- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

“Ủng hộ Ukraina”: vì sao “Miền Nam toàn cầu” từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sĩ?

© Sputnik / Stringer / Chuyển đến kho ảnhQuốc kỳ Ukraina trên tòa nhà Verkhovna Rada ở Kiev
Quốc kỳ Ukraina trên tòa nhà Verkhovna Rada ở Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2024
Đăng ký
Theo các nhà phân tích được Sputnik Mundo phỏng vấn, việc Nam Phi và Brazil vắng mặt tại Hội nghị thượng đỉnh về Ukraina được triệu tập ở Thụy Sĩ là cách bày tỏ sự ủng hộ cho lập trường của Nga, quốc gia không được mời tham dự sự kiện này.
Vào ngày 16 tháng 5, có tin Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sẽ không tham gia cuộc họp vào ngày 15-16 tháng 6 năm 2024 tại Bürgenstock. Người phát ngôn của ông Ramaphosa giải thích rằng, “người đứng đầu Nam Phi sẽ không thể tham gia sự kiện này do các quy trình hiến pháp sau cuộc bầu cử đòi hỏi sự có mặt của ông ấy”. Trong khi đó, các nguồn tin ngoại giao được truyền thông Brazil trích dẫn cho biết sự hiện diện của ông Lula da Silva tại hội nghị thượng đỉnh không có ý nghĩa gì vì Nga không được mời tham gia sự kiện này.
“Các cuộc họp kiểu này chẳng có ý nghĩa gì nếu không có sự tham gia của một trong những nhân vật chính của hiện tượng quốc tế này. Trên thực tế, hội nghị này chỉ là một đám đông ủng hộ quan điểm của Ukraina. Tại hội nghị này không có đại diện của bên kia có thể tiến hành cuộc đàm phán để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột”, – Tiến sĩ Alejandro Martínez Serrano, giáo sư tại Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM) và chi nhánh Mexico của Đại học La Salle, nói với Sputnik.
Cả chuyên gia này và bà Claudia Serrano, tiến sĩ nghiên cứu về Mỹ Latinh tại Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM), đều nói lên ý kiến rằng, tư cách thành viên của Nga, Brazil và Nam Phi trong nhóm BRICS cho phép họ cùng nhau thúc đẩy cách tiếp cận bao gồm các tầm nhìn khác nhằm mục đích giải quyết xung đột.
Thụy Sĩ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sẽ không có ảnh hưởng. Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ đưa ra tuyên bố lạ về hội nghị thượng đỉnh Ukraina
“Cả Nam Phi và Brazil đang tăng cường và mở rộng một loạt cuộc gặp chính trị-ngoại giao, cũng như cuộc đối thoại trong lĩnh vực kinh tế, trong đó họ chỉ ra sự cần thiết phải củng cố hệ thống đa cực”, - chuyên gia Serrano cho biết.
Nói về lập trường của hai quốc gia này, chuyên gia Serrano cũng lưu ý rằng, trong trường hợp của Nam Phi, nước này đã thể hiện sự không đồng tình với các chính sách của phương Tây đối với Nga, chẳng hạn như việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế. Trong trường hợp của Brazil, bà lưu ý đến mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa hai nước.
Chính phủ Thụy Sĩ tuyên bố, mục tiêu của hội nghị thượng đỉnh là “truyền cảm hứng cho một tiến trình hòa bình trong tương lai và phát triển các yếu tố cũng như biện pháp thực tế cho tiến trình đó”. Tất cả các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh phải chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn của mình".
Về vấn đề này, Thư ký báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov lưu ý rằng, đàm phán về Ukraina mà không có sự tham gia của Nga là vô nghĩa.
“Đáng tiếc, trong cuộc xung đột toàn cầu này, mặc dù có những sự kiện có vẻ là nhằm mục đích tạo ra khuôn khổ hòa bình, nhưng nguyên tắc tham gia bình đẳng không phải lúc nào cũng được đảm bảo, đặc biệt là khả năng Nga tham gia vào các diễn đàn này”, - bà Claudia Serrano lưu ý về chủ đề này.
cờ của Nga và Ukraina - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.04.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Đại sứ Nga tại Thụy Sĩ cho biết Nga sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh về Ukraina
Tiến sĩ Martinez Serrano cũng khẳng định rằng, nếu không có sự có mặt của tất cả các bên liên quan, hội nghị thượng đỉnh sẽ chỉ nói về việc ủng hộ Ukraina và lên án phía Nga.
“Tại Hội nghị này những người ủng hộ Ukraina vô điều kiện sẽ lên tiếng. Chủ yếu là các nước Tây Âu đã tuyên bố ủng hộ Ukraina và lên án lập trường của Nga, một số trong số họ thậm chí đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các đối tác của Nga, từ hạn chế sử dụng không phận đến trừng phạt tài chính”, - ông Martinez Serrano nhấn mạnh.

Chờ đợi gì từ Hội nghị thượng đỉnh?

Các nhà phân tích được Sputnik phỏng vấn đều cho rằng, cả việc Nga không được mời tham gia Hội nghị lẫn những thách thức do tình hình diễn biến phức tạp trong cuộc xung đột đều tạo ra một số trở ngại cho Hội nghị thượng đỉnh đạt được mục tiêu.
“Theo tôi, con đường dẫn tới hòa bình là rất phức tạp vì nhiều nước trong số các quốc gia tham gia hội nghị đã từng ngồi vào bàn đàm phán, nhưng khi đến thời điểm thông qua quyết định cuối cùng, thường chỉ còn lại một số ít người chính là những người đang dẫn đầu “tiến trình hòa bình” do phương Tây đề xuất hoặc ưu tiên tầm nhìn của phương Tây”, - Tiến sĩ Serrano nói.
Về vấn đề này, ông nhắc nhở rằng, tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ, Hoa Kỳ đã gây áp lực lên các nước Mỹ Latinh và Caribe để họ ủng hộ Ukraina, nhưng không đạt được thành công.
Theo ông Martinez Serrano, hiện có một kịch bản tiêu cực, theo đó Hội nghị thượng đỉnh sẽ biến thành một cuộc diễu hành của thế giới phương Tây và các nền kinh tế G7 bày tỏ sự ủng hộ đối với Vladimir Zelensky, “trong khi đất nước Ukraina đang tan vỡ, người dân Ukraina đang bị suy sụp tinh thần, và một phần đáng kể người dân Ukraina đã chạy trốn khỏi cuộc xung đột vũ trang”.
Cung điện Liên bang (Quốc hội) ở thành phố Bern - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2024
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ngoại trưởng Thụy Sĩ nói về việc chuẩn bị một hội nghị hòa bình về Ukraina
Tiến sĩ Claudia Serrano cũng bày tỏ quan điểm tương tự, bà nhắc nhở rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nỗ lực không thành công trong việc khởi xướng thỏa thuận hòa bình “chỉ vì ông ấy là nhà lãnh đạo đại diện cho một tiểu vùng không có quy mô như những nước khác kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình”.

Hòa bình hay leo thang xung đột?

Cùng với việc kêu gọi Thụy Sĩ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Ukraina, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây còn nói rằng, “nếu người Nga đi quá xa, người châu Âu phải sẵn sàng kiềm chế họ”.
Cuối tháng 2, Tổng thống Macron cho biết ông đã thảo luận với lãnh đạo một số nước thành viên NATO, trong đó có Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Ba Lan và Anh, về khả năng đưa quân tới Ukraina, nhưng chưa đạt được sự đồng thuận.
Cung điện Liên bang (Quốc hội) ở thành phố Bern - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Thụy Sĩ phê duyệt việc tái xuất khẩu vũ khí do họ sản xuất sang Ukraina
Ông Martinez Serrano cho rằng, những phát biểu của Tổng thống Macron mang nhiều âm hưởng vận động bầu cử hơn là ý định thực sự tham gia vào cuộc xung đột:
"Tôi không nghĩ Tổng thống Pháp có đủ can đảm để thực hiện một chiến dịch quân sự kiểu này".
Tiến sĩ Claudia Serrano cho rằng, áp lực của Pháp sẽ có vai trò xã hội hơn là quân sự khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn có thể xảy ra và có thể trở nên tồi tệ hơn do xung đột.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала