Vụ nhân viên tham ô tiền của cơ quan chuyển cho kẻ lừa đảo: Cục An toàn thông tin ra khuyến cáo

© East News / Kate HoltTù nhân bị còng tay
Tù nhân bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trường hợp của nữ nhân viên ngân hàng tham ô 30 tỷ của công ty chuyển cho kẻ lừa đảo cho thấy các đối tượng lừa đảo đang biến tướng với nhiều chiêu trò tinh vi, liên tục thay đổi để lừa gạt người dân.
Liên quan đến vụ việc, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) vừa khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, đề phòng khi bắt gặp những dịch vụ liên quan tới ứng dụng tài chính hay bảo hiểm xã hội trên các nền tảng mạng xã hội.
Trao đổi với Thanh Niên, Đại diện Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia nhận định:
"Các hình thức lừa đảo hiện nay đã thâm nhập hết sức sâu rộng đến hầu hết các nhu cầu của cuộc sống, từ cho vay tài chính đến tuyển dụng, bảo hiểm xã hội. Điều này chứng tỏ các đối tượng lừa đảo rất chuyên nghiệp và đông đảo. Chúng đánh vào tâm lý ở từng thời điểm của người dân. Nếu trước đây chúng ta đã thấy rộ lên nhiều trường hợp lừa đảo với hình thức mạo danh thầy cô gọi điện báo tin học sinh bị té ngã cấp cứu, hay như các chủ nhà hàng bị lừa vì hình thức đặt cọc tiền mua rượu thì gần đây các chiêu trò lừa gạt biến tướng ngày càng tinh vi hơn, thay đổi liên tục nên người sử dụng mạng xã hội rất khó đề phòng và có thể trở thành nạn nhân bất cứ lúc nào".
Trước tình trạng lừa đảo trực tuyến đang leo thang, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nâng cao khả năng bảo mật, đồng thời phòng tránh lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng các phương pháp sau:
Xác định danh tính của người gọi: Phải nắm được danh tính của người gọi trước khi chia sẻ bất kỳ thông tin cá nhân nào.
Sử dụng hệ thống bảo mật nhiều lớp như số điện thoại, vân tay, mã pin... Hãy đảm bảo tài khoản của bạn đáp ứng đủ các lớp bảo mật trên nhằm hạn chế tối đa việc bị tin tặc xâm nhập.
Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân qua các hình thức trực tuyến: Tuyệt đối không chia sẻ các thông tin như địa chỉ nhà, tài khoản ngân hàng, số căn cước công dân... cho những cuộc gọi, đoạn chat lạ.
Chủ động thu âm các cuộc gọi và tin nhắn thoại lạ: Việc ghi lại những cuộc gọi và tin nhắn thoại sẽ giúp ích cho quá trình điều tra và truy vết đối tượng trong trường hợp người dân bị lừa đảo.
Logo mạng xã hội Facebook - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2024
Mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để "thu hồi tiền lừa đảo"
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, Nguyễn Thị Lệ Chi, nhân viên ngân hàng, (35 tuổi) đã trình báo về việc bị lừa đảo hơn 30 tỷ đồng khi đăng ký cho con, cháu tham dự giải chạy marathon trẻ em. Trong đó có gần một tỷ đồng của Chi, số còn lại cô sử dụng "nghiệp vụ kế toán" chuyển tiền của chi nhánh ngân hàng cho chúng.
Cô đã nhắn tin đến fanpage (giả mạo) này hỏi thể thức đăng ký. Chi giải thích do trang này có vẻ uy tín, có các video nghệ sĩ quảng cáo, lượt theo dõi và thích rất lớn, nên không biết là giả.
Chi khai nhận được thông tin từ fanpage giả mạo trên Facebook* về giải "Kun Marathon-2024" tại Quy Nhơn. Sau đó, Chi bị dẫn dụ chuyển tiền để mua hàng, "kết nối sản phẩm" với nhà tài trợ, và cam kết sẽ hoàn tiền sau 5 phút, sau khi hoàn thành khảo sát sẽ được chiết khấu hoa hồng 10%.
Chi làm theo và sau đó nhận lại được tiền y như cam kết. Ngay sau đó, các đối tượng lừa đảo lại đề nghị chuyển tiền cho những sản phẩm đắt hơn. Chi thực hiện và đều nhận lại được tiền. Khi số tiền lên tới gần 1 tỷ đồng, nhóm lừa đảo yêu cầu Chi chuyển thêm tiền nếu muốn nhận lại số tiền đã chuyển.
Lúc này, Chi bị nhóm lừa đảo hướng dẫn "lấy tiền của cơ quan" để chuyển cho chúng. Chi đã sử dụng "nghiệp vụ kế toán" và trong thời gian ngắn đã lấy gần 30 tỷ đồng của ngân hàng chuyển cho nhóm lừa đảo.
Còng tay trên bàn phím - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2024
Nữ kế toán chiếm đoạt hơn 68 tỷ đồng tiền BHXH rồi bỏ trốn
Điều tra ban đầu xác định, nhóm lừa đảo sử dụng công ty "ma" để nhận tiền của Chi. Việc Chi lấy tiền của ngân hàng để chuyển cho nhóm lừa đảo đã vi phạm hành vi Tham ô tài sản.
"Chúng tôi đang điều tra cả hai vụ án Tham ô và Lừa đảo", lãnh đạo Công an tỉnh Bình Định cho biết.
Ban tổ chức Kun Marathon (giải chạy trẻ em miễn phí thuộc VnExpress Marathon) khẳng định mọi hình thức đòi chuyển tiền tham dự đều là lừa đảo. Ban tổ chức đã và đang phối hợp với cơ quan chức năng để làm rõ hành vi lừa đảo từ các trang web, fanpage giả mạo.
Theo Thanh Niên, trường hợp đăng ký tham gia thể thao để rồi bị lừa tới 30 tỉ đồng, thậm chí còn trở thành bị can như chị Chi gây sốc cho nhiều người. Thế nhưng nhìn lại, các chiêu lừa đảo tương tự thế này không phải là mới. Mấy năm nay, lợi dụng nhu cầu cho con tham gia trại hè công an nhân dân hoặc học kỳ quân đội vào dịp hè, các đối tượng đã lập ra rất nhiều fanpage giả mạo với giao diện tương tự của các tổ chức chính thống để lừa đảo. Dù đã được cảnh báo nhưng không ít người nhẹ dạ đã chuyển tiền cho các đối tượng giả mạo này.
Chưa hết, mới đây, một tờ báo nổi tiếng tại TP.HCM cũng đã phải lên tiếng cảnh báo vì bị giả mạo để đăng thông tin tuyển dụng phóng viên. Khi một số người quan tâm nhắn tin qua ứng dụng mạng xã hội để tìm hiểu thì được trả lời rằng vị trí tuyển dụng đã đủ người rồi và chỉ còn vị trí dịch văn bản. Đại diện tờ báo này khẳng định:
"Đây là thông tin hoàn toàn giả mạo. Nếu cần tuyển phóng viên, biên tập viên, chúng tôi sẽ thông tin qua kênh chính thống của mình chứ không đăng ở những trang mạng xã hội khác".
*Hoạt động Meta bị cấm trên lãnh thổ Nga
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала