https://kevesko.vn/20240502/nguyen-nhan-khien-dai-hoc-viet-nam-bat-ngo-tut-hang-tren-bxh-chau-a-29564287.html
Nguyên nhân khiến Đại học Việt Nam bất ngờ tụt hạng trên BXH châu Á
Nguyên nhân khiến Đại học Việt Nam bất ngờ tụt hạng trên BXH châu Á
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2024, Việt Nam có 6 đại diện lọt vào bảng xếp hạng. 02.05.2024, Sputnik Việt Nam
2024-05-02T16:19+0700
2024-05-02T16:19+0700
2024-05-02T16:23+0700
việt nam
thông tin
đại học
giáo dục
bộ giáo dục và đào tạo
cơ chế xếp hạng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/05/19/23226398_46:0:2368:1306_1920x0_80_0_0_54736e22a5e57d7f8a824397d0de5cae.jpg
So với kết quả xếp hạng năm trước, 4/6 đại học của Việt Nam bị tụt hơn 100 bậc trong bảng xếp hạng năm nay. Với thứ hạng 193, Trường Đại học Tôn Đức Thắng giảm hơn 100 bậc so với năm 2023. Trường Đại học Duy Tân ở nhóm 251-300, giảm khoảng 150 bậc.Cùng với đó, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM ở nhóm 351-400 và 501-600 năm 2023 đã giảm xuống top 501-600 và 601+.Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Huế giữ nguyên vị trí, lần lượt thuộc nhóm 501-600 và 601+.Việc Đại học Duy Tân và Tôn Đức Thắng ở vị trí cao hơn các đại học Việt Nam khác trên bảng xếp hạng do tiêu chí về nghiên cứu và công bố quốc tế chiếm trọng số cao (58%).Theo các kết luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022, hai trường có nhiều chính sách tạo động lực thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chi tỷ lệ lớn từ nguồn thu cho hoạt động này (10-20%). Ngoài nghiên cứu của giảng viên, cả hai còn ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Điều này góp phần làm tăng số lượng công bố quốc tế.Trong khi đó, nguyên nhân của việc tụt hạng ở các đại học Việt Nam được cho có thể xuất phát từ nguyên nhân THE thay đổi phương pháp xếp hạng năm 2024 nhằm ghi nhận sự thay đổi của lĩnh vực giáo dục đại học trên thế giới.THE đổi tên 3/5 nhóm tiêu chí xếp hạng: chất lượng nghiên cứu (30%), môi trường nghiên cứu (28%), giảng dạy (24,5%), thu nhập từ chuyển giao tri thức và khả năng thu hút tài trợ (10%), triển vọng quốc tế (7,5%); đồng thời loại bỏ, thêm mới một số tiêu chí thành phần, nâng tổng số tiêu chí xếp hạng lên 18, thay vì 13 như trước. Đơn vị này còn điều chỉnh trọng số của vài tiêu chí để phản ánh yếu tố đặc thù của khu vực.
https://kevesko.vn/20240216/dai-hoc-bach-khoa-ha-noi-cam-mua-ban-bai-khoa-khoa-hoc-28193130.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/05/19/23226398_336:0:2077:1306_1920x0_80_0_0_900b14e27af8366424c82549a02bd618.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thông tin, đại học, giáo dục, bộ giáo dục và đào tạo, cơ chế xếp hạng
việt nam, thông tin, đại học, giáo dục, bộ giáo dục và đào tạo, cơ chế xếp hạng
Nguyên nhân khiến Đại học Việt Nam bất ngờ tụt hạng trên BXH châu Á
16:19 02.05.2024 (Đã cập nhật: 16:23 02.05.2024) HÀ NỘI (Sputnik) - Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2024, Việt Nam có 6 đại diện lọt vào bảng xếp hạng.
So với kết quả xếp hạng năm trước, 4/6
đại học của Việt Nam bị tụt hơn 100 bậc trong bảng xếp hạng năm nay. Với thứ hạng 193, Trường Đại học Tôn Đức Thắng giảm hơn 100 bậc so với năm 2023. Trường Đại học Duy Tân ở nhóm 251-300, giảm khoảng 150 bậc.
Cùng với đó, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM ở nhóm 351-400 và 501-600 năm 2023 đã giảm xuống top 501-600 và 601+.
Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Huế giữ nguyên vị trí, lần lượt thuộc nhóm 501-600 và 601+.
Việc Đại học Duy Tân và Tôn Đức Thắng ở vị trí cao hơn các đại học Việt Nam khác trên bảng xếp hạng do tiêu chí về nghiên cứu và công bố quốc tế chiếm trọng số cao (58%).
Theo các kết luận của
Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022, hai trường có nhiều chính sách tạo động lực thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chi tỷ lệ lớn từ nguồn thu cho hoạt động này (10-20%). Ngoài nghiên cứu của giảng viên, cả hai còn ký hợp đồng hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học trong và ngoài nước. Điều này góp phần làm tăng số lượng công bố quốc tế.
Trong khi đó, nguyên nhân của việc tụt hạng ở các đại học Việt Nam được cho có thể xuất phát từ nguyên nhân THE thay đổi phương pháp xếp hạng năm 2024 nhằm ghi nhận sự thay đổi của lĩnh vực giáo dục đại học trên thế giới.
THE đổi tên 3/5 nhóm tiêu chí xếp hạng: chất lượng nghiên cứu (30%), môi trường
nghiên cứu (28%), giảng dạy (24,5%), thu nhập từ chuyển giao tri thức và khả năng thu hút tài trợ (10%), triển vọng quốc tế (7,5%); đồng thời loại bỏ, thêm mới một số tiêu chí thành phần, nâng tổng số tiêu chí xếp hạng lên 18, thay vì 13 như trước. Đơn vị này còn điều chỉnh trọng số của vài tiêu chí để phản ánh yếu tố đặc thù của khu vực.