https://kevesko.vn/20240402/bi-mat-6-tan-vang-tu-campuchia-ve-viet-nam-di-cua-vip-san-bay-tiep-vien-xach-ra-ha-noi-29068705.html
Bí mật 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam: Đi cửa vip sân bay, tiếp viên xách ra Hà Nội
Bí mật 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam: Đi cửa vip sân bay, tiếp viên xách ra Hà Nội
Sputnik Việt Nam
Ngăn bí mật của chiếc xe ba gác chở nước đá từ Campuchia về Việt Nam là nơi Nguyễn Thị Minh Phụng, Nguyễn Thị Kim Phượng cùng đồng phạm đã giấu tổng cộng hơn 6... 02.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-02T15:57+0700
2024-04-02T15:57+0700
2024-04-02T15:57+0700
việt nam
campuchia
vàng
pháp luật
https://cdn.img.kevesko.vn/img/488/55/4885576_0:0:3077:1731_1920x0_80_0_0_72c8f9a253fafa3b408b41f5a2356fe0.jpg
Đáng chú ý, vụ buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia này còn được xác định có liên quan đến một số tiếp viên Vietnam Airlines, lực lượng an ninh hàng không và sự thiếu trách nhiệm của biên phòng cửa khẩu Chàng Riệc.6 tấn vàng giấu trong khoang bí mật xe ba gác từ Campuchia về Việt NamNgày 1 tháng 4, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Minh Phụng (sinh năm 1981, quê Bình Định), Nguyễn Thị Kim Phượng (sinh năm 1985, quê Tây Ninh) cùng 22 bị can liên quan đường dây buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam với hơn 6,1 tấn vàng.Theo báo An ninh Thủ đô dẫn cáo trạng cho biết, vụ án buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia vào Việt Nam này đã có hàng trăm kilogam vàng được chuyển ra Hà Nội bằng đường hàng không. Toàn bộ số vàng được chị em Phụng gửi qua cửa Vip tại các sân bay, một phần được tiếp viên Vietnam Airlines mang qua cửa an ninh.Cáo trạng nêu rõ, dù các bị can không được phép nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu do Nhà nước độc quyền xuất nhập khẩu, xong do nhận thấy giá vàng ở Việt Nam cao hơn nhiều bên Campuchia nên từ đầu năm 2022, nhóm của Phụng đã lập ra hai đường dây buôn lậu tổng cộng 6.150kg vàng 9999 mua về từ Campuchia.Vàng được thu mua từ Phnom Penh chở đến cửa khẩu Chàng Riệc, Tây Ninh rồi được xếp vào ngăn bí mật của chiếc xe ba gác chất đá lạnh phía trên ngụy trang.Tình tiết cụ thể trong vụ án được cáo trạng cho biết, cả Phụng và Phượng đã lập ra hai đường dây độc lập lén đưa vàng từ bên kia biên giới Tây Nam về bán kiếm lời.Phụng và Phượng đã liên kết với Nguyễn Thị Ngọc Giàu (44 tuổi, chị của Phượng), sống gần cửa khẩu Chàng Riệc, Tây Ninh, cùng nhiều người khác lên kế hoạch vận chuyển.Giàu là cư dân biên giới, có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới đất liền, được phép qua lại cửa khẩu khi có nhu cầu sinh hoạt mà không bị kiểm soát hải quan.Giàu lại rủ thêm cả con trai là Trần Thanh Thắng, 22 tuổi, chủ xưởng sản xuất nước đá, buôn bán với một số người bên Campuchia, móc nối với nhóm người nước bạn để mua vàng thỏi từ Phnom Penh đưa về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc.Vào mỗi chiều, Phụng sẽ báo số lượng vàng cần lấy để Giàu đặt hàng nhóm bên Campuchia rồi chuẩn bị. Hôm sau, những người Campuchia bên kia biên giới sẽ giấu vàng vào khoang bí mật trên xe ba gác chở nước đá (do người Campuchia điều khiển), đi đến khu vực barie số 1 cửa khẩu Chàng Riệc rồi thông báo cho Thắng ra lấy xe hàng về.Vàng từ Campuchia sẽ được đưa lên nhiều ô tô chở đi giao cho đàn em của Phụng tại ấp Tân Phú, xã Tân Hưng, Tân Châu, Tây Ninh.USD thanh toán sẽ được Giàu tiếp tục giấu vào khoang bí mật của xe ba gác, phủ bạt và các bao tải đá lên, để Thắng chạy đến barie số 1 giao cho nhóm người Campuchia.Theo thỏa thuận giao dịch, mỗi thỏi vàng (khoảng 1kg) đưa từ bên kia biên giới về Tây Ninh, Giàu được trả công 170 USD. Khi chuyển tiền của Phụng qua thanh toán, Giàu cũng được hưởng 2.500 đồng/100 USD. Phượng cũng nhập lậu nhiều chuyến vàng từ Campuchia về bằng hình thức tương tự.Có sự tiếp tay của tiếp viên, an ninh hàng khôngToàn bộ số vàng lậu sau khi đưa từ Tây Ninh về TPHCM sẽ được Phụng đem đến các căn nhà trên đường Hồng Bàng (quận 5), cư xá Lữ Gia (quận 11), Xóm Đất (quận 8), Chung cư Khang Phú (Tân Phú) cất giấu rồi bán lại cho các tiệm vàng.Phụng dung nhiều điện thoại, sử dụng các ứng dụng liên lạc khác nhau từ Facebook, Zalo, Viber, Telegram để chỉ đạo nhân viên trong đường dây tiếp nhận, quản lý, giao vàng lậu cho khách hàng và ghi chép sổ sách.Cuối ngày, đàn em của Phụng phải báo cáo tình hình mua bán chung để Phụng cân đối rồi đặt hàng bên Campuchia.Cáo trạng cũng nêu rõ, khách hàng lớn nhất của Phụng là chủ tiệm vàng Đặng Thị Thanh Hằng (đang bị truy nã), Huỳnh Minh Khánh (tiệm vàng Khánh Kim Loan, quận 6), Nguyễn Thị Minh (tiệm vàng Kim Hiền Bình Minh) và một số cửa hàng mua lẻ khác.Riêng Đặng Thị Thanh Hằng đã lấy khoảng 300kg vàng, trị giá gần 400 tỷ cho các tiệm vàng ở TPHCM hoặc giao cho em ruột là Đặng Nam Trung, 53 tuổi, hoặc gửi tiếp viên Vietnam Airlines đưa đi Hà Nội tiêu thụ.Viện Kiểm sát xác định, Đặng Thị Hằng có cửa hàng vàng ở cả Hà Nội và TPHCM. Hằng đã mua của Phụng 294 kg vàng với tổng giá trị gần 400 tỷ đồng và bán lại 50kg có giá trị hơn 72 tỷ đồng, còn lại để em ruột là bị can Đặng Nam Trung, cùng Trịnh Việt Châu (con rể cũ) mang ra Hà Nội.Nguyễn Duy Đức - nhân viên tiệm vàng - được Hằng chỉ đạo chỉ nhận vàng đã xóa chữ. Về cách thức vận chuyển lên máy bay, cáo trạng nên, Đặng Nam trung là người thường xuyên đi lại giữa Hà Nội và TP.HCM giao tiền, nhận vàng theo phân công của Hằng. Trường hợp Trung bận việc, sẽ giao Trịnh Việt Châu thực hiện...Có hàng trăm kg vàng được chuyển ra Hà Nội qua đường hàng không, giao qua cửa vip tại các sân bay, tiếp viên Vietnam Airlines xách qua cửa an ninh…Theo đó, khi làm thủ tục lên máy bay, Trung đi qua cửa VIP kiểm soát an ninh sân bay Tân Sơn Nhất và có quen biết với nhiều nhân viên an ninh tại đây. Khi mang vàng ra Hà Nội, Trung đều nhờ làm thủ tục lên máy bay trước.Trường hợp Trung không trực tiếp mang vàng ra mà giao cho Châu hoặc gửi tiếp viên, Trung cũng đều nhờ trước nhân viên an ninh trực để các cá nhân này mang vàng qua cửa an ninh.Cáo trạng nêu, từ 3-8-2022 đến khi bị phát hiện ngày 28-9-2022, đường dây của Phụng và Phượng đã buôn lậu trót lọt 4.830 kg vàng thỏi với tổng trị giá hơn 6.644 tỷ đồng. Qua đây, 17 bị can trong đường dây hưởng lợi bất chính hơn 17,6 tỷ đồng.Ở một nhánh khác, Nguyễn Thị Kim Phượng (em ruột bị can Ngọc Giàu) cầm đầu việc buôn vàng lậu. Phượng sống ở biên giới, quen người bán vàng bên Campuchia nên đặt mua với giá 54.000 USD/ 1 kg vàng 9999, rồi tuồn về bán với giá cao hơn 300USD/ 1 kg.Từ ngày 16-7-2022 đến 28-9-2022, đường dây của Phượng buôn lậu trót lọt 1.320 kg vàng, tương ứng với hơn 1.817 tỷ đồng. Tính chung giai đoạn này, hơn 6 tấn vàng được các đối tượng đưa vào Việt Nam. Tổng cộng Phụng lại gần 2,5 tỷ đồng, Phượng lại 132.000 USD (khoảng 3 tỷ đồng), Giàu được gần 14 tỷ đồng.Trách nhiệm của lực lượng biên phòngTrong vụ án này, theo báo Vnexpress, Bộ Công an xác định, ngoài giờ hành chính từ 17h-7h hôm sau, lực lượng biên phòng chịu trách nhiệm gác trực bảo đảm an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm ma túy, buôn lậu, gian thường. Ngoài khung giờ này, người, phương tiện hàng hóa không được qua lại cửa khẩu trừ các trường hợp đặc biệt bất khả kháng.Thế nhưng, từ ngày 3/8-28/9/2022, trong khoảng thời gian từ 4h30 đến 5h và 17h đến 18h, Thắng thường xuyên giao nhận xe có thùng hàng chở đá lạnh (vận chuyển vàng, USD lậu) với người Campuchia tại khu vực barie số 1 cửa khẩu Chàng Riệc.Do đó, cơ quan điều tra cho rằng 9 cán bộ biên phòng ở cửa khẩu Chàng Riệc có dấu hiệu tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra của Bộ Quốc Phòng làm rõ.Cùng với đó, hành vi buôn lậu vàng qua biên giới này không bị Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Xa Mát phát hiện, tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng, không đủ căn cứ truy cứu hình sự các cán bộ hải quan liên quan.Cơ quan tố tụng cũng xác định nhóm đối tượng cấu kết cùng tiếp viên hàng không mang vàng nguyên khối từ sân bay ra Hà Nội. Cán bộ an ninh sân bay Tân Sơn Nhất từng phát hiện vật phẩm kim loại hình khối nhưng không báo cáo, xử lý.Cơ quan truy tố cho rằng, đây không phải vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang lên máy bay nên không có căn cứ xử lý các cá nhân liên quan.Trong vụ án, Đặng Thị Thanh Hằng là mắt xích quan trọng của đường dây nhưng đã xuất cảnh từ 26/9/2022 và bị truy nã nên Bộ Công an đã tạmđình chỉ điều tra, tách vụ án hình sự và sẽ tiếp tục xử lý khi bắt được.
https://kevesko.vn/20220929/cong-an-viet-nam-da-biet-ai-chu-muu-khi-pha-duong-day-buon-lau-198kg-vang-tu-campuchia-18191808.html
https://kevesko.vn/20230901/co-nguoi-viet-nam-bi-danh-chet-o-campuchia-lo-duong-day-lua-di-dai-loan-lam-viec-25012445.html
https://kevesko.vn/20240312/cong-an-viet-lao-thanh-cong-truy-bat-toi-pham-ma-tuy-dac-biet-nguy-hiem-28652775.html
https://kevesko.vn/20240103/vi-100-trieu-dan-viet-nam-se-chan-chinh-thi-truong-vang-sua-nghi-dinh-24-27425572.html
campuchia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/488/55/4885576_0:0:2729:2047_1920x0_80_0_0_b36fa379c6d13c57828a1e3445032cf7.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, campuchia, vàng, pháp luật
việt nam, campuchia, vàng, pháp luật
Đáng chú ý, vụ buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia này còn được xác định có liên quan đến
một số tiếp viên Vietnam Airlines, lực lượng an ninh hàng không và sự thiếu trách nhiệm của biên phòng cửa khẩu Chàng Riệc.
6 tấn vàng giấu trong khoang bí mật xe ba gác từ Campuchia về Việt Nam
Ngày 1 tháng 4, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Minh Phụng (sinh năm 1981, quê Bình Định), Nguyễn Thị Kim Phượng (sinh năm 1985, quê Tây Ninh) cùng 22 bị can liên quan đường dây buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam với hơn 6,1 tấn vàng.
Theo báo An ninh Thủ đô dẫn cáo trạng cho biết, vụ án buôn lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia vào Việt Nam này đã có hàng trăm kilogam vàng được chuyển ra Hà Nội bằng đường hàng không. Toàn bộ số vàng được chị em Phụng gửi qua cửa Vip tại các sân bay, một phần được tiếp viên Vietnam Airlines mang qua cửa an ninh.
29 Tháng Chín 2022, 20:25
Cáo trạng nêu rõ, dù các bị can không được phép nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu do Nhà nước độc quyền xuất nhập khẩu, xong do nhận thấy giá vàng ở Việt Nam cao hơn nhiều bên Campuchia nên từ đầu năm 2022, nhóm của Phụng đã lập ra hai đường dây buôn lậu tổng cộng 6.150kg vàng 9999 mua về từ Campuchia.
Vàng được thu mua từ Phnom Penh chở đến cửa khẩu Chàng Riệc, Tây Ninh rồi được xếp vào ngăn bí mật của chiếc xe ba gác chất đá lạnh phía trên ngụy trang.
Tình tiết cụ thể trong vụ án được cáo trạng cho biết, cả Phụng và Phượng đã lập ra hai đường dây độc lập lén đưa vàng từ bên kia biên giới Tây Nam về bán kiếm lời.
Phụng và Phượng đã liên kết với Nguyễn Thị Ngọc Giàu (44 tuổi, chị của Phượng), sống gần cửa khẩu Chàng Riệc, Tây Ninh, cùng nhiều người khác lên kế hoạch vận chuyển.
Giàu là cư dân biên giới, có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới đất liền, được phép qua lại cửa khẩu khi có nhu cầu sinh hoạt mà không bị kiểm soát hải quan.
Giàu lại rủ thêm cả con trai là Trần Thanh Thắng, 22 tuổi, chủ xưởng sản xuất nước đá, buôn bán với một số người bên Campuchia, móc nối với nhóm người nước bạn để mua vàng thỏi từ Phnom Penh đưa về Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc.
Vào mỗi chiều, Phụng sẽ báo số lượng vàng cần lấy để Giàu đặt hàng nhóm bên Campuchia rồi chuẩn bị. Hôm sau, những người Campuchia bên kia biên giới sẽ giấu vàng vào khoang bí mật trên xe ba gác chở nước đá (do người Campuchia điều khiển), đi đến khu vực barie số 1 cửa khẩu Chàng Riệc rồi thông báo cho Thắng ra lấy xe hàng về.
Vàng từ Campuchia sẽ được đưa lên nhiều ô tô chở đi giao cho đàn em của Phụng tại ấp Tân Phú, xã Tân Hưng, Tân Châu, Tây Ninh.
USD thanh toán sẽ được Giàu tiếp tục giấu vào khoang bí mật của xe ba gác, phủ bạt và các bao tải đá lên, để Thắng chạy đến barie số 1 giao cho nhóm người Campuchia.
Theo thỏa thuận giao dịch, mỗi thỏi vàng (khoảng 1kg) đưa từ bên kia biên giới về Tây Ninh, Giàu được trả công 170 USD. Khi chuyển tiền của Phụng qua thanh toán, Giàu cũng được hưởng 2.500 đồng/100 USD. Phượng cũng nhập lậu nhiều chuyến vàng từ Campuchia về bằng hình thức tương tự.
Có sự tiếp tay của tiếp viên, an ninh hàng không
Toàn bộ số vàng lậu sau khi đưa từ Tây Ninh về TPHCM sẽ được Phụng đem đến các căn nhà trên đường Hồng Bàng (quận 5), cư xá Lữ Gia (quận 11), Xóm Đất (quận 8), Chung cư Khang Phú (Tân Phú) cất giấu rồi bán lại cho các tiệm vàng.
Phụng dung nhiều điện thoại, sử dụng các ứng dụng liên lạc khác nhau từ Facebook, Zalo, Viber, Telegram để chỉ đạo nhân viên trong đường dây tiếp nhận, quản lý, giao vàng lậu cho khách hàng và ghi chép sổ sách.
Cuối ngày, đàn em của Phụng phải báo cáo tình hình mua bán chung để Phụng cân đối rồi đặt hàng bên Campuchia.
Cáo trạng cũng nêu rõ, khách hàng lớn nhất của Phụng là chủ tiệm vàng Đặng Thị Thanh Hằng (đang bị truy nã), Huỳnh Minh Khánh (tiệm vàng Khánh Kim Loan, quận 6), Nguyễn Thị Minh (tiệm vàng Kim Hiền Bình Minh) và một số cửa hàng mua lẻ khác.
Riêng Đặng Thị Thanh Hằng đã lấy khoảng 300kg vàng, trị giá gần 400 tỷ cho các tiệm vàng ở TPHCM hoặc giao cho em ruột là Đặng Nam Trung, 53 tuổi, hoặc gửi tiếp viên Vietnam Airlines đưa đi Hà Nội tiêu thụ.
Viện Kiểm sát xác định, Đặng Thị Hằng có cửa hàng vàng ở cả Hà Nội và TPHCM. Hằng đã mua của Phụng 294 kg vàng với tổng giá trị gần 400 tỷ đồng và bán lại 50kg có giá trị hơn 72 tỷ đồng, còn lại để em ruột là bị can Đặng Nam Trung, cùng Trịnh Việt Châu (con rể cũ) mang ra Hà Nội.
