Mỹ lại khiến Việt Nam giận dữ khi cố tình can thiệp vấn đề nội bộ của Hà Nội

© Sputnik / Taras IvanovNgười dân Hà Nội
Người dân Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2024
Đăng ký
Hôm 22/4/2024, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo nhân quyền năm 2023 và tiếp tục đưa ra những thông tin phiến diện, sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Chính quyền Mỹ cho rằng, dù đã có một số nỗ lực khắc phục nhưng “Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền”.
Theo báo Công an Nhân dân, Bộ Ngoại giao Mỹ lại phớt lờ những sự thật khi dẫn nguồn không chính thống, những cá nhân, tổ chức chống phá Việt Nam để ra báo cáo sai lệch, làm ảnh hưởng uy tín và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Báo cáo nhân quyền sai lệch của Mỹ

Đây là lần thứ 48 đưa ra báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền. Báo cáo đề cập đến các quyền cá nhân, dân sự, chính trị và quyền của người lao động được quốc tế công nhận, quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (1948) và các hiệp ước quốc tế khác.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều có báo cáo đánh giá về tình hình nhân quyền ở tất cả các quốc gia nhận hỗ trợ và các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc cho Quốc hội Mỹ theo Đạo luật Viện trợ Nước ngoài (FAA) năm 1961 và Đạo luật Thương mại năm 1974.
Báo Công an nhân dân của Bộ Công an Việt Nam đã thông tin phản bác những cáo buộc sai lệch của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2024
Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẵn sàng quay trở lại thực hiện START-3
Cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam đánh giá, đây là “điều đáng tiếc” khi cả Việt Nam và Mỹ đều đang nỗ lực tăng cường hợp tác, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng những đặc thù, khác biệt để cùng tìm ra tiếng nói chung trong lĩnh vực quyền con người, xóa bỏ những áp đặt và tránh chính trị hóa các vụ việc hành chính, hình sự.
Trong báo cáo mới được ký bởi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mà Washington vừa công bố dài 59 trang, phía Mỹ tiếp tục giữ quan điểm cho rằng, “chính quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền”.
Lần này, cũng như nhiều lần khác, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục đưa ra những thông tin, số liệu nhằm chỉ trích, phê phán, cho rằng Việt Nam bắt, giam giữ những người vì hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội...của công dân.
Như mọi khi, Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn chứng các trường hợp được coi là “các nhà hoạt động chính trị”, “nhà bảo vệ nhân quyền” như mục sư Tin Lành Đinh Diêm, Nguyễn Tấn Dương, Lê Anh Hùng, Phan Tất Thành... (ở Việt Nam, đây là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, phạm các tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự, bị bắt giữ, điều tra, có đối tượng đã được đưa ra xét xử và tuyên phạt với những bản án đúng người, đúng tội).
Mỹ cho rằng: “Chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia và những quy định mơ hồ khác của Bộ luật Hình sự để bỏ tù các nhà hoạt động bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa trên mạng và các nhà bất đồng chính kiến”.
Trong khi đó, đối với Việt Nam, thì đây là những đối tượng có hành vi phạm tội bị xử lý nghiêm minh, được người dân Việt Nam đồng tình, ủng hộ.

Quan điểm nhất quán của Việt Nam về nhân quyền

Tại Việt Nam, Hiến pháp 2013, pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng việc bảo đảm quyền con người. Đây cũng là quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Ông Đoàn Khắc Việt, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2024
Phản ứng của Việt Nam về Cơ chế UPR chu kỳ IV: "Chúng tôi rất thất vọng"
Việt Nam luôn thể hiện tính tích cực, có trách nhiệm trong quá trình triển khai các nghĩa vụ và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết về quyền con người.
Nhiều lần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình Đổi mới và công cuộc phát triển đất nước và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong bảo đảm quyền con người, nhất là trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người theo các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Như tại Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của Việt Nam đã được tiến hành một cách nghiêm túc, toàn diện, có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan cũng như các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Trong đó đã dẫn chứng cụ thể những thành tựu của Việt Nam về giảm nghèo đa chiều bền vững, đảm bảo an sinh xã hội (hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...), nâng cao đời sống của người dân, đảm bảo quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người bị nhiễm HIV/AIDS...) và các hoạt động đối thoại, hợp tác quốc tế và khu vực về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.
Từ năm 2019 đến tháng 11/2023, Việt Nam tiếp tục nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền của công dân như: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022; Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023...
Việt Nam đã gia nhập thêm Công ước thứ 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Công ước 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức và tham gia đàm phán, chính thức tham gia thỏa thuận toàn cầu về di cư an toàn và trật tự...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.04.2024
Có cơ sở để Việt Nam tự tin ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao Đối tác chiến lược toàn diện với 7 quốc gia; quan hệ Đối tác chiến lược với 11 quốc gia và quan hệ Đối tác toàn diện với 13 quốc gia. Chưa kể, Việt Nam cũng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (Cấp cao nhất) với Mỹ ngay trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Biden.
Không những nỗ lực bảo đảm quyền con người, Việt Nam đã luôn chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực và trên thế giới.
Chỉ cần nhìn vào mức độ tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao khi Việt Nam ứng cử tham gia thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 và việc Hà Nội có nhiều sáng kiến về bảo đảm quyền con người, quyền lợi của các nước đang phát triển, quyền của các nhóm yếu thế... được cộng đồng quốc tế và các quốc gia ghi nhận, đánh giá cao, là đủ.
Tất cả những điều trên đều là những minh chứng điển hình về những thành tựu trong bảo đảm quyền con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

“Đáng tiếc thay, Bộ Ngoại giao Mỹ lại phớt lờ những sự thật trên khi chỉ thu thập thông tin từ những nguồn không chính thống, từ những cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí, chống phá Việt Nam để từ đó có những báo cáo, đánh giá sai lệch, làm ảnh hưởng đến uy tín và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”, báo CAND khẳng định.

Mỹ đang cố tình can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam?

Trong các tuyên bố chính thức của mình, nhà chức trách Việt Nam cho rằng, Mỹ không nên có các hành động cố tình can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2024
Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông cáo kỳ họp 40
Một trong những nguyên tắc mang tính nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại và được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Một trong những nguyên tắc cũng mang tính chất nền tảng giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, đó là tôn trọng thể chế chính trị của nhau.

“Đối với Mỹ, Việt Nam cũng đã luôn nêu cao quan điểm sẵn sàng trao đổi, đối thoại về những vấn đề còn khác biệt trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng thể chế chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; đóng góp vào việc thúc đẩy Đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ”, báo Công an nhân dân nhấn mạnh.

Việt Nam luôn chủ động cung cấp, trao đổi, đối thoại về những thông tin, số liệu, tình hình về tất cả các lĩnh vực, trong đó có vấn đề dân chủ, nhân quyền mà phía Mỹ quan tâm.
Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và xuất phát từ thực tiễn cụ thể của mỗi nước, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tương thích với các chuẩn mực quốc tế và tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho thúc đẩy, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2024
70 năm ngày ký Hiệp định Geneva: Bước ngoặt lịch sử của Việt Nam
Ngoài Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra các báo cáo nhân quyền với những nội dung thông tin sai lệch, phiến diện, thiếu khách quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam thì hằng năm, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) cũng thường xuyên đưa ra các cáo buộc sai lệch về thực tiễn đời sống tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có việc đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (SWL) từ năm 2022.
“Điều phi lý là việc Mỹ tự cho mình quyền đi phán xét hay áp đặt vấn đề nhân quyền lên các quốc gia khác trong khi nhiều vấn đề ngay nội tại của đất nước Mỹ cũng vi phạm nghiêm trọng về quyền con người, quyền công dân thì không được nhắc đến?”, theo ý kiến của giới quan sát.
Điển hình, những vấn đề về phân biệt chủng tộc, sắc tộc, màu da, phân biệt giàu nghèo, nạn bạo lực, các vụ xả súng giết chết nhiều người... là những gì mà hàng triệu người dân Mỹ đang phải đối diện hàng ngày thì không được chính người Mỹ đề cập trong bản báo cáo về nhân quyền của mình mỗi năm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала