Bom chân không ODAB-500 của Nga – Nỗi kinh hoàng của đối phương
© Ảnh : Vitaly V. KuzminODAB-500PMV
© Ảnh : Vitaly V. Kuzmin
Đăng ký
Trong những tuần lễ gần đây, Lực lượng Hàng không-Vũ trụ của Nga bắt đầu sử dụng một số phương tiện hỏa lực mạnh nhắm vào các công sự của Ukraina bằng FAB. Giờ đây, cùng các chiến sĩ Nga xung trận đã có thêm một loại vũ khí thậm chí còn nguy hiểm hơn nữa, nổi tiếng với tên gọi ODAB-500.
Tuần này, máy bay cường kích Su-34 của Nga đã tấn công các vị trí của Ukraina ở khu vực mặt trận Nam Donetsk bằng bom chân không ODAB-500, sử dụng đầu đạn nhiệt áp «cùn» được nâng cấp thành bom chân không nhiệt áp «thông minh» có dẫn đường, lướt bằng mô-đun hiệu chỉnh phổ quát mới.
Bom chân không là gì?
Bom chân không hoặc bom nhiệt áp thả tự do từ trên không hoạt động theo nguyên tắc hai giai đoạn: khi được thả xuống phía trên mục tiêu, đầu tiên bom phóng ra chất lỏng dễ nổ, tạo thành đám mây khí dung dày đặc. Sau đó, đến thời điểm hoặc ở độ cao ấn định, cầu chì được kích hoạt và hỗn hợp khí dung sử dụng oxy tạo thành vụ nổ ở nhiệt độ cao, sóng xung kích cực mạnh “tuôn chảy” ập vào chiến hào, hầm đào và những nơi trú ẩn khác, hút cạn không khí ra khỏi môi trường theo đúng nghĩa đen.
Là thứ vũ khí do Đức Quốc xã chế tạo lần đầu vào những tháng cuối cùng của Thế chiến II nhưng bom chân không chưa bao giờ được sử dụng thành công để chống lại lực lượng Đồng minh, nguyên lý bom chân không tạm thời thành thứ «bỏ hòm cất đó» khá lâu trước khi các nhà khoa học quân sự Mỹ trở lại với nó vào những năm 1950. Trong những năm 1960 và 1970, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng rộng rãi vũ khí nổ mảnh trên không ở Việt Nam, tàn phá nhiều khu vực rộng lớn trên lãnh thổ Việt Nam cùng như các láng giềng Lào và Campuchia.
ODAB-500 ra đời khi nào?
Giới khoa học-kỹ thuật quân sự Liên Xô đã theo dõi những phát triển này từ cuối những năm 1960, rồi đến giữa những năm 1980, Văn phòng Thiết kế Liên bang Matxcơva số 47 (nay được gọi là Cơ sở Khoa học-Sản xuất «Basalt») đã sáng chế ODAB (bom thể tích nổ trên không).
ODAB-500 lần đầu tiên được sử dụng để chống lại các chiến binh thánh chiến Hồi giáo mujahideen có CIA hậu thuẫn ở Afghanistan vào cuối những năm 1980, nhưng đã khi đó phát hiện ra là bom này chưa hoàn thiện do những hạn chế về mặt kỹ thuật của mẫu gốc ban đầu. Phiên bản sửa đổi nổi danh với mã hiệu ODAB-500PM có trang bị máy đo độ cao vô tuyến đã được chế tạo và đưa ra trình làng tại Triển lãm vũ khí Paris năm 1995, còn ODAB-500PMV đã cải tiến và tối ưu hóa để sử dụng trên máy bay trực thăng thì được giới thiệu tại Triển lãm Vũ khí Nga năm 2002. ODAB-500 trang bị mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh phổ quát (UMPK), có cánh, bánh lái và hệ thống điều khiển giúp biến quả bom thông thường thành bom có độ chính xác cao.
Sức mạnh khủng khiếp của ODAB-500
ODAB-500PMV có chiều dài 2,38 mét, đường kính 0,5 mét và phạm vi hoạt động từ 200 mét đến 12 km. Mỗi chiếc máy bay cường kích Su-34 có thể mang theo tối đa 4 quả bom chân không nhiệt áp như vậy.
ODAB-500 được trang bị 190-193 kg chất nổ của nhiên liệu-không khí năng lượng cao dễ bay hơi, mà công thức chính xác hiện còn chưa rõ. Việc sử dụng hệ thống phóng chất lỏng dễ nổ tạo thành đám mây khí dung dày đặc là điểm khác biệt giữa thiết kế ODAB với hầu hết các chất nổ thông thường, thường bao gồm hỗn hợp nhiên liệu và chất oxy hóa (ví dụ: thuốc súng, chứa 25% nhiên liệu và 75% chất oxy hóa).
© SputnikẢnh chụp màn hình video Su-34 mang bom ODAB-500 trong vùng tác chiến đặc biệt do Bộ Quốc phòng cung cấp cho Sputnik.
Ảnh chụp màn hình video Su-34 mang bom ODAB-500 trong vùng tác chiến đặc biệt do Bộ Quốc phòng cung cấp cho Sputnik.
© Sputnik
Việc sử dụng hệ thống chất lỏng này giúp phân biệt thiết kế ODAB với hầu hết các chất nổ thông thường, thường bao gồm hỗn hợp nhiên liệu và chất oxy hóa (ví dụ: thuốc súng, chứa 25% nhiên liệu và 75% chất oxy hóa).
Vũ khí nhiệt áp như ODAB bao gồm gần như 100% hỗn hợp chất nổ lỏng. Đặc tính đó làm tăng thời lượng của sóng xung kích và khiến quả bom mạnh hơn là khối thuốc nổ TNT tương đương, đặc biệt là trong khoảng không gian kín như boongke, đường hầm, hang động và các kiểu công sự khác. Đồng thời, thành phần của chúng có nghĩa là thứ vũ khí này không phổ biến. Chẳng hạn, không giống như bom dựa trên chất nổ TNT, bom chân không nhiệt áp không dùng được dưới nước, ở độ cao lớn hoặc là trong điều kiện thời tiết quá bất lợi.
Phạm vi huỷ diệt của ODAB-500 trong vòng bán kính từ 25 mét đến 30 mét và ngoài việc sử dụng chống lại quân đội đối phương hoặc phá chiến hào, bom này còn có thể phát huy sức công phá khi nhanh chóng thanh lý quét sạch những bãi mìn chống tăng.
Video do Bộ Quốc phòng Nga thực hiện xác nhận sự hiện diện trên ODAB-500 «Mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh phổ quát» - tổ hợp ứng nghiệm đổi mới của Nga để chuyển đầu đạn «cùn» không điều khiển thành vũ khí được trang bị cánh và bánh lái, có dẫn đường bằng laser và vệ tinh, điều khiển theo đường trượt, có thể phóng từ tầm cao vượt quá phạm vi hoạt động của máy bay và hệ thống phòng không của đối phương. Đoạn video cho thấy những tia sáng nhỏ phát ra từ quả bom sau khi thả ra, đó là cách các ống phóng được kích hoạt, để lộ cánh của mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh, sau đó cánh gấp lại, cho phép đạn lướt về phía mục tiêu.
Rõ ràng ODAB-500 nâng cấp là sức mạnh cần phải tính đến. Một khi triển khai bom, “mọi thứ trên bề mặt đều bị quét sạch. Toàn bộ sinh lực ở đó cũng sẽ bị huỷ diệt», chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov nhận xét.
«ODAB-500 có dạng hình nón, cho phép nó xuyên vào những hệ thống nhất định và tạo ra vụ nổ ở đó. Hiện chưa rõ một quả bom ODAB-500 hiện đại có thể xuyên qua bao nhiêu mét bê-tông cốt thép. Tuy nhiên, khả năng xuyên thấu ở đây diễn ra nhờ trọng lượng và lực ban đầu - tức là tốc độ mà ODAB thu được khi rơi xuống. Và khi đó, nếu bom phát nổ trong một khoảng không gian hạn chế, thì bên trong chủ thể đó sẽ không còn gì sống sót. Mọi vũ khí sẽ bị phá hỏng, thiết bị sẽ cháy trụi và nhân lực sẽ chết hết», quan sát viên của Sputnik cho biết.