Metro tại Việt Nam 2024: Sơ đồ, tuyến, giờ hoạt động, giá vé và nhà ga

© iStock.com / Quang HoChạy thử tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chạy thử tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2024
Đăng ký
Đường sắt đô thị (metro) tại Việt Nam là một loại hình giao thông công cộng rất mới. Hiện chỉ có một tuyến tàu duy nhất, mà chưa có các tuyến nhánh. Các ga tàu được xây dựng tại các trung tâm đô thị như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tạo điểm dừng chuyển tiếp cho hàng triệu hành khách mỗi ngày. Cùng Sputnik tìm hiểu thêm về metro Việt Nam.

Đường sắt đô thị Việt Nam

Đường sắt đô thị, hay còn gọi là metro, là một phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến và quan trọng trong các thành phố đông đúc trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện tại, đường sắt đô thị tại Việt Nam được xây dựng theo nhiều kiểu chạy khác nhau như chạy trên cao và chạy ngầm.
Hệ thống đường sắt đô thị Việt Nam gồm có Đường sắt đô thị Hà Nội (Hanoi Metro) và Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Metro).
Tại Hà Nội, trong tổng số 12 tuyến, có tuyến Cát Linh - Hà Đông (gồm 12 nhà ga) đã vận hành, 1 tuyến Nhổn - Ga Hà Nội (gồm 12 nhà ga) đang xây dựng và 10 tuyến khác sẽ được triển khai theo kế hoạch.
Tại Sài Gòn, trong tổng số 12 tuyến, có 2 tuyến đang thi công (gồm tổng 25 nhà ga). Đó là dự án đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành Suối Tiên) và dự án số 2 (Bến Thành - Tham Lương). 10 tuyến gồm 171 ga sẽ được xây dựng theo kế hoạch.
Phối cảnh ga ngầm C9 ở khu vực hồ Hoàn Kiếm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2024
16 năm nằm trên giấy, metro Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo đội vốn hơn 16.000 tỷ đồng

Lịch sử metro Việt Nam

Trong những năm 1995-1996, ông Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Kiến trúc sư trưởng của thành phố Hà Nội, đã tham gia đoàn khảo sát của Hà Nội để thăm các nước có hệ thống vận tải khối lượng lớn. Dân số Hà Nội lúc đó đã vượt quá một triệu người. Đường sắt đô thị trở thành một vấn đề cấp thiết.
Năm 1998, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô đến năm 2020, đặt ra 5 tuyến đường sắt đô thị, trong đó đặc trưng của đường sắt đô thị Hà Nội là kết hợp cả đoạn đi ngầm và đoạn đi trên cao.
Từ năm 2003, ý tưởng thực hiện tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam là tuyến Cát Linh - Hà Đông. Lúc này, Hà Đông vẫn là trung tâm của tỉnh Hà Tây và là thành phố gần Hà Nội nhất. Tuy nhiên, việc mở rộng hướng đi Hà Đông lại gặp khó khăn do các công trình hai bên đường Nguyễn Trãi.
Vào tháng 10 năm 2004, Văn phòng Chính phủ đã chấp thuận thỏa thuận hợp tác để xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội - Hà Đông giữa Cục Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn Xây dựng đường sắt số 6 Trung Quốc. Dự án chính thức khởi công vào tháng 11 năm 2011.
Vào ngày 6 tháng 11 năm 2021, Tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông đã chính thức trở thành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam được đưa vào khai thác thương mại.
Còn đối với tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi được sửa đổi từ đề xuất ban đầu vào năm 2007, đã được phê duyệt vào ngày 8 tháng 4 năm 2013. Tuyến đầu tiên trong mạng lưới này là kết nối giữa Chợ Bến Thành và Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên tại Thành phố Thủ Đức, dự kiến hoàn thành vào năm 2014. Lễ khởi công xây dựng Tuyến số 1 đã diễn ra vào ngày 21 tháng 2 năm 2008.

Hà Nội

Đường sắt đô thị Hà Nội do Công ty Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro Company - HMC) vận hành, bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị và 3 tuyến tàu điện một ray, với tổng chiều dài khoảng 318 km. Đây là hệ thống đường sắt đô thị trên cao đầu tiên tại Việt Nam.
Hai tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng là tuyến số 2A (đoạn Cát Linh - Hà Đông) và tuyến số 3 (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội). Đến tháng 11 năm 2021, tuyến số 2A đã chính thức đi vào hoạt động thương mại sau 8 lần điều chỉnh tiến độ dự án, vào ngày 6 tháng 11 năm 2021. Quá trình xây dựng hai tuyến đường sắt đã gặp nhiều khó khăn về tài chính, vấn đề về tiến độ cũng như tai nạn xây dựng.

Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến Metro số 1, hay còn được gọi là tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, tuyến đang trong quá trình xây dựng và dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động thương mại vào tháng 7 năm 2022, sau tuyến Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội.
© iStock.com / HuyNguyenSGLối vào ga tàu điện ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lối vào ga tàu điện ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2024
Lối vào ga tàu điện ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lộ trình tuyến tàu

Đối với tuyến đang hoạt động - Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Dưới đây là hướng chạy của tuyến này:
Ga Cát Linh - điểm khởi đầu của tuyến được đặt tại nút giao giữa phố Cát Linh và đường Giảng Võ.
Tuyến đường sắt đi dọc theo các phố Hào Nam, Hoàng Cầu, Yên Lãng tới đường Láng, sau đó chạy qua sông Tô Lịch, dọc theo trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung và kết thúc tại ga Yên Nghĩa - đối diện Bến xe Yên Nghĩa.
Ga Cát Linh: Kết nối với Tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Ga Thượng Đình: Kết nối với Tuyến số 2, đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình - Hoàng Quốc Việt, ga Yên Nghĩa là điểm kết nối với bến xe khách Yên Nghĩa, nằm ở phía Tây Nam của Thủ đô.
Trong tương lai, Tuyến số 2A sẽ được mở rộng để kết nối với Tuyến số 4 (Mê Linh - Liên Hà) và Tuyến số 8 (Sơn Đồng - Dương Xá).
Bên cạnh thiết kế ban đầu, Bộ Giao thông Vận tải còn có kế hoạch kéo dài Tuyến số 2A thêm 20 km từ ga Yên Nghĩa tới Xuân Mai.
Đối với Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM):
Hướng đi của tuyến bắt đầu tại chợ Bến Thành, đi ngầm 2,6 km từ ga Bến Thành, qua ga Nhà hát Thành phố và đến ga Ba Son tại khu đô thị Vinhomes Golden River. Sau đó, tuyến sẽ đi trên cao 17,1 km theo rạch Văn Thánh, vượt qua sông Sài Gòn và chạy dọc theo xa lộ Hà Nội, kết thúc tại ga cuối Suối Tiên, ngay phía trước Bến xe Miền Đông mới.
© iStock.com / Quang HoChạy thử tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chạy thử tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2024
Chạy thử tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ga tàu điện ngầm

Các nhà ga của tàu điện Cát Linh Hà Đông (Hà Nội) đi qua bao gồm: nhà ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, trạm Thượng Đình, trạm Vành Đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, ga Hà Đông, La Khê, ga Văn Khê, Yên Nghĩa. Tuyến đường này kết nối nhiều cơ quan nhà nước, khu dân cư, khu văn phòng doanh nghiệp và các trường đại học.
Tuyến Metro số 1 Bến Thành Suối Tiên (TP. HCM) có tổng cộng 14 nhà ga. Trong đó có 3 ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son. Các ga còn lại, tổng cộng 11 ga, là các nhà ga trên cao: Công viên Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công Nghệ Cao, Đại Học Quốc Gia và Bến Xe Suối Tiên.

Giờ hoạt động

Tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông có điểm xuất phát tại ga Cát Linh (Đống Đa) và điểm đến là ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Tuyến tàu điện này có chiều dài 13,05km và có tổng cộng 12 nhà ga trên tuyến.
Mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, có tốc độ 80km/h và tốc độ khai thác 35km/h, có khả năng chở tối đa 960 người/đoàn. Thời gian di chuyển của một đoàn tàu trên toàn tuyến là hơn 23 phút.
Lịch chạy tàu điện Cát Linh - Hà Đông sẽ được thực hiện như sau:
- Thời gian hoạt động của tàu: Từ 5h30 đến 22h hàng ngày.
- Sẽ có 9 đoàn tàu hoạt động.
- Mỗi chuyến tàu sẽ có thời gian chạy khoảng 6 phút/chuyến (vào giờ cao điểm) và 10 phút/chuyến (vào giờ bình thường). Giờ cao điểm được tính từ 7h đến 8h30 sáng và từ 16h30 đến 18h chiều trong các ngày từ thứ 2 đến thứ 6.
- Trong các ngày thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ và ngày Tết, mỗi chuyến tàu sẽ có thời gian chạy là 10 phút/chuyến.
© AFP 2023 / Nhac NguyenĐường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2024
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Giá vé

Có 3 loại vé tàu cho Tuyến số 2A (tuyến Cát Linh - Hà Đông)
- Vé tàu một chiều: Giá vé tối đa là 15.000 đồng/lượt cho toàn tuyến (từ ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa). Giá vé thấp nhất là 8.000 đồng cho quãng đường ngắn nhất (2 ga cạnh nhau).
- Vé tàu trong ngày: Giá vé là 30.000 đồng/người, cho phép đi lại không giới hạn số lượt trên tuyến trong ngày.
-. Vé tháng: Có các mức giá khác nhau, 200.000 đồng/người cho hành khách phổ thông, 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp. Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, giá vé áp dụng là 140.000 đồng/người/tháng. Vé tháng cũng cho phép đi lại không giới hạn số lượt trên tuyến trong ngày.
Ngoài ra, những người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi và nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn phí.

Vấn đề metro ở Việt Nam

Metro Việt Nam là lĩnh vực mới từ trước đến nay. Bởi vậy, trong quá trình triển khai thi công, vận hành,... còn gặp nhiều vấn đề và khó khăn.
Đội ngũ quản lý và vận hành: Một trong những vấn đề lớn là khả năng quản lý và vận hành hệ thống metro. Đây là một công việc phức tạp và đòi hỏi kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm. Việc đào tạo và tạo ra một đội ngũ chất lượng để quản lý và vận hành đường sắt đô thị là một thách thức đối với Việt Nam.
Chất lượng xây dựng: Tuyến 2A trước đây đã gặp phải sự cố khi đang chở khách. Kiểm soát chất lượng và tiến độ xây dựng là rất quan trọng để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững.
Tài chính: Việc xây dựng và vận hành một hệ thống đường sắt đô thị đòi hỏi đầu tư lớn. Sự phụ thuộc vào nhà thầu hay nguồn tài chính khác có thể ảnh hưởng đến tiến độ. Việc xây dựng các tuyến metro tại Việt Nam bị kéo dài thời gian xây dựng, dẫn đến đội vốn gây tốn kém.
Quy hoạch và giải phóng mặt bằng: Việc xây dựng đường sắt đô thị cần dựa trên một quy hoạch và kế hoạch bài bản và chi tiết. Thiếu quy hoạch và kế hoạch hợp lý có thể dẫn đến việc không tận dụng triệt để tiềm năng của hệ thống và gây ra sự phân tán và không hiệu quả.

Tương lai của metro ở Việt Nam

Trong tương lai, thành phố Hà Nội sẽ tiến hành xây dựng 9 tuyến đường sắt đô thị và mạng lưới các tuyến kết nối đô thị vệ tinh, với tổng chiều dài là 417,8km.
Riêng đoạn từ Nhổn đến Cầu Giấy có chiều dài 8,5km đã được chạy thử vào tháng 12-2023 và dự kiến chính thức vận hành vào ngày 30-4-2024.
TP.HCM cần những cơ chế mới, cách làm mới để hiện thực hóa giấc mơ metro - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2023
Chuyên gia: TP.HCM không nên tham lam, làm metro phải đâu ra đó
Trong vòng hơn 20 năm tới, Hà Nội sẽ phải hoàn thành khoảng 400km đường sắt đô thị còn lại của Thủ đô. Đây là một thách thức lớn đòi hỏi sự nghiên cứu, xây dựng và đề xuất mô hình đầu tư mới cho việc xây dựng đường sắt đô thị.
Còn với TP Hồ Chí Minh, hiện đã được quy hoạch 8 tuyến metro và ba tuyến xe điện mặt đất (hoặc đường sắt một ray) tổng chiều dài 220km, vốn đầu tư ước tính khoảng 25 tỷ USD. Trong số đó, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đã được triển khai, nhưng các tuyến còn lại vẫn chưa được đầu tư.
Trong tương lai, việc nghiên cứu bổ sung quy hoạch cho 3 tuyến metro kết nối Tân Sơn Nhất, khu đô thị Cần Giờ và ga đường sắt quốc gia ở TP HCM sẽ được tiến hành để đảm bảo mạng lưới đường sắt đô thị được đồng bộ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала