Hà Nội muốn đường sắt đô thị trở thành "xương sống" của hệ thống giao thông

CC BY-SA 4.0 / Đào Mạnh Sơn / Ha Noi metro (cropped image)Xây dựng ga tàu điện ngầm Hà Nội
Xây dựng ga tàu điện ngầm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - UBND TP Hà Nội vừa có dự thảo xin ý kiến Bộ Giao thông vận tải về đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô.
Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển đường sắt đô thị trở thành trục "xương sống" của hệ thống giao thông vận tải, góp phần tái cơ cấu các phương thức vận tải theo hướng bền vững và hợp lý.
Cụ thể, đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu hoàn thành thi công xây dựng 96,8km đường sắt đô thị và chuẩn bị đầu tư 301km, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 14,6 tỷ USD. Lúc đó, đường sắt đô thị sẽ đảm nhận 7-8% lượng hành khách công cộng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2024
Việt Nam chọn công nghệ tiên tiến làm metro tại Hà Nội, TPHCM
Đến năm 2035, thành phố hoàn thành đầu tư xây dựng 301km đường sắt đô thị, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 22,57 tỷ USD. Sau năm 2035, đường sắt đô thị sẽ đảm nhận 35-40% lượng hành khách công cộng.
Đến năm 2045, Hà Nội phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng 206,1km đường sắt đô thị được điều chỉnh, bổ sung theo quy hoạch được phê duyệt.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội đánh giá phương án "1 kế hoạch, 3 phân kỳ" này có ưu điểm đáp ứng mục tiêu hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị vào năm 2035 và phù hợp với mục tiêu về thị phần vận tải hành khách công cộng 50-55%. Tuy nhiên, phương án cũng có một số nhược điểm như khối lượng công việc lớn, nhu cầu vốn cao và thời gian thu xếp vốn ngắn, sẽ gây áp lực lên ngân sách sau khi đưa toàn bộ mạng lưới vào khai thác.
Để đảm bảo mục tiêu trên, UBND Hà Nội cho biết sẽ tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại khu vực đô thị trung tâm nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng.
Chạy thử tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2024
Metro tại Việt Nam 2024: Sơ đồ, tuyến, giờ hoạt động, giá vé và nhà ga
Đồng thời, thành phố ưu tiên đầu tư các tuyến đường sắt đô thị kết nối các đầu mối giao thông như sân bay, ga đường sắt quốc gia đầu mối, các khu đô thị tập trung dân cư.
Đường sắt đô thị của thủ đô sẽ được đầu tư theo tiêu chí gắn liền với quá trình tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tính kế thừa và hiệu quả đầu tư.

“Việc hoàn thành các mục tiêu xây dựng hạ tầng đường sắt đô thị được đề cập trong Dự thảo Đề án tổng thể Đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô là một thách thức rất lớn, đòi hỏi một cách làm mang tính đột phá trong việc huy động nguồn vốn và tổ chức triển khai”, lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhận định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала