của dự thảo Luật đã cơ bản đạt được sự thống nhất và thông suốt cả về quan điểm, tư duy và tầm nhìn giữa các cơ quan.
Nếu Luật Thủ đô hiện hành chủ yếu mang tính chất khung, thì dự thảo luật sửa đổi lần này đã đi vào những nội hàm rất cụ thể liên quan đến phân cấp, phân quyền.
Cho ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhân mạnh vấn đề cốt yếu hiện nay của Thủ đô là ô nhiễm môi trường.
"Thủ đô phát triển mà cứ tắc nghẽn thế này, môi trường cứ ô nhiễm thế này thì làm sao? Nhiều người nước ngoài thích ở Hà Nội lắm nhưng người ta ngại nhất là vấn đề ô nhiễm không khí. Trên truyền hình đưa tin hiếm hôm nào mà chất lượng không khí tốt, khá và trung bình là thấy mừng rồi", Chủ tịch Quốc hội nói.
Từ đó, ông đặt vấn đề luật ban hành có giải quyết vấn đề này không, phân quyền gì cho Hà Nội trong chuyện này. Ví dụ như tiêu chuẩn khí thải của ô tô và xe máy, không biết bây giờ xe máy quy định chưa, ở đây thâm chí thủ đô có thể quy định theo hướng cao hơn, tích cực hơn đối với tiêu chí, tiêu chuẩn về môi trường.
“Nếu không có quy định tiêu chuẩn về khí thải cho xe máy thì không giải quyết vấn nạn về ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông", ông Huệ nêu.
Nhận định nhiều vấn đề nổi cộm tại Thủ đô lại thuộc vấn đề liên ngành, phải xin ý kiến của các bộ, ngành, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn ví dụ về tình trạng ngập úng.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng úng ngập,
ô nhiễm môi trường là vấn đề liên ngành, vậy trên địa bàn giao cho TP quyết được không. TP chịu trách nhiệm được không, còn xin ý kiến bộ nọ, ngành kia "lắc cái là chịu chết".
Đơn cử về xử lý rác thải, Chủ tịch Quốc hội lấy ví dụ nhà máy đốt rác có quy hoạch rác thải, nhưng phát điện lại chưa có quy hoạch điện, “làm anh em vất vả lắm, địa phương nào cũng bị”. Vậy trường hợp này giao thành phố quyết định có được không, vì điện đó chỉ là sản phẩm phụ, ông Huệ gợi mở.
“Nhà máy đốt rác Sóc Sơn công suất 4.500 tấn/ngày, phát được 100kwh điện, khóa trước tôi với các đồng chí phải mời Bộ Công thương đi giải quyết từng dự án một, rất vất vả. Trong khi các địa phương chưa gỡ được, thì Luật Thủ đô có cho phép gỡ cái này.Ví dụ như có điều kiện đấu nối điện rồi, mà quy mô công suất không đáng kể thì giao thẩm quyền cho thành phố Hà Nội”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.
Theo Chủ tịch Quốc hội, sửa Luật Thủ đô là cơ hội để rà soát lại việc phân cấp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường.