Kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành luật sâm Việt Nam

© TTXVN - Nguyễn Phương HoaQuốc hội thảo luận về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. 

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 10/7, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Tỉnh vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam về kiến nghị, đề xuất một số chủ trương về phát triển Sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam là một trong 2 địa phương tại Việt Nam, cùng với tỉnh Kon Tum, sở hữu cây đặc hữu sâm Ngọc Linh - được xem là cây quốc bảo.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, công tác bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu; tuy nhiên còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết.
UBND tỉnh đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam có ý kiến kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương quan tâm chủ trì sơ kết thực hiện Quyết định Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Làm cơ sở cho các tỉnh đánh giá kết quả đạt được và có những kiến nghị
Phạm Mỹ Hạnh chỉ đạo cộng sự vẽ ra miếng bánh dự án sâm Ngọc Linh để lừa đảo dưới hình thức huy động vốn, số tiền lên tới hơn 1.264 tỷ đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2023
Phạm Mỹ Hạnh vẽ ‘dự án ma’ Sâm Ngọc Linh lừa đảo đa cấp: Vụ án đặc biệt nghiêm trọng
Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam cũng đề xuất Chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng thủ phủ vùng Sâm Ngọc Linh, với dự án Nâng cấp quốc lộ 40B (đoạn huyện Bắc Trà My - giáp tỉnh Kon Tum) dài 45km); Đầu tư xây dựng tuyến đường chiến lược vùng Sâm Ngọc Linh, dài 60km.
Đồng thời đề nghị Bộ Y tế sớm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực; có cơ chế đưa sản phẩm Sâm Việt Nam vào bảo hiểm y tế…
Theo Luật Đất đai năm 2024, việc cho thuê môi trường rừng trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất để nuôi trồng cây dược liệu được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định cụ thể về trình tự thủ tục hồ sơ, thời gian thuê, mức giá thuê và hạn mức thuê để triển khai thực hiện tại địa phương.
Đồng thời, Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ quy định sâm Ngọc Linh (tự nhiên) thuộc nhóm IA, được cấp mã số cơ sở nuôi trồng vì mục đích xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để xác định sâm Ngọc Linh tự nhiên và sâm Ngọc Linh nuôi trồng nhân tạo.
Kon Tum: Điều tra vụ mất trộm hơn 800 cây sâm Ngọc Linh - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2024
800 cây sâm Ngọc Linh không cánh mà bay
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc này gây khó khăn trong cấp mã số cho cơ sở nuôi trồng, triển khai phát triển sản xuất, kinh doanh hướng đến xuất khẩu sâm Ngọc Linh nuôi trồng nhân tạo; ảnh hưởng đến quản lý và phát triển sản xuất cây sâm Ngọc Linh tại địa phương.
Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc cấp, quản lý mã số vùng trồng cho cây sâm Ngọc Linh và các loài cây dược liệu khác trồng trên đất lâm nghiệp, dưới tán rừng tự nhiên. Việc xác định cây sâm Ngọc Linh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng để kiểm định, phân định rõ ràng.
Tình trạng sâm Ngọc Linh giả vẫn diễn ra thường xuyên và phức tạp, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng cây sâm Ngọc Linh. Do đó, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành luật sâm Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала