Chuyên gia phân tích so sánh hệ thống phòng không Viking của Nga với vũ khí phương Tây
10:33 07.04.2024 (Đã cập nhật: 15:11 07.04.2024)
© Sputnik / Evgeny Odinokov
/ Đăng ký
So sánh hệ thống tên lửa phòng không tầm trung của phương Tây và Nga cho thấy «Viking» của Nga có lợi thế hơn so với các hệ thống tương tự nước ngoài. Trung tâm Phân tích Phòng thủ Hàng không Vũ trụ (VKO) xem xét một số hệ thống phòng không mặt đất hiện đại.
"Viking" là một hệ thống phức tạp thực sự so với những "chimeras" cổ xưa. Đây là nhận định của các nhà phân tích.
Tổ hợp này ban đầu không dành cho Lực lượng Phòng không, mà biên chế trong lục quân, là hệ thống phòng không tầm trung đa năng, cơ động cao trong mọi thời tiết và hoạt động toàn thời thế hệ thứ 4 9K317ME "Viking". Đây là phiên bản xuất khẩu của tổ hợp Buk-M3. Do tập đoàn quốc phòng hàng không vũ trụ Almaz-Antey phát triển và lần đầu tiên giới thiệu tại Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế Army-2018. Được thiết kế chủ yếu “để bảo vệ quân đội và các trang thiết bị tại tiền tuyến trước các cuộc tấn công lớn bằng “vũ khí tấn công đường không” hiện đại của kẻ thù dưới nhiều hình thức hoạt động tác chiến khác nhau. Tất nhiên, «Viking» còn có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu như phương tiện phòng không bảo vệ cho các cơ sở hành chính và công nghiệp. Theo nguồn tin mở, hệ thống phóng đạn của tổ hợp có thể mang theo 6 hoặc 12 ống phóng tên lửa. Và một tổ hợp có thể có tới 12 xe phóng.
Các hệ thống phương Tây sau đây là “đối thủ” chính của hệ thống phòng không Nga:
- IRIS-T SLM do Diehl Defense (Đức) phát triển;
© Ảnh : Diehl DefenceIRIS-T SLM do Diehl Defense (Đức) phát triển
IRIS-T SLM do Diehl Defense (Đức) phát triển
© Ảnh : Diehl Defence
-NASAMS III do Kongsberg Gruppen/Raytheon (Na Uy - Mỹ) phát triển;
CC BY-SA 4.0 / Admiralis-generalis-Aladeen / The NASAMS-3 air defence system of the Hungarian Air ForceNASAMS III do Kongsberg Gruppen/Raytheon (Na Uy - Mỹ) phát triển
NASAMS III do Kongsberg Gruppen/Raytheon (Na Uy - Mỹ) phát triển
- SAMP/T được phát triển bởi tập đoàn Eurosam (gồm có Thales của Pháp và tập đoàn xuyên quốc gia MBDA).
CC BY-SA 4.0 / Kevin.B / Système SAMP-TSAMP/T được phát triển bởi tập đoàn Eurosam
SAMP/T được phát triển bởi tập đoàn Eurosam
“Không giống như các đối thủ phương Tây, hệ thống phòng không Nga có các đặc tính chiến thuật, kỹ thuật gần như cân bằng hoàn hảo. Phạm vi trinh sát, dẫn đường, số lượng mục tiêu theo dõi, kênh hỏa lực, và đạn tên lửa, đặc điểm hoạt động của tên lửa dẫn đường và khối lượng cơ số đạn - tất cả những đặc điểm này của hệ thống phòng không «Viking» đều hoạt động đồng bộ với nhau", - theo bài báo của Trung tâm VKO đăng trên tạp chí "Quốc phòng".
Tác giả nhấn mạnh: về một số đặc điểm, hệ thống phòng không «Viking» đang nắmgiữ kỷ lục thế giới. Ví dụ, tên lửa 9M317ME phát triển tốc độ lên tới 1550 m/s (5580 km/h), trong khi các tên lửa phương Tây đạt tốc độ lần lượt là 1020, 1200 và 1400 m/s (3672,4320 và 5040 km/h). Tầm bắn/độ cao đánh chặn các mục tiêu khí động học của tên lửa Viking là 65/25 km, đối với các tên lửa phương Tây tương tự là 40/20, 50/20, 60/20 km. Chỉ có phiên bản mới nhất của tên lửa Aster 30 thuộc tổ hợp SAMP/T có tầm bắn 100 km, nhưng độ cao đánh chặn vẫn không thể chạm tới 9M317ME của Nga.
“«Viking» không có điểm yếu. Không có thành phần nào trong đó làm chậm hoạt động của toàn bộ tổ hợp. Và nếu tính đến đặc điểm khả năng cơ động cao và độ ổn định chiến đấu tốt, thì rõ ràng tổ hợp do Nga sản xuất phù hợp tối ưu để tham gia tác chiến quy mô lớn. Hệ thống phòng không này là “người lính” tập trung vào chiến thắng”, - ấn phẩm lưu ý.
Các hệ thống phòng không Nga đang được tạo ra để phát triển những truyền thống tốt nhất của trường phái Liên Xô. Phương Tây ưu tiên các hệ thống phóng từ trên không và trên biển, đồng thời phát triển các hệ thống phòng không mắt đất theo nguyên tắc “từ những gì có sẵn”. Nguyên tắc này gợi nhớ đến những con chimeras cổ xưa - những sinh vật có đầu sư tử, thân dê và đuôi rắn.
Điều này dẫn đến sự khác biệt hoàn toàn về đặc điểm của các yếu tố khác nhau trong vũ khí phương Tây. Chỉ NASAMS III mới có thể được coi là ít nhất là cân bằng phần nào, và đó là bởi vì tất cả các phần tử của nó đều yếu như nhau. IRIS-T SLM của Đức có số lượng tên lửa và tầm bắn trái ngược với sức mạnh vượt trội của radar. Ngược lại, SAMP/T “có điều kiện của Pháp” có radar yếu không cho phép phát huy hết khả năng của tên lửa phòng không Aster 30. Tốc độ bắn cao của hệ thống không phù hợp với số lượng các kênh theo dõi mục tiêu. Kết quả là tất cả những điều này làm giảm đáng kể hiệu quả tổng thể của các hệ thống phòng không phương Tây trong thực chiến. Và điều này đã được chứng minh bằng thực tiễn chiến trường.
Các chuyên gia từ Trung tâm Phân tích Phòng thủ Hàng không Vũ trụ cho biết: “Nếu thêm vào đó khả năng cơ động thấp và độ ổn định chiến đấu yếu kém, chúng ta phải thừa nhận các hệ thống phòng không tầm trung mặt đất của phương Tây chỉ phù hợp cho các hoạt động “cảnh sát” ở quy mô hạn chế”.