https://kevesko.vn/20240418/bo-ngoai-giao-philippines-cao-buoc-trung-quoc-tao-cang-thang-o-bien-dong-29359449.html
Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc Trung Quốc tạo căng thẳng ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc Trung Quốc tạo căng thẳng ở Biển Đông
Sputnik Việt Nam
Moskva (Sputnik) – Bộ Ngoại giao Philippines kêu gọi Trung Quốc “suy ngẫm về hành động của mình ở Biển Đông” và gọi Trung Quốc là nguồn gốc gây căng thẳng... 18.04.2024, Sputnik Việt Nam
2024-04-18T15:15+0700
2024-04-18T15:15+0700
2024-04-18T16:45+0700
philippines
trung quốc
biển đông
ấn độ - thái bình dương
thế giới
nhật bản
vi phạm
pháp luật
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/0c/25792002_72:0:1850:1000_1920x0_80_0_0_19b26ffa95f766017db7a563d59ac763.png
Bộ Ngoại giao Philippines nói thêm “nguồn gốc của căng thẳng trong khu vực đều được mọi người biết rõ”.Bộ Ngoại giao cũng kêu gọi Trung Quốc kiềm chế “các tài liệu tham khảo vô căn cứ về chiến tranh lạnh”.Tranh chấp Biển ĐôngCăng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.
https://kevesko.vn/20240418/viet-nam-tranh-xung-dot-tranh-leo-thang-cang-thang-tren-bien-dong-29346291.html
https://kevesko.vn/20240412/cuu-tong-thong-philippines-duterte-keu-goi-manila-tu-bo-con-duong-lien-minh-voi-my-29262689.html
philippines
trung quốc
biển đông
ấn độ - thái bình dương
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/0a/0c/25792002_417:0:1750:1000_1920x0_80_0_0_d4cc6338e1cbaa6d8503974478eca87a.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
philippines, trung quốc, ấn độ - thái bình dương, thế giới, nhật bản, vi phạm, pháp luật
philippines, trung quốc, ấn độ - thái bình dương, thế giới, nhật bản, vi phạm, pháp luật
Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc Trung Quốc tạo căng thẳng ở Biển Đông
15:15 18.04.2024 (Đã cập nhật: 16:45 18.04.2024) Moskva (Sputnik) – Bộ Ngoại giao Philippines kêu gọi Trung Quốc “suy ngẫm về hành động của mình ở Biển Đông” và gọi Trung Quốc là nguồn gốc gây căng thẳng trong tình hình sau khi Bắc Kinh nói hội nghị thượng đỉnh ba bên gần đây của các nhà lãnh đạo Mỹ Nhật Bản và Philippines chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
"Hợp tác ba bên thể hiện mối quan hệ đối tác và nền tảng để thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đây là một nỗ lực đáng ngưỡng mộ mà bất kỳ quốc gia yêu chuộng hòa bình nào cũng không nên coi là mối đe dọa", theo tuyên bố được công bố trên trang web của Bộ ngoại giao Philippines.
Bộ Ngoại giao Philippines nói thêm “nguồn gốc của căng thẳng trong khu vực đều được mọi người biết rõ”.
Thông cáo nhấn mạnh: “Trung Quốc nên suy nghĩ về hành động của mình ở Biển Đông. Chính những tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức và hành vi hung hăng của Trung Quốc, bao gồm cả việc quân sự hóa các vùng lãnh thổ phát triển, làm suy yếu hòa bình, ổn định trong khu vực và làm gia tăng căng thẳng”.
Bộ Ngoại giao cũng kêu gọi Trung Quốc kiềm chế “các tài liệu tham khảo vô căn cứ về chiến tranh lạnh”.
Tài liêu nói thêm: “Tuy nhiên, những ai muốn rút ra bài học trong quá khứ cũng phải nhớ sự cần thiết phải duy trì nhà nước pháp quyền và cách duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực của chúng ta thông qua việc tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn trong nhiều năm do yêu sách của một số nước trong khu vực đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các quốc gia liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu vùng lãnh thổ này là Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ quần đảo. Ngoài vị trí chiến lược nằm ở ngã tư của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn được các chuyên gia đánh giá là nơi tập trung trữ lượng dầu và khoáng sản lớn.
Tại các Hội nghị, họp báo quốc tế,
Bộ Ngoại giao Việt Nam luôn thể hiện rõ lập trường của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội nhiều lần tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, vốn đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) cũng như Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên COC.