Quyết định khó khăn nhất đời binh nghiệp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

© AP Photo / Dennis Grayđại tướng Võ Nguyên Giáp
đại tướng Võ Nguyên Giáp - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Đăng ký
Cuộc tọa đàm về nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học thực tiễn trong huấn luyện chiến đấu hiện nay được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 12 phối hợp với Báo quân đội nhân dân tổ chức sáng nay (4/4) tại Ninh Bình.
Các tướng lĩnh, lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng cùng nhiều nhà khoa học trong và ngoài Quân đội, nhân chứng lịch sử từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đã thảo luận về “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – thay đổi chiến thuật từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc.

Pháp không ngờ quân Việt Minh tiến công vào Điện Biên Phủ

Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân khẳng định, thắng lợi của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định, đập tan dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân hiếu chiến.
Chiến thắng này đã buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Genevo (tháng 7-1954), chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ra trang sử mới cho cách mạng Việt Nam. Đây cũng là một sự kiện quan trọng, báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
© Ảnh : TTXVN - Trịnh Xuân TưTiết mục hát về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Quảng Ninh.
Tiết mục hát về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Quảng Ninh.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Tiết mục hát về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh Quảng Ninh.

“Thắng lợi đó được bắt nguồn từ truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; ý chí quyết chiến, quyết thắng và biết đánh, biết thắng, khó khăn nào cũng vượt qua của QĐND Việt Nam anh hùng; từ tài thao lược của các tướng lĩnh trong thời đại Hồ Chí Minh, đứng đầu là Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp...”, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân - Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ nhấn mạnh.

Thượng tướng, PGS-TS Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, trong bài tham luận của mình bày tỏ, với quân Pháp, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với quân đông, hỏa lực mạnh, hệ thống công sự vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh, là hình thức phòng ngự mới nhất, hiện đại nhất.
“Đây là "pháo đài khổng lồ không thể công phá" mà tướng Giáp sẽ "không dám chấp nhận giao chiến" vì quân đội Việt Minh chưa bao giờ tiến công một tập đoàn cứ điểm lớn đến như vậy. Nếu tiến công vào Điện Biên Phủ sẽ đi vào con đường tự sát”, tướng Khoa chỉ ra quan điểm của quân Pháp đối với thế trận tại Điện Biên Phủ 70 năm trước.
Toàn cảnh hội thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2024
70 năm trước không nhiều người tin Việt Nam sẽ mở chiến dịch Điện Biên Phủ
Tướng Trần Việt Khoa cho biết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy không hề đánh giá thấp sức mạnh của địch ở Điện Biên Phủ.

“Bộ Chỉ huy ta đều nhận thức rõ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một mục tiêu đông về quân số, áp đảo về hỏa lực, với công sự kiên cố. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra với Bộ Chỉ huy nói chung, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng không phải là không dám đánh vào nơi kẻ địch mạnh, mà là đánh như thế nào để tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm mạnh như vậy?”, báo Thanh Niên dẫn tham luận của tướng Khoa nói.

Đến 6/12/1953, Bộ Chính trị họp hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 5/1/1954, ông lên đường ra mặt trận.
Ngày 12/1/1954, tại Tuần Giáo, Điện Biên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe Tham mưu trưởng chiến dịch Hoàng Văn Thái báo cáo. Đảng ủy Mặt trận và tất cả đều tán thành phương châm chiến dịch là "đánh nhanh, thắng nhanh".
© AP PhotoTrận Điện Biên Phủ
Trận Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Trận Điện Biên Phủ
Cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh cũng khẳng định: “Nếu không tranh thủ đánh sớm khi địch còn đứng chân chưa vững, để nay mai chúng tăng quân và củng cố công sự thì không đánh được, ta sẽ bỏ mất thời cơ”.

Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của tướng Giáp

Cần lưu ý rằng, một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ là quyết định chuyển từ "đánh nhanh, thắng nhanh' sang "đánh chắc, tiến chắc".
Theo Đại tá Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, chìa khóa để mở cánh cửa thành công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh"sang "đánh chắc tiến chắc".

“Đây là một quyết định lịch sử trong một chiến dịch lịch sử. Người đề xuất quyết định đấy chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tinh thần trách nhiệm trước hàng vạn sinh mệnh cán bộ, chiến sĩ trọng trách lớn lao mà Bộ Chính trị và Bác Hồ đã ủy thác cho Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định hoãn thời gian nổ súng, lệnh kéo pháo ra, chuẩn bị lại theo phương châm đánh chắc tiến chắc”, Đại tá Long nói.

Hợp luyện các LLVT tham gia Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2024
Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng cho Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Với phương châm này, quân Việt Minh đã điều chỉnh lực lượng và thế trận, cô lập địch ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cắt chi viện bằng đường không, vây hãm toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và từng trung tâm đề kháng của Pháp, tiêu diệt từng bộ phận tiến tới đánh bại toàn bộ địch.
Theo Thượng tướng Trần Việt Khoa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng lưu ý, đánh theo phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" nhất định thất bại và quyết định chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc".
Bản thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng chia sẻ, việc chuyển phương châm từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" là một "quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp" của ông. Nếu cứ giữ lệnh cũ thì sẽ là một tội ác.
PGS.TS Trần Việt Khoa khẳng định, đây là quyết định sáng suốt mang đậm nhãn quan quân sự cá nhân sắc sảo, bản lĩnh, dũng cảm, quyết đoán, táo bạo, sáng suốt, thể hiện trách nhiệm rất cao trước thắng lợi của chiến dịch và xương máu của cán bộ, chiến sĩ của người cầm quân và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Quyết định lịch sử của tướng Giáp và quân đội Việt Nam một lần nữa thể hiện nổi bật về nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật sử dụng lực lượng, nghệ thuật tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu; đánh chắc, tiến chắc, không chắc thắng, không đánh.
Nói về nguyên nhân của quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng, TS Trần Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, cho biết khi phân tích tình hình địch, ta, nhất là những khó khăn của bộ đội Việt Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định, nếu đánh theo phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" thương vong sẽ rất lớn và khó bảo đảm "chắc thắng", phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" là quá mạo hiểm.
© Ảnh : Starry, Donn A Mounted combat in Vietnam. Department of the army/Public domainXe tăng Pháp trong trận Điện Biên Phủ
Xe tăng Pháp trong trận Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2024
Xe tăng Pháp trong trận Điện Biên Phủ
Trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình địch, trải qua nhiều ngày đêm bám sát chiến trường, cân nhắc mọi mặt, trên cơ sở phân tích so sánh tương quan lực lượng, đánh giá khả năng của ta và địch tại Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tầm nhìn chiến lược và tư duy quân sự sắc sảo, đã sớm nhận ra một số khó khăn của bộ đội ta và thay đổi phương châm tác chiến.
Thiếu tướng Trần Minh Tuấn cho biết, sáng 26/1/1954, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh.
“Sau khoảng nửa giờ trao đổi, cố vấn Vi Quốc Thanh nhất trí với sự phân tích, đánh giá của Ðại tướng và đồng ý hoãn cuộc tiến công, chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc”, ông Tuấn trình bày.
Ngay sau đó, Hội nghị Ðảng ủy Mặt trận được triệu tập để thảo luận về thay đổi phương châm tác chiến. Hội nghị đã trao đổi, tranh luận rất thẳng thắn. Trong hội nghị, lúc đầu cũng có ý kiến phản đối với thay đổi phương châm tác chiến. Tuy nhiên, với tư cách là một Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích một cách khoa học và đặt vấn đề phải bảo đảm "chắc thắng mới đánh" như quyết định của Bộ Chính trị và lời dặn của Bác Hồ với ông trước khi ra trận:
“Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.
Cuối cùng Đảng ủy Mặt trận cũng tìm được sự thống nhất trong vấn đề thay đổi quyết định từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Ðại tướng ra lệnh toàn mặt trận hoãn cuộc tiến công, các đơn vị lui về địa điểm tập kết, kéo pháo ra, chuẩn bị lại theo phương châm tác chiến mới.
Bức tranh panorama “Trận chiến Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2024
Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ có quy mô "khủng"

Quyết định đưa Trung đoàn Cao xạ 367 về tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thực hiện phương châm và kế hoạch tác chiến mới đề ra, sau hơn 2 tháng chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, vào lúc 17 giờ ngày 13/3/1954, quân Việt Minh nổ súng tiến công cứ điểm Him Lam, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trải qua 56 ngày đêm, sau 3 đợt tiến công, đến 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải đầu hàng.
Đại tá, cựu chiến binh Trần Liên, 96 tuổi, nguyên cán bộ tham mưu Trung đoàn Cao xạ 367 năm 1954 kể lại, tháng 11/1953, Bộ Quốc phòng quyết định đưa Trung đoàn Cao xạ 367 về tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và lệnh: "Hành quân xe pháo đến đích tuyệt đối an toàn và bí mật coi như 60% thắng lợi".
Đại tá Liên cho biết, khi đó có phương án kéo pháo bằng tay 15km đường rừng núi từ Nà Nhạn (huyện Điện Biên) đường 41 qua núi Pha Phu Xông sang bản Tấu trên đường Lai Châu, Điện Biên, dự kiến kéo với 5.000 cán bộ, chiến sĩ công binh và tiểu đoàn bộ binh 174 trong một ngày đêm.
Ngày 8/1/1954, cao xạ và pháo binh tập kết ở Tuần Giáo. Sáng 11/3, toàn bộ trọng pháo và pháo cao xạ đã sẵn sàng trong công sự. Sau thất bại ngày 14/3, Nava ra lệnh: Đưa toàn bộ lực lượng Không quân lên mặt trận, phải đẩy lùi, phải triệt hạ những khẩu pháo cao xạ quái ác của Việt Minh.
Đại tá, cựu chiến binh Trần Liên kể, mệnh lệnh của Nava tập trung lực lượng không quân lên tiêu diệt lực lượng cao xạ quái ác này. Ngày 17/3 chúng tổ chức một lực lượng máy bay lên để đánh cao xạ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quay phim Roman Karmen và Vladimir Yeshurin, năm 1954 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2023
Những trang sử vàng
Những người Nga đầu tiên đến Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ
“Khi lên thì chúng tôi cũng bắn mạnh, nhất là bắn ban ngày rất thuận lợi. Pháp cũng chưa nhiều máy bay cho nên lên hoành hành. Ta thì có bị mất một Đại đội 827 với 3 khẩu pháo. Nhưng ta bắn mạnh cho nên cũng chỉ hoành hành và rút lui”, ông kể lại.
Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự nhấn mạnh, sức mạnh của chúng ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ là sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam; là của sự lãnh đạo của Đảng; là tinh thần đoàn kết toàn đảng toàn quân và toàn dân.
“Nhưng bên cạnh đó chúng ta còn sức mạnh khác được kết hợp như kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và có sự ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc tế mà trong đó có cả sự giúp đỡ trực tiếp về mặt tinh thần và vật chất của các nước, anh em”, Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала