Trung Quốc và Mỹ duy trì ổn định quan hệ nhưng không làm giảm căng thẳng đối đầu

© AP PhotoCuộc gặp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2024
Đăng ký
Trung Quốc và Mỹ nên là đối tác chứ không phải đối thủ. Họ nên củng cố, không làm hại lẫn nhau. Hai nước nên tìm kiếm điểm chung trong khi vẫn duy trì sự khác biệt, thay vì tham gia vào các cuộc cạnh tranh luẩn quẩn. Cần phải giữ đúng lời nói của mình và đưa vào thực hành, không nói một đằng làm một nẻo.
Triển vọng phát triển quan hệ Trung - Mỹ này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch ra trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, diễn ra vào thứ Sáu, ngày cuối cùng trong chuyến thăm Trung Quốc của nhà ngoại giao Mỹ.
Cùng ngày, tại cuộc gặp với Blinken, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lưu ý quan hệ song phương nhìn chung ổn định nhưng các yếu tố tiêu cực vẫn tiếp tục gia tăng và tích tụ. Đặc biệt, Ngoại trưởng Trung Quốc lưu ý các quyền phát triển hợp pháp của Trung Quốc đang bị chèn ép một cách vô lý và các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc liên tục bị thách thức. Ông cũng cảnh báo chống lại sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của Trung Quốc, ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc và không vượt qua ranh giới đỏ khi liên quan đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển.
Khu tài chính Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2024
Mỹ áp chế Trung Quốc, cáo buộc nước này “dư thừa công suất”

Quan hệ Mỹ - Trung đang trải qua giai đoạn lịch sử khó khăn

Wang Zhimin, giám đốc Viện Toàn cầu hóa và Hiện đại hóa Trung Quốc tại Đại học Kinh tế và Thương mại Đối ngoại Trung Quốc, lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik việc Trung Quốc nói rõ với Hoa Kỳ chính họ phải chịu trách nhiệm về sự căng thẳng trong quan hệ song phương.

“Hiện nay, quan hệ Trung Quốc - Mỹ đang trải qua giai đoạn lịch sử khó khăn, trong đó có cạnh tranh, áp lực và hợp tác. Hoa Kỳ coi Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của mình; không muốn Trung Quốc mạnh lên và đang cố gắng chèn ép, kiềm chế toàn diện sự phát triển của Trung Quốc. Ngoài ra, năm nay diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, có thể thấy Mỹ đang thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực. Điều này thể hiện rõ đến mức cả hai đảng ở Hoa Kỳ, vốn có quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề, lại đạt được sự đồng thuận về việc cứng rắn với Trung Quốc.

Trong tình hình này, Biden gần đây đề xuất tăng thuế hải quan đối với các sản phẩm thép, nhôm từ Trung Quốc, và (Bộ trưởng Tài chính Mỹ) Yellen cùng các quan chức khác nhiều lần tuyên bố ngành công nghiệp Trung Quốc đang “dư thừa công suất”. Nhưng xét về mặt chính trị, chính Mỹ mới là quốc gia đang tàn phá và tạo ra nhiều vấn đề gay gắt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời đang cố gây ảnh hưởng đến tình hình Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và biển Đông.

Đồng thời, Mỹ không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc, bất kể điều đó liên quan đến kinh tế, khí hậu hay phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, những lĩnh vực mà Mỹ không thể không hợp tác với Trung Quốc. Nhìn chung, quan hệ Trung-Mỹ rất phức tạp, có những mâu thuẫn về cơ cấu về chính trị và kinh tế, đồng thời Mỹ không ngừng gây áp lực lên Trung Quốc về mọi mặt. Tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của Bắc Kinh đối với Washington. Ông cho biết Trung Quốc cam kết thúc đẩy sự phát triển bền vững trong quan hệ Trung-Mỹ dựa trên các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Vương Nghị cũng lưu ý trách nhiệm nằm về phía Mỹ đối với các vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Ông cũng nói Trung Quốc chân thành hy vọng Mỹ có thể tôn trọng những lo ngại của Trung Quốc và đóng vai trò tích cực trong việc phát triển mối quan hệ Trung-Mỹ lành mạnh”, chuyên gia Trung Quốc lưu ý.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2024
Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ ngừng triển khai tên lửa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh chỉ cho phép hai bên đảm bảo sự ổn định nhất định trong quan hệ và ngăn cản trượt theo hướng trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ và áp lực chính trị ngày càng tăng đối với Bắc Kinh có thể dẫn đến một đợt căng thẳng mới trong quan hệ song phương. Rõ ràng hiện nay có nhiều yếu tố ngăn cách hai nước hơn là những thứ có thể gắn kết họ lại với nhau. Điều này được chứng minh bằng bối cảnh chung trong các tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc về những gì họ muốn thấy trong quan hệ song phương và điều gì ngăn cản việc xây dựng chúng trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала