Vì sao Việt Nam tính mua máy bay Trung Quốc?

© Sputnik / Kirill Kallinikov / Chuyển đến kho ảnhMáy bay của Vietnam Airlines
Máy bay của Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Nga và Trung Quốc đang cho thấy nỗ lực tự chủ và phát triển ngành hàng không dân dụng. Với tính toán đa dạng hóa nguồn máy bay, Việt Nam có thể là khách hàng tiềm năng của các nhà sản xuất máy bay đến từ Nga và Trung.

Comac sẽ là đối trọng của Boeing và Airbus

Tình trạng khan hiếm máy bay tại Việt Nam đang diễn ra khá nghiêm trọng. Một phần nguyên nhân là do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, nhà sản xuất máy bay lớn Boeing bị kiểm soát chặt chẽ, cùng với việc triệu hồi động cơ Pratt & Whitney đang được sử dụng trên một số máy bay A321, A320 NEO.
Thời gian gần đây, sau hàng loạt bê bối gian lận của Boeing đang uy tín của hãng này giảm rõ rệt. Tương lai, hàng không thế giới nói chung và hàng không Việt Nam nói riêng tiếp tục sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu máy bay, ít nhất đến năm 2025 - đây là dự đoán của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Còn các bên cho thuê máy bay và các hãng hàng không cho rằng sự thiếu hụt này có thể kéo dài ít nhất đến năm 2026-2027.
Trước bối cảnh hiện nay, đại diện Vietnam Airlines mới đây cho biết, họ đang “để mắt” tới máy bay C919 của Trung Quốc, như một phương án bù đắp sự thiếu hụt máy bay hiện nay ở Việt Nam.
Máy bay Boeing 777 của Turkish Airlines chuẩn bị cho chuyến bay đêm, sân bay ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2024
Vì sao Việt Nam thiếu máy bay?
Trong khi đó, Trung Quốc đang tích cực quảng bá máy bay chở khách C919 do Tập đoàn COMAC sản xuất, ra thị trường quốc tế. Đầu năm 2024, COMAC đã có màn chào hàng tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Đồng thời, cũng đang xem xét việc mở văn phòng đại diện của Tập đoàn tại Quảng Ninh. Điều này cho thấy, Việt Nam đang là một khách hàng tiềm năng của hãng máy bay Trung Quốc này.
Dù đã được cấp phép bay nội địa, tuy nhiên, để hoạt động thương mại tại các nước khác, Trung Quốc vẫn phải hoàn thành các bước để đạt được chứng nhận quốc tế. Được biết, trong tháng 7 này, Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) dự kiến sẽ đến Trung Quốc để kiểm tra máy bay C919 do nước này sản xuất, phục vụ quá trình. Nếu thành công, dự kiến C919 sẽ đạt chuẩn EASA trong năm 2024.
Với những nỗ lực hiện tại và tham vọng của ngành hàng không Trung Quốc, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định với Sputnik rằng, máy bay C919 của Trung Quốc sẽ là nhân tố mới, là nhà sản xuất máy bay đối trọng với các hãng hàng không của phương Tây và Mỹ trong tương lai.
© Ảnh : GS. TSKH. Nguyễn Đình ĐứcGS. TSKH. Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2024
GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
“Sự xuất hiện của C919 là nhân tố mới, là động lực để Trung Quốc tự tin và từng bước cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất máy bay thương mại. Hiện nay Trung Quốc mới nội địa hóa được 50% dây chuyền sản xuất máy bay này. Với đà phát triển mạnh mẽ về công nghệ của Trung Quốc và ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái trong chuỗi công nghiệp phụ trợ, bảo dưỡng và vận hành, tôi tin là C919 sẽ sớm nhận được chứng nhận an toàn của Cơ quan hàng không liên bang Mỹ và Cơ quan an toàn hàng không Liên minh châu Âu (EASA), và ngành sản xuất máy bay thương mại của Trung Quốc hoàn toàn có thể là đối trọng cạnh tranh mạnh mẽ với với các nhà sản xuất máy bay hiện nay của Mỹ và Châu Âu trong tương lai 10-20 năm tới”, GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức đánh giá.
Sau 14 năm nghiên cứu và phát triển, ngày 9/12/2022, China Eastern Airlines đã chính thức nhận 4 chiếc C919 đầu tiên mang số hiệu B-919A từ COMAC, mở ra các đường bay khứ hồi giữa Thượng Hải - Bắc Kinh, Thượng Hải - Thành Đô. Chuyến bay mang số hiệu MU 9191 từ sân bay quốc tế Hồng Kiều (Thượng Hải) đến sân bay Bắc Kinh bằng máy bay C919 “Made in China” đã hạ cánh an toàn vào ngày 28-5-2023. Đánh dấu bước tiến mới vượt bậc trong lĩnh vực sản xuất máy bay thương mại của Trung Quốc.
Hai máy bay triển lãm tại sân bay Vân Đồn - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2024
Máy bay Trung Quốc lần đầu đến Việt Nam chào hàng, muốn phá độc quyền phương Tây
“Máy bay C919 của Trung Quốc có sức chứa 192 hành khách, tầm bay khoảng 5.000 km. Trong khi các phiên bản lớn nhất Airbus A320 và Boeing 737 MAX có thể chở tối đa lần lượt 240 và 230 khách, với tầm bay của cả hai dòng lên đến 6.500km. Hiện nay, ưu thế cạnh tranh lớn nhất của C919 là giá. C919 phù hợp với các hãng bay nhỏ, chuyên khai thác những chặng bay ngắn. Vì vậy, các chuyến bay nội địa, các chuyến bay quốc tế từ Việt Nam tới các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á với đường bay dưới 4.500 km là những đường bay phù hợp để có thể khai thác hiệu quả C919 tại Việt Nam”, GS. Đức nói thêm.
Đồng quan điểm với GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức, một giảng viên khoa Hàng không, trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng cho rằng, giá thành của C919 sẽ là ưu điểm lớn nhất của nhà sản xuất máy bay đến từ Trung Quốc.
Vị này cũng nhấn mạnh thêm, trước khi khai thác, phía Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nhân sự kỹ thuật, bảo trì bảo dưỡng máy bay và cần sự hỗ trợ từ phía chuyên gia Trung Quốc để hướng dẫn và đào tạo. Điều này sẽ cần khoảng thời gian nhất định.

Máy bay Nga cũng là một lựa chọn tin cậy

Không riêng Trung Quốc, trước các lệnh trừng phạt từ phương Tây và Mỹ, Nga hiện cũng đang dần tự chủ về máy bay dân dụng. Trong kế hoạch, Nga dự kiến chi khoảng 42 tỷ ruble (tương đương 500 triệu USD) để nâng cấp và mở rộng dây chuyền sản xuất máy bay Tupolev TU-214, phục vụ việc vận chuyển hành khách nội địa, nhằm thay thế các máy bay phương Tây.
Máy bay SJ-100 thay thế nhập khẩu đầu tiên của Nga trông như thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2024
Multimedia
Máy bay SJ-100 thay thế nhập khẩu đầu tiên của Nga trông như thế nào?
Một loạt bê bối về lỗi kỹ thuật của Boeing 737 MAX trong thời gian gần đây đang khiến thị trường mất niềm tin vào nhà sản xuất đến từ Mỹ. Theo GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức, đây có thể là cơ hội cho các máy bay thương mại của Nga chiếm lĩnh thị trường ở các nước thân thiện với Nga.

“Ngành kỹ thuật hàng không của Nga đã có truyền thống và phát triển rất mạnh và không hề thua kém so với Mỹ và các nước phương tây. Nga nội địa hóa và làm chủ hầu như 100% dây chuyền sản xuất máy bay thương mại: từ khâu thiết kế đến chế tạo động cơ, hệ thống điện, điều khiển, thân, vỏ, nhiên liệu và hệ thống bảo trì, bảo dưỡng cũng như đảm bảo về sự an toàn. Đây chính là thế mạnh của Nga và các dòng máy bay do Nga sản xuất”, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết.

Bên cạnh chiếc xe limousine nội địa Aurus, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sử dụng máy bay nội địa để di chuyển. Như nhiều chuyến công du khác, trong chuyến thăm từ Triều Tiên đến Việt Nam ngày 19-20 tháng 6 gần đây, Tổng thống Putin bay trên chuyên cơ IL-96, một trong những chiếc máy bay an toàn và đáng tin cậy nhất thế giới.
Trình diễn hàng không GSU 500 kW - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.07.2024
Nga giới thiệu trạm động lực hybrid độc đáo dành cho kỹ thuật hàng không

“Như vậy sau 2 năm qua, do các biện pháp cấm vận của phương Tây, các hãng hàng không Nga đã không thể sử dụng các máy bay nước ngoài trong hàng không dân dụng. Và với nỗ lực của Chính phủ, các mẫu máy bay mới như TU-214, các dòng máy bay IL, đặc biệt tới đây sẽ là máy bay IL-96-400M sẽ là nền tảng để Nga thay thế hoàn toàn Boeing và Airbus, khôi phục ngành hàng không của đất nước và hoàn toàn có thể xuất khẩu máy bay sang các nước khác, trong đó có Việt Nam”. GS. TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định.

Tháng 2 năm nay, hãng hàng không Nga Red Wings đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên trên máy bay nội địa TU-214 dòng cải tiến từ sân bay Jukovski ở Moskva đến thành phố biển Sochi. Hãng hàng không lớn nhất của Nga Aeroflot coi TU-214 là một phương tiện tiềm năng và có kế hoạch mua 40 chiếc máy bay này trước năm 2030.
TU-214 là máy bay hai động cơ thân hẹp hiện đại với tầm bay 6.500 km và sức chứa 210 hành khách. Ngay sau đó, TU-214 đã được khai thác bay các chuyến bay quốc tế tới một số nước như Yerevan (Armenia), Batumi (Gruzia) và Tel-Aviv (Israel),…
Khu trưng bày của tập đoàn Nhà nước Rostec trong Triển lãm Công nghiệp Quốc tế Innoprom-2021 ở Ekaterinburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2024
Chuyên gia Nga tạo hợp kim mới dành cho động cơ hàng hải của tương lai
Bên cạnh đó, các dòng máy bay thương mại đường dài tải trọng lớn của Nga như IL-300, TU-214 và IL-96-300 đã được sử dụng an toàn, nhiều năm nay trên các chuyến bay nội địa và quốc tế.
Hiện nay, Nga cũng đang chế tạo IL-96-400M, được hiện đại hóa từ các dòng IL trước đây, có buồng lái và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, với tầm hoạt động 10.000 km và có khả năng chở 386 hành khách.
Dự kiến, trong 6 năm tới, Nga sẽ xây dựng 600 máy bay nội địa hóa toàn phần, gồm các mẫu SSJ-New, МS-21-310, IL-300, TU-214 và IL-96-300.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала