https://kevesko.vn/20240626/cac-chuyen-gia-my-latinh-julian-assange-duoc-tra-tu-do-la-su-kien-co-y-nghia-lich-su-30542529.html
Các chuyên gia Mỹ Latinh: Julian Assange được trả tự do là sự kiện có ý nghĩa lịch sử
Các chuyên gia Mỹ Latinh: Julian Assange được trả tự do là sự kiện có ý nghĩa lịch sử
Sputnik Việt Nam
Việc trả tự do cho Julian Assange có ý nghĩa lịch sử bởi công việc mà ông đã thực hiện nhiều năm trước trên nền tảng WikiLeaks - công bố thông tin mật của Hoa... 26.06.2024, Sputnik Việt Nam
2024-06-26T18:27+0700
2024-06-26T18:27+0700
2024-06-26T19:01+0700
mỹ latinh
quan điểm-ý kiến
julian assange
anh
nga
thế giới
phương tây
hoa kỳ
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/06/19/30508523_0:0:1920:1080_1920x0_80_0_0_8c36582c9720dc013258721cb494570e.png
Ngày 24 tháng 6, thế giới được biết rằng sau 14 năm bị Washington đàn áp, nhà hoạt động và nhà báo người Australia Julian Assange đã được thả khỏi nhà tù khét tiếng canh phòng nghiêm ngặt tối đa Belmarsh, nơi ông đã phải trải qua 5 năm trong phòng biệt giam. Julian Assange được trả tự do sau khi luật sư bào chữa của ông đạt thỏa thuận với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, những chi tiết của thoả thuận này hiện vẫn chưa được tiết lộ. Đồng thời, các phương tiện truyền thông như CNN và NBC chỉ ra rằng nhà hoạt động này phải nhận tội với mức án 62 tháng tù ở Hoa Kỳ, nói cách khác, tương đương với 5 năm giam cầm mà ông đã phải ngồi tù ở Anh.Chưa tính đến trình tự tố tụng vẫn chờ đợi Julian Assange ở Hoa Kỳ - nơi ông bị kết án tới 175 năm tù vì tiết lộ tài liệu mật liên quan đến an ninh quốc gia - việc trả tự do cho Assange có thể coi là một thắng lợi của tự do ngôn luận và tự do báo chí, ông Rubén Darío Vázquez chuyên gia đổi mới công nghệ và truyền thông tại Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM) tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.Theo quan điểm của ông, WikiLeaks đã trở thành hình mẫu cho nhiều nền tảng hoặc dự án khác, trong nhiều năm sau bắt đầu công bố những tài liệu mật hoặc các thông tin khác thuộc loại này về những vấn đề có tầm quan trọng toàn cầu. Chuyện ở đây nói về những sáng kiến như Guacamaya Leaks, Panama Papers hay Pentagon Papers.Bằng hành động của mình, Assange không chỉ đi ngược lại lợi ích của Washington mà còn phát biểu chống lại những tuyên bố chính thức do chính quyền Hoa Kỳ đưa ra như khuôn mẫu chỉ đạo dành cho các tập đoàn truyền thông toàn cầu, chuyên gia lưu ý. “Các Chính phủ trên khắp thế giới có những lợi ích giấu kín thường xung đột với nguyên tắc đối nội và quốc tế của chính họ; Assange đã chứng minh điều này. Tự do của ông ấy hôm nay hàm ý một phương thức tư duy mới về ý nghĩa của khái niệm «tiếp cận thông tin» thời đại», chuyên gia nhận xét..Nhân tố Assange trong cuộc bầu cử ở Hoa KỳViệc trả tự do cho Julian Assange ở Anh diễn ra trong bối cảnh căng thẳng chính trị đáng kể ở Hoa Kỳ, nơi Tổng thống Joe Biden cố gắng tìm cách tái tranh cử chống lại Donald Trump, ứng viên đối thủ dường như đang làm tốt hơn qua kết quả của nhiều cuộc thăm dò ý kiến cử tri. Theo quan điểm của chuyên gia Vazquez, điều có thể gây tác động như gánh nặng với Biden là vai trò Tổng thống hoặc phó Tổng thống của ông trong thời gian xảy ra các cuộc chiến ở Iraq hoặc Afghanistan, khiến ông ta dễ dàng trở thành đích ngắm cho những chỉ trích, trong tương quan vụ rò rỉ tài liệu trên WikiLeaks phanh phui ra ánh sáng hàng loạt tội ác chiến tranh và những vi phạm khác nhau gắn với những cuộc xung đột này.Trong suốt 14 năm, Julian Assange đã trải qua một trong những quy trình tố tụng xét xử hà khắc bậc nhất hành tinh chống một đại biểu giới nhà báo. Hệ thống tư pháp Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều cáo buộc gián điệp chống Assange, theo đó ông phải đối mặt với mức án tới 175 năm tù giam. Ngoài ra, kể từ năm 2019, ông bị nhốt trong một nhà tù ở Anh, bị ốm nặng, như luật sư biện hộ của ông nhiều lần thông báo. Ngoài ra, từ năm 2012 đến 2019, ông đã tị nạn trong Đại sứ quán Ecuador ở London, cho đến khi quốc gia Nam Mỹ này dưới thời Tổng thống Lenin Moreno từ chối dành cho ông nơi ẩn náu. Trong suốt thời gian này Julian Assange luôn đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Hoa Kỳ.Hình mẫu về cách trừng phạt các nhà báo
https://kevesko.vn/20240626/assange-khi-roi-toa-an-duoc-nguoi-dan-chuc-mung-va-vo-tay-30540392.html
https://kevesko.vn/20240626/phien-toa-xet-xu-assange-bat-dau-o-saipan-30533991.html
https://kevesko.vn/20240626/tong-bien-tap-sputnik-simonyan-bay-to-hy-vong-mot-ngay-nao-do-ba-se-co-the-lien-lac-duoc-voi-30532132.html
https://kevesko.vn/20240625/ramaswami-thay-nuoc-thi-quan-trong-van-bai-tranh-cu-cua-biden-qua-viec-tha-assange-30511587.html
mỹ latinh
anh
phương tây
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/06/19/30508523_230:0:1670:1080_1920x0_80_0_0_07c700fe6609d3f542c0cd32b153ec05.pngSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
mỹ latinh, quan điểm-ý kiến, julian assange, anh, nga, thế giới, phương tây, hoa kỳ, chính trị
mỹ latinh, quan điểm-ý kiến, julian assange, anh, nga, thế giới, phương tây, hoa kỳ, chính trị
Các chuyên gia Mỹ Latinh: Julian Assange được trả tự do là sự kiện có ý nghĩa lịch sử
18:27 26.06.2024 (Đã cập nhật: 19:01 26.06.2024) Việc trả tự do cho Julian Assange có ý nghĩa lịch sử bởi công việc mà ông đã thực hiện nhiều năm trước trên nền tảng WikiLeaks - công bố thông tin mật của Hoa Kỳ -, đã «đánh dấu thời điểm «bước ngoặt» trong lịch sử báo chí hiện đại, như ý kiến của các nhà báo và chuyên gia phân tích đàm đạo với Sputnik Mundo.
Ngày 24 tháng 6, thế giới được biết rằng sau 14 năm bị Washington đàn áp, nhà hoạt động và nhà báo người Australia Julian Assange đã được thả khỏi nhà tù khét tiếng canh phòng nghiêm ngặt tối đa Belmarsh, nơi ông đã phải trải qua 5 năm trong phòng biệt giam. Julian Assange được trả tự do sau khi luật sư bào chữa của ông đạt thỏa thuận với
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, những chi tiết của thoả thuận này hiện vẫn chưa được tiết lộ. Đồng thời, các phương tiện truyền thông như CNN và NBC chỉ ra rằng nhà hoạt động này phải nhận tội với mức án 62 tháng tù ở Hoa Kỳ, nói cách khác, tương đương với 5 năm giam cầm mà ông đã phải ngồi tù ở Anh
.Chưa tính đến trình tự tố tụng vẫn chờ đợi Julian Assange ở Hoa Kỳ - nơi ông bị kết án tới 175 năm tù vì tiết lộ tài liệu mật liên quan đến an ninh quốc gia - việc trả tự do cho Assange có thể coi là một thắng lợi của tự do ngôn luận và tự do báo chí, ông Rubén Darío Vázquez chuyên gia đổi mới công nghệ và truyền thông tại Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM) tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
"Vạch trần những bí mật đen tối của một Chính phủ mạnh như chính quyền Hoa Kỳ là nhiệm vụ phức tạp. Assange đã cho thấy rằng với trợ giúp của sự thật và tính minh bạch, chúng ta có thể «chiếu tướng» cả những nhân vật quyền lực bậc nhất”, chuyên gia kiêm giảng viên trường Đại học lớn của Mexico Universidad Iberoamericana Ciudad de México nêu ý kiến.
Theo quan điểm của ông, WikiLeaks đã trở thành hình mẫu cho nhiều nền tảng hoặc dự án khác, trong nhiều năm sau bắt đầu công bố những tài liệu mật hoặc các thông tin khác thuộc loại này về những vấn đề có tầm quan trọng toàn cầu. Chuyện ở đây nói về những sáng kiến như Guacamaya Leaks, Panama Papers hay Pentagon Papers.
"Việc tạo lập WikiLeaks vào năm 2006 đã đặt tiền lệ cho sự xuất hiện của thứ mà ngày nay chúng ta hiểu là báo chí điều tra. Khái niệm của nó không mấy phức tạp: một nền tảng nơi các tài liệu có thể được tải lên, cung cấp tiếp cận rộng rãi dành cho tất cả và cũng tạo điều kiện cho những nhà báo khác làm việc với các tài liệu này. “Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu rất sâu về kiến trúc CNTT, nhưng trước hết là tầm nhìn rất rõ ràng về quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin trong thế kỷ 21”, chuyên gia Vázquez nói.
Bằng hành động của mình, Assange không chỉ đi ngược lại lợi ích của Washington mà còn phát biểu chống lại những tuyên bố chính thức do chính quyền Hoa Kỳ đưa ra như khuôn mẫu chỉ đạo dành cho các tập đoàn truyền thông toàn cầu, chuyên gia lưu ý. “Các Chính phủ trên khắp thế giới có những lợi ích giấu kín thường xung đột với nguyên tắc đối nội và quốc tế của chính họ; Assange đã chứng minh điều này. Tự do của ông ấy hôm nay hàm ý một phương thức tư duy mới về ý nghĩa của khái niệm «tiếp cận thông tin» thời đại», chuyên gia nhận xét..
Nhân tố Assange trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ
Việc trả tự do cho Julian Assange ở Anh diễn ra trong bối cảnh căng thẳng chính trị đáng kể ở Hoa Kỳ, nơi Tổng thống
Joe Biden cố gắng tìm cách tái tranh cử chống lại Donald Trump, ứng viên đối thủ dường như đang làm tốt hơn qua kết quả của nhiều cuộc thăm dò ý kiến cử tri. Theo quan điểm của chuyên gia Vazquez, điều có thể gây tác động như gánh nặng với Biden là vai trò Tổng thống hoặc phó Tổng thống của ông trong thời gian xảy ra các cuộc chiến ở Iraq hoặc Afghanistan, khiến ông ta dễ dàng trở thành đích ngắm cho những chỉ trích, trong tương quan vụ rò rỉ tài liệu trên WikiLeaks phanh phui ra ánh sáng hàng loạt tội ác chiến tranh và những vi phạm khác nhau gắn với những cuộc xung đột này.
"Biden không có trọng lượng như các Tổng thống khác. Ngay cả Trump, người mà cả thế giới đang chỉ trỏ phê phán, cũng vẫn chiếm được cảm tình của những người dân Hoa Kỳ. Tôi không nghi ngờ gì rằng vụ việc với Assange sẽ có vai trò chống lại đảng Dân chủ trước thềm cuộc bầu cử tháng 11 tới. Vụ việc này có thể được người Mỹ phái cánh hữu ủng hộ Trump tận dụng khai thác, biến thành lá cờ phất cao của quyền tự do ngôn luận”, chuyên gia dự đoán.
Trong suốt 14 năm, Julian Assange đã trải qua một trong những quy trình tố tụng xét xử hà khắc bậc nhất hành tinh chống một đại biểu giới nhà báo. Hệ thống tư pháp Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều cáo buộc gián điệp chống Assange, theo đó ông phải đối mặt với mức án tới 175 năm tù giam. Ngoài ra, kể từ năm 2019, ông bị nhốt trong một nhà tù ở Anh, bị ốm nặng, như luật sư biện hộ của ông nhiều lần thông báo. Ngoài ra, từ năm 2012 đến 2019, ông đã tị nạn trong Đại sứ quán Ecuador ở London, cho đến khi quốc gia Nam Mỹ này dưới thời Tổng thống Lenin Moreno từ chối dành cho ông nơi ẩn náu. Trong suốt thời gian này Julian Assange luôn đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Hoa Kỳ.
“Tính đến việc bị truy bức và những vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khác nhau mà Julian Assange phải chịu đựng trong nhiều năm, việc trả tự do cho ông có thể được hiểu là «dấu hiệu cho thấy công lý có thể đạt được hoặc là sự bất công vẫn có thể được sửa chữa”, như đánh giá do bà Paula Mónaco Felipe - nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động và nhà sản xuất người Argentina hiện sống tại Mexico, từng đoạt Giải thưởng Báo chí Quốc gia năm 2019 và 2021 đã nói với Sputnik trong cuộc phỏng vấn.
Hình mẫu về cách trừng phạt các nhà báo
“Mặc dù việc trả tự do cho Julian Assange là tin thời sự tuyệt vời đối với ông và gia đình, nhưng chúng ta đâu thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế không thể phủ nhận là Hoa Kỳ và các đồng minh đã áp đặt “hình mẫu xử phạt quốc tế chủ yếu dành cho các nhà báo, dựa trên cơ sở tra tấn tinh thần-tâm lý”, bà Daniela Pastrana, Giám đốc cổng thông tin báo chí điều tra Pie de Página và là người sáng lập Mạng lưới các nhà báo Mỹ Latinh nêu ý kiến.
“Đó là cách nhắc nhở mọi người ở thế kỷ 21 rằng bất kỳ ai đứng lên chống lại thế lực thống trị đều có thể phải chịu đau khổ như Assange đã trải qua”, chuyên gia nói. “Tuy nhiên, ngoài ra, chuyện ở đây cũng đang nói về hình mẫu trừng phạt, trong đó có cảnh không được nhìn thấy ánh mặt trời, bị cô lập, không được tiếp xúc với người thân, và cả việc chỉ có 1 giờ mỗi tuần để nói chuyện với vợ qua điện thoại di động; đây là biểu hiện rõ ràng về mô hình dân chủ phương Tây đang khủng hoảng, trong tình huống như vậy đã để lộ bộ mặt thật xấu xí nhất”, nhà báo Mexico nổi tiếng nói thêm.