Tình yêu và sự thật chiến thắng hận thù: 10 năm bi kịch ở Donbass
Tình yêu và sự thật chiến thắng hận thù: 10 năm bi kịch ở Donbass
Sputnik Việt Nam
Tại Nga, vào ngày 14 tháng 3, diễn ra buổi công chiếu bộ phim truyện đầu tiên về những sự kiện bi thảm diễn ra tại Donbass năm 2014-2015, sau cuộc đảo chính ở... 17.03.2024, Sputnik Việt Nam
Những nhà làm phim coi bộ phim «Mật hiệu “Hành khách”» là “sự tiếp nối của chiến trường”. Đây là một lý do khác để nhớ lại tình cảnh các sự kiện của mùa đông khủng khiếp đó diễn ra như thế nào và số phận của những người bình thường trở thành con bài mặc cả trong một một dự án chống Nga quy mô lớn.10 năm trướcNgày 21 tháng 11 năm 2013, chính phủ Ukraina đình chỉ quá trình chuẩn bị ký kết thỏa thuận liên kết với Liên minh Châu Âu. Cùng buổi tối hôm đó, cuộc biểu tình lớn của phe đối lập, ủng hộ hội nhập châu Âu diễn ra trên Quảng trường Độc lập ở Kiev. Kể từ ngày đó, các cuộc biểu tình tổ chức ở trung tâm Kiev, được gọi là “Euromaidan”.Những người biểu tình dựng lều trên Quảng trường Độc lập (Maidan Nezalezhnosti) và các đường phố lân cận. Các cuộc xuống đường, kèm theo việc chiếm giữ các tòa nhà chính phủ và tuyên bố theo chủ nghĩa dân tộc chống Nga, tiếp tục cho đến giữa tháng Một. Đến ngày 18 tháng 2 năm 2014, các cuộc đụng độ vũ trang bắt đầu giữa lực lượng thực thi pháp luật và những người biểu tình gần tòa nhà Verkhovna Rada (Quốc hội). Ngày 22 tháng 2 năm 2014, Verkhovna Rada thông qua nghị quyết về việc nguyên thủ quốc gia tự loại bỏ quyền thực thi các quyền lực theo hiến pháp và dự kiến bầu cử tổng thống sớm vào ngày 25 tháng 5 năm 2014. Ngày 27 tháng 2 năm 2014, các đại biểu Verkhovna Rada bổ nhiệm Arseniy Yatsenyuk làm Thủ tướng và lập ra chính phủ mới. Một cuộc đảo chính thực sự diễn ra ở Ukraina.Ngay vào ngày 6 tháng 4 năm 2014, cư dân ở phía đông nam Ukraina, những người không đồng tình với chính sách phân biệt đối xử của những người theo chủ nghĩa dân tộc lên nắm quyền, chiếm giữ một số tòa nhà hành chính ở các vùng Donetsk, Lugansk và Kharkov. Đặc biệt là các tòa nhà của cơ cấu Quản lý Nhà nước khu vực Donetsk và trụ sở cơ quan an ninh Ukraina ở Lugansk bị phong tỏa. Các cuộc biểu tình rầm rộ của những người phản đối Euromaidan ở các khu vực phía đông Ukraina (Dnepropetrovsk, Donetsk, Lugansk, Kharkov) bắt đầu từ tháng 3 cùng năm. Những người tham gia yêu cầu một giải pháp cho vấn đề vị thế của tiếng Nga và cải cách hiến pháp với sự phân quyền cho các khu vực. Ngay ngày hôm sau, quyền Tổng thống Ukraina Alexander Turchynov, tuyên bố thành lập trụ sở giải quyết khủng hoảng và nói “các biện pháp chống khủng bố sẽ được thực hiện” ở miền đông Ukraina. Để đáp lại điều này, Hội đồng Nhân dân nước Cộng hòa được thành lập ở Donetsk, và tuyên bố chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Ngay trong ngày 15 tháng 4, các máy bay chiến đấu Ukraina bay lên và bắn những phát súng đầu tiên.Donbass chìm trong chiến tranhĐể cho thấy rõ người dân Donbass cảm thấy thế nào khi bị chế độ dân tộc chủ nghĩa Kiev phân biệt đối xử, phóng viên Sputnik nói chuyện với Anna, người sinh ra ở Donetsk. Khi các sự kiện trên Maidan bắt đầu vào tháng 11 năm 2013, cô vẫn còn là một nữ sinh. Theo cô, khi đó không ai hiểu được toàn bộ sự việc sẽ kết thúc như thế nào. Họ nghĩ có thể thoát khỏi “sự nhượng bộ đối với phe đối lập”, và Ukraina sẽ trở lại con đường ít nhiều ổn định. Tuy nhiên, sự kiện xảy ra vào tháng 2 năm 2014 thực sự khiến mọi người phải kinh ngạc.Anna nhớ lại ngày chính phủ mới của Ukraina đưa ra chế độ hoạt động chống khủng bố (ATO), và trên thực tế bắt đầu chiến dịch trừng phạt chống lại người dân Donbass.Sau một thời gian, rõ ràng là đang thực sự diễn ra một cuộc chiến. Sân bay cách nhà vài cây số và người ta bắt đầu nghe thấy tiếng súng giao tranh.Đồng thời, cô không muốn rời xa quê hương. Tưởng chừng như không thể rời khỏi ngôi nhà, dù có chìm trong biển lửa.Ngôi nhà trong ngọn lửaTrong phim «Mật hiệu “Hành khách”», một trong những nhân vật, chỉ huy đội dân quân, nói ra một cụm từ quan trọng trong cuộc đối thoại với người bạn thời thơ ấu của mình, người tình cờ đứng về phía những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina, mà theo Anna, phần lớn quyết định toàn bộ xung đột:Anna nhớ lại quê hương của cô thay đổi như thế nào sau khi chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền. Khi đó, cô và gia đình vẫn thường xuyên tới Mariupol, nơi ông bà cô sinh sống. Vào thời điểm đó, quân đội Ukraina và các chiến binh theo chủ nghĩa phát xít mới của «Pravyi Sector» (bị cấm ở Liên bang Nga) cuối cùng quyết định chiếm đóng thành phố. Trong những năm đó, quân nhân chuyên nghiệp và những người theo chủ nghĩa dân tộc không được coi là một cơ cấu duy nhất.Donetsk và Mariupol được ngăn cách bằng các trạm kiểm soát, tại đó có hàng dài người xếp hàng vì lính Ukraina kiểm tra cẩn thận mọi người. Những lời buộc tộichính với mọi người được cho là "có mối liên hệ với phe ly khai", "ủng hộ những kẻ khủng bố" và cũng là "tình yêu dành cho nước Nga".Theo cô, trong những năm đó, đa số mọi người đều nghĩ tất cả những điều này sẽ sớm kết thúc. Nhưng sự thù hận ngày càng gia tăng ở phía Ukraina và sự không thấu hiểu nổi ở phía các khu vực phía đông.Anna bắt đầu năm học tốt nghiệp tại một ngôi trường gần Slavyansk (vùng Donetsk), nơi được chuyển thành trường học dành cho người tị nạn. Tại các vùng lãnh thổ do chính quyền Ukraina kiểm soát, chủ nghĩa dân tộc lan truyền với tốc độ chóng mặt: mọi thứ có thể làm được đều được sơn màu xanh lam và vàng, lời kêu gọi “tất cả những kẻ ly khai đầu hàng” được đưa ra. Giáo dục trong trường học cũng thay đổi - tiếng Nga bắt đầu biến mất khỏi chương trình giảng dạy.Chị gái của Anna chuyển đến Kiev để làm việc vào lúc đó và bố mẹ cô nghĩ đến việc gửi cô đến chỗ chị.Cùng lúc đó, bố mẹ tôi nghĩ đến việc chuyển đến Nga. Do cuộc giao tranh giữa dân quân Donetsk và quân đội Ukraina nên việc vượt biên không hề dễ dàng. Nhưng cuối cùng, cô gái chuyển đến Moskva và vào một trường đại học.Cuộc sống mớiLúc đầu, thật khó để làm quen với cuộc sống yên bình ở Moskva - bất kỳ âm thanh lớn nào cũng gây hoảng sợ, rất khó để chuyển từ chế độ “sinh tồn” sang chế độ bình thường “hàng ngày”.Trong những ngày nghỉ, Anna vẫn liên tục đi về nhà ở Donetsk và từ đó đến Mariupol. Tôi rất lo lắng cho người thân của mình vẫn còn ở hai bên biên giới. Một số người đơn giản là không muốn rời khỏi nhà của mình; ai đó tham gia các cơ cấu bán quân sự DNR vì lý do ý thức hệ. Cha của Anna liên tục bị «giằng xé» giữa Moskva và DNR vì công việc, còn mẹ cô cũng không thể rời xa bố mẹ.Sau khi leo thang vào năm 2015, đến một lúc nào đó mọi thứ lắng xuống trong một thời gian và xung đột tạm ngưng. Cái gọi là “thỏa thuận Minsk” do đại diện Ukraina, Nga và OSCE ký kết có hiệu lực. Tuy nhiên, cuối cùng, chính quyền Kiev thậm chí còn không nghĩ đến việc thực hiện hiệp định mà liên tục pháo kích vào lãnh thổ DNR và LNR, khiến hàng nghìn dân thường ở Donbass thương vong. Vào thời điểm cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraina bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, các thỏa thuận Minsk đã hoàn toàn mất đi hiệu lực.Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, người tham gia ký kết, thừa nhận các thỏa thuận chỉ trì hoãn thời gian, giúp Ukraina chuẩn bị tốt hơn cho các hành động quân sự.Khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu, Anna không ngừng nhớ lại những sự kiện năm 2014. Khi đó, 10 năm trước, mọi người trong gia đình cô đều hy vọng xung đột sẽ chấm dứt, nhưng họ sớm nhận ra chế độ tội phạm ở Kiev không cần hòa bình và chỉ có thể ngăn chặn nó bằng vũ lực. Và lực lượng chính nghĩa này chính là nước Nga, quốc gia hiện đang làm mọi cách có thể để bảo vệ đồng bào mình ở Donbass.“Chúng tôi ủng hộ nước Nga, chúng tôi coi mình là một phần của nước Nga”, Anna nói, giống như hàng triệu cư dân khác của các vùng DNR, LNR, Kherson và Zaporozhye, những người vào năm 2022 bỏ phiếu để trở về quê hương lịch sử của họ.
ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, donbass, quan điểm-ý kiến, tác giả, dnr, nga, sáp nhập dnr, lnr, zaporozhye và kherson vào nga, lnr, mariupol, maidan, phương tây
ukraina, cuộc khủng hoảng ở ukraina, donbass, quan điểm-ý kiến, tác giả, dnr, nga, sáp nhập dnr, lnr, zaporozhye và kherson vào nga, lnr, mariupol, maidan, phương tây
Tình yêu và sự thật chiến thắng hận thù: 10 năm bi kịch ở Donbass
Tại Nga, vào ngày 14 tháng 3, diễn ra buổi công chiếu bộ phim truyện đầu tiên về những sự kiện bi thảm diễn ra tại Donbass năm 2014-2015, sau cuộc đảo chính ở Ukraina do cuộc đối đầu kéo dài ba tháng giữa những người ủng hộ và phản đối chính sách hội nhập châu Âu, có tên là “Euromaidan”.
Những nhà làm phim coi bộ phim «Mật hiệu “Hành khách”» là “sự tiếp nối của chiến trường”. Đây là một lý do khác để nhớ lại tình cảnh các sự kiện của mùa đông khủng khiếp đó diễn ra như thế nào và số phận của những người bình thường trở thành con bài mặc cả trong một một dự án chống Nga quy mô lớn.
10 năm trước
Ngày 21 tháng 11 năm 2013, chính phủ Ukraina đình chỉ quá trình chuẩn bị ký kết thỏa thuận liên kết với Liên minh Châu Âu. Cùng buổi tối hôm đó, cuộc biểu tình lớn của phe đối lập, ủng hộ hội nhập châu Âu diễn ra trên Quảng trường Độc lập ở Kiev. Kể từ ngày đó, các cuộc biểu tình tổ chức ở trung tâm Kiev, được gọi là “Euromaidan”.
Những người biểu tình dựng lều trên Quảng trường Độc lập (Maidan Nezalezhnosti) và các đường phố lân cận. Các cuộc xuống đường, kèm theo việc chiếm giữ các tòa nhà chính phủ và tuyên bố theo chủ nghĩa dân tộc chống Nga, tiếp tục cho đến giữa tháng Một. Đến ngày 18 tháng 2 năm 2014, các cuộc đụng độ vũ trang bắt đầu giữa lực lượng thực thi pháp luật và những người biểu tình gần tòa nhà Verkhovna Rada (Quốc hội). Ngày 22 tháng 2 năm 2014, Verkhovna Rada thông qua nghị quyết về việc nguyên thủ quốc gia tự loại bỏ quyền thực thi các quyền lực theo hiến pháp và dự kiến bầu cử tổng thống sớm vào ngày 25 tháng 5 năm 2014. Ngày 27 tháng 2 năm 2014, các đại biểu Verkhovna Rada bổ nhiệm Arseniy Yatsenyuk làm Thủ tướng và lập ra chính phủ mới. Một cuộc đảo chính thực sự diễn ra ở Ukraina.
Ngay vào ngày 6 tháng 4 năm 2014, cư dân ở phía đông nam Ukraina, những người không đồng tình với chính sách phân biệt đối xử của những người theo chủ nghĩa dân tộc lên nắm quyền, chiếm giữ một số tòa nhà hành chính ở các vùng Donetsk, Lugansk và Kharkov. Đặc biệt là các tòa nhà của cơ cấu Quản lý Nhà nước khu vực Donetsk và trụ sở cơ quan an ninh Ukraina ở Lugansk bị phong tỏa. Các cuộc biểu tình rầm rộ của những người phản đối Euromaidan ở các khu vực phía đông Ukraina (Dnepropetrovsk, Donetsk, Lugansk, Kharkov) bắt đầu từ tháng 3 cùng năm. Những người tham gia yêu cầu một giải pháp cho vấn đề vị thế của tiếng Nga và cải cách hiến pháp với sự phân quyền cho các khu vực. Ngay ngày hôm sau, quyền Tổng thống Ukraina Alexander Turchynov, tuyên bố thành lập trụ sở giải quyết khủng hoảng và nói “các biện pháp chống khủng bố sẽ được thực hiện” ở miền đông Ukraina. Để đáp lại điều này, Hội đồng Nhân dân nước Cộng hòa được thành lập ở Donetsk, và tuyên bố chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Ngay trong ngày 15 tháng 4, các máy bay chiến đấu Ukraina bay lên và bắn những phát súng đầu tiên.
Donbass chìm trong chiến tranh
Để cho thấy rõ người dân Donbass cảm thấy thế nào khi bị chế độ dân tộc chủ nghĩa Kiev phân biệt đối xử, phóng viên Sputnik nói chuyện với Anna, người sinh ra ở Donetsk. Khi các sự kiện trên Maidan bắt đầu vào tháng 11 năm 2013, cô vẫn còn là một nữ sinh. Theo cô, khi đó không ai hiểu được toàn bộ sự việc sẽ kết thúc như thế nào. Họ nghĩ có thể thoát khỏi “sự nhượng bộ đối với phe đối lập”, và Ukraina sẽ trở lại con đường ít nhiều ổn định. Tuy nhiên, sự kiện xảy ra vào tháng 2 năm 2014 thực sự khiến mọi người phải kinh ngạc.
“Cha tôi là một trong những người cùng với các sĩ quan thực thi pháp luật khác của Donetsk bay khẩn cấp đến Kiev để sơ tán các quân nhân Berkut (đơn vị cảnh sát đối đầu với những kẻ cực đoan trên Maidan), bị thương trong cuộc đụng độ ở Maidan. Vào tháng Tư, các cuộc biểu tình bắt đầu diễn ra ở Donbass. Vào thời điểm đó, ngay cả đối với tôi, một cô gái 16 tuổi, tôi cũng thấy rõ chúng tôi khác nhau. Và khi Crưm được chấp nhận vào Nga, chúng tôi chân thành hy vọng khu vực chúng tôi sẽ sớm bước tiếp theo”.
Anna nhớ lại ngày chính phủ mới của Ukraina đưa ra chế độ hoạt động chống khủng bố (ATO), và trên thực tế bắt đầu chiến dịch trừng phạt chống lại người dân Donbass.
“Tôi đang đi bộ từ trường về nhà thì các máy bay chiến đấu quân đội Ukraina bay về phía sân bay, rải bẫy nhiệt. Tôi hoảng loạn gọi điện cho bố mẹ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra”, Anna nói.
Sau một thời gian, rõ ràng là đang thực sự diễn ra một cuộc chiến. Sân bay cách nhà vài cây số và người ta bắt đầu nghe thấy tiếng súng giao tranh.
“Tôi nghỉ học, nhiều bạn cùng lớp tham gia dân quân. Xe tăng bắt đầu chạy qua đường phố. Ánh sáng từ các vụ nổ trở thành khung cảnh ban đêm quen thuộc nhìn từ cửa sổ”, Anna nói.
Đồng thời, cô không muốn rời xa quê hương. Tưởng chừng như không thể rời khỏi ngôi nhà, dù có chìm trong biển lửa.
“Đúng, thật đáng sợ, nhưng tôi không biết ngôi nhà nào khác. Đương nhiên, quyết định cuối cùng về việc gửi tôi đến Moskva là của bố mẹ. Có rất nhiều việc khiến họ phải ở lại nhà vì nhiều lý do. Nói về cảm xúc của mình, tôi có thể nói việc từ bỏ mọi thứ và mọi người là không đúng lắm”.
Ngôi nhà trong ngọn lửa
Trong phim «Mật hiệu “Hành khách”», một trong những nhân vật, chỉ huy đội dân quân, nói ra một cụm từ quan trọng trong cuộc đối thoại với người bạn thời thơ ấu của mình, người tình cờ đứng về phía những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina, mà theo Anna, phần lớn quyết định toàn bộ xung đột:
“Có sự khác biệt lớn. Các bạn đang trong hận thù. Còn chúng tôi yêu quý nhau. Và trong cơn tức giận”, người hùng của bộ phim nói.
Anna nhớ lại quê hương của cô thay đổi như thế nào sau khi chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền. Khi đó, cô và gia đình vẫn thường xuyên tới Mariupol, nơi ông bà cô sinh sống. Vào thời điểm đó, quân đội Ukraina và các chiến binh theo chủ nghĩa phát xít mới của «Pravyi Sector» (bị cấm ở Liên bang Nga) cuối cùng quyết định chiếm đóng thành phố. Trong những năm đó, quân nhân chuyên nghiệp và những người theo chủ nghĩa dân tộc không được coi là một cơ cấu duy nhất.
Donetsk và Mariupol được ngăn cách bằng các trạm kiểm soát, tại đó có hàng dài người xếp hàng vì lính Ukraina kiểm tra cẩn thận mọi người. Những lời buộc tộichính với mọi người được cho là "có mối liên hệ với phe ly khai", "ủng hộ những kẻ khủng bố" và cũng là "tình yêu dành cho nước Nga".
“Khoảnh khắc khủng khiếp khác là việc rải mìn tạiđồng ruộng trên diện rộng. Những chiếc ô tô vừa tấp vào lề đường nổ tung trước mắt chúng tôi”, Anna nhớ lại.
Theo cô, trong những năm đó, đa số mọi người đều nghĩ tất cả những điều này sẽ sớm kết thúc. Nhưng sự thù hận ngày càng gia tăng ở phía Ukraina và sự không thấu hiểu nổi ở phía các khu vực phía đông.
“Tuy nhiên, các sự kiện tháng 5 ở Odessa (ghi chú - khi những người theo chủ nghĩa dân tộc thiêu sống khoảng 50 người không đồng tình với chính phủ mới trong tòa nhàCông đoàn) cho thấy đã không thể quay đầu lại. Sau đó, cuộc giao tranh diễn ra khốc liệt trong một thời gian - chúng tôi chỉ ngủ ở tầng một trong nhà, và thường phải xuống tầng hầm”, Anna nói.
Không lâu trước thảm kịch, thành viên các nhóm dân tộc cực đoan ủng hộ Maidan đến Odessa và tổ chức tuần hành “Vì sự thống nhất của Ukraina”, kết thúc bằng cuộc đụng độ với các nhà hoạt động chống Maidan. Họ cố gắng tự vệ bằng cách chạy vào tòa nhà Công đoàn. Những kẻ cực đoan chặn lối ra và đốt cháy tòa nhà.
Anna bắt đầu năm học tốt nghiệp tại một ngôi trường gần Slavyansk (vùng Donetsk), nơi được chuyển thành trường học dành cho người tị nạn. Tại các vùng lãnh thổ do chính quyền Ukraina kiểm soát, chủ nghĩa dân tộc lan truyền với tốc độ chóng mặt: mọi thứ có thể làm được đều được sơn màu xanh lam và vàng, lời kêu gọi “tất cả những kẻ ly khai đầu hàng” được đưa ra. Giáo dục trong trường học cũng thay đổi - tiếng Nga bắt đầu biến mất khỏi chương trình giảng dạy.
“Tôi học ở một trường gần Mariupol vào nửa cuối năm lớp 11. Vào thời điểm đó, căn cứ của tiểu đoàn chiến binh dân tộc chủ nghĩa “Azov” (bị cấm ở Liên bang Nga) xuất hiện trong làng, và người đứng đầu chính quyền địa phương hay cho họ ăn trưa ở trường chúng tôi. Đôi khi họ còn tiến hành “kiểm tra” xung quanh làng. Sau đó, một phần gia đình tôi rời đến Crưm và đến lúc chúng tôi phải quyết định điều gì đó, đặc biệt là khi tôi phải vào đại học”, Anna nhớ lại.
Chị gái của Anna chuyển đến Kiev để làm việc vào lúc đó và bố mẹ cô nghĩ đến việc gửi cô đến chỗ chị.
“Tuy nhiên, khi tôi và mẹ đến tìm hiểu các điều kiện để được nhận vào một trong những trường đại học ở Kiev, chúng tôi được thông báo tốt hơn là nên chọn “các trường khác”, bởi vì người dân Donetsk và Lugansk ở đây bị đối xử rất tệ”, cô nhớ lại.
Cùng lúc đó, bố mẹ tôi nghĩ đến việc chuyển đến Nga. Do cuộc giao tranh giữa dân quân Donetsk và quân đội Ukraina nên việc vượt biên không hề dễ dàng. Nhưng cuối cùng, cô gái chuyển đến Moskva và vào một trường đại học.
“Thật khó để quên con đường đến Nga đi qua các thành phố và làng mạc bị phá hủy", Anna nhớ lại.
Những bức ảnh lưu trữ của Anna. Chiếc xe bị kẹt cứng, phía trước là một chiếc xe bọc thép
Cuộc sống mới
Lúc đầu, thật khó để làm quen với cuộc sống yên bình ở Moskva - bất kỳ âm thanh lớn nào cũng gây hoảng sợ, rất khó để chuyển từ chế độ “sinh tồn” sang chế độ bình thường “hàng ngày”.
“Tôi vô cùng biết ơn cha mẹ vì bất chấp mọi chuyện, họ tạo điều kiện an toàn để tôi có thể xây dựng một cuộc sống mới”, cô nói.
Trong những ngày nghỉ, Anna vẫn liên tục đi về nhà ở Donetsk và từ đó đến Mariupol. Tôi rất lo lắng cho người thân của mình vẫn còn ở hai bên biên giới. Một số người đơn giản là không muốn rời khỏi nhà của mình; ai đó tham gia các cơ cấu bán quân sự DNR vì lý do ý thức hệ. Cha của Anna liên tục bị «giằng xé» giữa Moskva và DNR vì công việc, còn mẹ cô cũng không thể rời xa bố mẹ.
Sau khi leo thang vào năm 2015, đến một lúc nào đó mọi thứ lắng xuống trong một thời gian và xung đột tạm ngưng. Cái gọi là “thỏa thuận Minsk” do đại diện Ukraina, Nga và OSCE ký kết có hiệu lực. Tuy nhiên, cuối cùng, chính quyền Kiev thậm chí còn không nghĩ đến việc thực hiện hiệp định mà liên tục pháo kích vào lãnh thổ DNR và LNR, khiến hàng nghìn dân thường ở Donbass thương vong. Vào thời điểm cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraina bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, các thỏa thuận Minsk đã hoàn toàn mất đi hiệu lực.
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, người tham gia ký kết, thừa nhận các thỏa thuận chỉ trì hoãn thời gian, giúp Ukraina chuẩn bị tốt hơn cho các hành động quân sự.
“Đồng thời, những chuyến đi đến “phía Ukraina” ngày càng trở nên nhục nhã hơn, tại các trạm kiểm soát, tôi liên tục bị truy tìm “dấu hiệu ly khai”. Và đây là cách chúng tôi sống cho đến năm 2022”, Anna nói.
Khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu, Anna không ngừng nhớ lại những sự kiện năm 2014. Khi đó, 10 năm trước, mọi người trong gia đình cô đều hy vọng xung đột sẽ chấm dứt, nhưng họ sớm nhận ra chế độ tội phạm ở Kiev không cần hòa bình và chỉ có thể ngăn chặn nó bằng vũ lực. Và lực lượng chính nghĩa này chính là nước Nga, quốc gia hiện đang làm mọi cách có thể để bảo vệ đồng bào mình ở Donbass.
“Chúng tôi ủng hộ nước Nga, chúng tôi coi mình là một phần của nước Nga”, Anna nói, giống như hàng triệu cư dân khác của các vùng DNR, LNR, Kherson và Zaporozhye, những người vào năm 2022 bỏ phiếu để trở về quê hương lịch sử của họ.
Truy cập vào chat đã bị chặn do vi phạm quy tắc.
Bạn có thể tham gia lại sau:∞.
Nếu bạn không đồng ý với việc chặn, hãy sử dụng định dạng liên lạc phản hồi
Kết thúc thảo luận. Có thể tham gia nêu ý kiến trong vòng 24 giờ sau khi bài được xuất bản.