Nguyễn Duy Đức - nhân viên tiệm vàng - được Hằng chỉ đạo chỉ nhận vàng đã xóa chữ. Về cách thức vận chuyển lên máy bay, cáo trạng nên, Đặng Nam trung là người thường xuyên đi lại giữa Hà Nội và TP.HCM giao tiền, nhận vàng theo phân công của Hằng. Trường hợp Trung bận việc, sẽ giao Trịnh Việt Châu thực hiện...Có hàng trăm kg vàng được chuyển ra Hà Nội qua đường hàng không, giao qua cửa vip tại các sân bay, tiếp viên Vietnam Airlines xách qua cửa an ninh…
Theo đó, khi làm thủ tục lên máy bay, Trung đi qua cửa VIP kiểm soát an ninh sân bay Tân Sơn Nhất và có quen biết với nhiều nhân viên an ninh tại đây. Khi mang vàng ra Hà Nội, Trung đều nhờ làm thủ tục lên máy bay trước.
Trường hợp Trung không trực tiếp mang vàng ra mà giao cho Châu hoặc gửi tiếp viên, Trung cũng đều nhờ trước nhân viên an ninh trực để các cá nhân này mang vàng qua cửa an ninh.
Cáo trạng nêu, từ 3-8-2022 đến khi bị phát hiện ngày 28-9-2022, đường dây của Phụng và Phượng đã buôn lậu trót lọt 4.830 kg vàng thỏi với tổng trị giá hơn 6.644 tỷ đồng. Qua đây, 17 bị can trong đường dây hưởng lợi bất chính hơn 17,6 tỷ đồng.
Ở một nhánh khác, Nguyễn Thị Kim Phượng (em ruột bị can Ngọc Giàu) cầm đầu việc buôn vàng lậu. Phượng sống ở biên giới, quen người bán vàng bên Campuchia nên đặt mua với giá 54.000 USD/ 1 kg vàng 9999, rồi tuồn về bán với giá cao hơn 300USD/ 1 kg.
Từ ngày 16-7-2022 đến 28-9-2022, đường dây của Phượng buôn lậu trót lọt 1.320 kg vàng, tương ứng với hơn 1.817 tỷ đồng. Tính chung giai đoạn này, hơn 6 tấn vàng được các đối tượng đưa vào Việt Nam. Tổng cộng Phụng lại gần 2,5 tỷ đồng, Phượng lại 132.000 USD (khoảng 3 tỷ đồng), Giàu được gần 14 tỷ đồng.
Trách nhiệm của lực lượng biên phòng
Trong vụ án này, theo báo Vnexpress, Bộ Công an xác định, ngoài giờ hành chính từ 17h-7h hôm sau, lực lượng biên phòng chịu trách nhiệm gác trực bảo đảm an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm ma túy, buôn lậu, gian thường. Ngoài khung giờ này, người, phương tiện hàng hóa không được qua lại cửa khẩu trừ các trường hợp đặc biệt bất khả kháng.
Thế nhưng, từ ngày 3/8-28/9/2022, trong khoảng thời gian từ 4h30 đến 5h và 17h đến 18h, Thắng thường xuyên giao nhận xe có thùng hàng chở đá lạnh (vận chuyển vàng, USD lậu) với người Campuchia tại khu vực barie số 1 cửa khẩu Chàng Riệc.
Do đó, cơ quan điều tra cho rằng 9 cán bộ biên phòng ở cửa khẩu Chàng Riệc có dấu hiệu tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra của Bộ Quốc Phòng làm rõ.
Cùng với đó, hành vi buôn lậu vàng qua biên giới này không bị Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Xa Mát phát hiện, tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng, không đủ căn cứ truy cứu hình sự các cán bộ hải quan liên quan.
Cơ quan tố tụng cũng xác định nhóm đối tượng cấu kết cùng tiếp viên hàng không mang vàng nguyên khối từ sân bay ra Hà Nội. Cán bộ an ninh sân bay Tân Sơn Nhất từng phát hiện vật phẩm kim loại hình khối nhưng không báo cáo, xử lý.
Cơ quan truy tố cho rằng, đây không phải vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang lên máy bay nên không có căn cứ xử lý các cá nhân liên quan.
Trong vụ án, Đặng Thị Thanh Hằng là mắt xích quan trọng của đường dây nhưng đã xuất cảnh từ 26/9/2022 và bị truy nã nên Bộ Công an đã tạmđình chỉ điều tra, tách vụ án hình sự và sẽ tiếp tục xử lý khi bắt được.