Ấn Độ lớn thua kém Việt Nam nhỏ

© AFP 2023 / Nhac NguyenThời tiết nắng nóng ở Việt Nam
Thời tiết nắng nóng ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2024
Đăng ký
Tuần này làm chúng tôi hài lòng với những bài viết thú vị trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài về chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam cũng như về nền kinh tế của nước này.
Chúng tôi sẽ đề cập đến các chủ đề này trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”. Giọng điệu của phần lớn các bài viết là rất lạc quan và thậm chí là hăng hái. Khi nói về Việt Nam, tác giả của nhiều bài viết dùng từ “nhất”.

Liệu Hoa Kỳ có sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

Tuần này, Soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng quốc tế Cam Ranh, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ được cải thiện giữa Mỹ và Việt Nam, tờ The Diplomat viết. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc Hải quân Hoa Kỳ sẽ tăng các chuyến thăm và ghé thăm cảng Việt Nam. Vịnh Cam Ranh thường được gọi là một trong những bến cảng nước sâu tốt nhất ở châu Á sau khi được dùng làm căn cứ hải quân cho Hoa Kỳ và Liên Xô, hiện là nơi các tàu ngầm lớp Kilo của Nga đang chính thức neo đậu. Năm 2010, Việt Nam đã mở cửa cảng Cam Ranh cho hải quân nước ngoài. Hiện nay Việt Nam tiếp nhận tàu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Úc và Pháp, điều đó phản ánh chính sách đối ngoại đa dạng của Việt Nam.
Nuôi cua trong hộp nhựa: Hướng đi nhiều sáng tạo của nông dân Cà Mau  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2024
Việt Nam được công nhận là kinh tế thị trường: Cơ hội lịch sử và thách thức tiềm tàng
Tờ báo này đăng tải bài viết về một sự kiện quan trọng sẽ diễn ra vào ngày 26 tháng 7. Vào ngày này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ đưa ra quyết định về việc có nên công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không. Tác giả viết về cơ sở cho sự cải thiện đáng kể trong quan hệ Việt-Mỹ và gọi niềm tin giữa hai nước là điều quan trọng nhất. Đến nay, hơn 70 quốc gia, trong đó có Canada, Nhật Bản, Anh, Australia, đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Có chú ý đến mối quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như hoạt động thực tế của nền kinh tế Việt Nam, một số chuyên gia có ảnh hưởng rút ra kết luận rằng, đã đến lúc Hoa Kỳ cần thừa nhận sự thật Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Không được để một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập và tự chủ thiếu sự hỗ trợ của Mỹ, đặc biệt là điều này cũng phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong một bài viết khác, tờ The Diplomat lập luận rằng, khi so sánh Việt Nam và Ấn Độ, Hà Nội chứ không phải New Delhi ở vị trí thuận lợi hơn về mặt địa chính trị và địa kinh tế. Tác giả nhấn mạnh rằng, Việt Nam đã có thể thiết lập mối quan hệ tuyệt vời với Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga, trong khi mối quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia này có mức độ căng thẳng khác nhau. Hai nước đang ở vị thế tương tự nhau: đối với cả hai nước, Nga là đối tác quốc phòng quan trọng, Mỹ là đối tác chiến lược quan trọng và Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng, cả hai nước đều có tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết. Trong khi đó, Việt Nam chơi trội hơn Ấn Độ trong không gian địa chính trị cũng như trong không gian địa kinh tế. Việt Nam đã đạt được nhiều lợi ích hơn Ấn Độ trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Xuất khẩu của Ấn Độ chiếm gần 3/4 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, còn dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2023 cao hơn gần 30% so với dòng vốn vào Ấn Độ. Điều này càng ấn tượng hơn khi dân số Việt Nam chỉ bằng 1/14 dân số Ấn Độ. Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại, trong đó có hai sáng kiến ​​thương mại đa phương quan trọng của châu Á - RCEP và CPTTP, trong khi Ấn Độ theo đuổi chính sách bảo hộ. Điều này không làm giảm tiềm năng của Ấn Độ, xét tới quy mô nền kinh tế và dân số khổng lồ của nước này. Là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới và có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào cuối thập kỷ này, Ấn Độ được coi là động lực tăng trưởng toàn cầu, tác giả lưu ý.
Cờ Ấn Độ và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.07.2024
Tâm điểm chú ý địa chính trị và địa kinh tế là Việt Nam, không phải Ấn Độ

Người Việt Nam được dự báo giàu lên nhanh nhất thế giới

Kênh truyền hình Big Asia đưa tin, theo báo cáo của công ty Henley & Partners của Thụy Sĩ và New World Wealth của Nam Phi, Việt Nam có tốc độ tăng số triệu phú (người có giá trị tài sản ròng từ 1 triệu USD trở lên) nhanh nhất thế giới. Trong giai đoạn 2013-2023, số triệu phú ở Việt Nam tăng gấp đôi lên 19.400 người. Động lực này là cao nhất trên thế giới. Trong 10 năm tới, mức độ giàu có của Việt Nam được dự báo tăng tới 125% và là mức tăng trưởng tài sản lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào xét về GDP bình quân và số lượng triệu phú.
Fulcrum viết rằng, Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất về chuyển đổi kinh tế ở châu Á, nếu không phải là thế giới. Tác giả phân tích, đánh giá về những tác động của nhiều hiệp định thương mại tự do của nước này đến các nỗ lực cải cách và rút ra kết luận rằng, kinh nghiệm của Việt Nam chứng minh rằng các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là CPTPP và EVFTA, đã giúp duy trì đà cải cách và lấp đầy những khoảng trống trong một số lĩnh vực phức tạp nhất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2024
Tin vui về Việt Nam

Thái độ dè dặt của quan chức đang cản trở tăng trưởng kinh tế

Một bài viết của Viện Lowy Úc đã thêm vào một điều đáng lo ngại, y như “một con sâu làm rầu nồi canh”. Tác giả bài viết nhận định rằng, biến động chính trị ở Việt Nam đang kìm hãm nền kinh tế. Các quan chức đã trở nên cực kỳ thận trọng trong việc ký kết các quyết định đầu tư của chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang lưu ý đến điều này. Các quy trình hành chính đang bị chậm trễ do các quan chức không muốn ký phê duyệt, tình trạng này đang được cảm nhận rõ ràng trong nhiều lĩnh vực, từ cấp phép kinh doanh nhỏ đến phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo lớn.
Ngoài sức ì quan liêu, tình trạng từ chức hàng loạt đang làm giảm khả năng thực thi, đặc biệt là ở chính quyền địa phương. Đầu tư tư nhân trong nước đã giảm, đặc biệt khi quy định tài chính trong lĩnh vực bất động sản bị thắt chặt, trong khi đầu tư công tăng và tăng trưởng FDI mạnh mẽ không đủ bù đắp cho sự suy giảm. Tiêu dùng trong nước vẫn yếu. Chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu đang gia tăng và bóng ma quay trở lại các cuộc chiến thuế quan kiểu Trump của Mỹ cũng gây ra những rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Tất cả các tổ chức tài chính quốc tế lớn đều coi việc tăng cường đầu tư công là chìa khóa để phục hồi kinh tế nhanh hơn trong ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, tốc độ chi ngân sách còn thấp. Tính đến tháng 5 năm nay, mới chi được 22,3% dự toán.
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2024
Lạc quan về Việt Nam

Người Việt sẽ giảm tiêu thụ đồ uống

Hãy chuyển sang tin tức kinh tế thuần túy. Bloomberg viết rằng, mặc dù dự kiến ​​thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng ở Việt Nam sẽ không có tình trạng mất điện như năm ngoái. Trong nỗ lực giảm nguy cơ thiếu điện trong tương lai và giảm sự phụ thuộc của đất nước vào điện than, tháng này, Việt Nam đã cho phép người tiêu dùng lớn bắt đầu mua điện sạch trực tiếp từ các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, loại bỏ sự độc quyền phân phối điện của EVN.
The Drink Business đưa tin, Bộ Tài chính Việt Nam đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu từ 20 độ trở lên và bia ở mức 80% vào năm 2026, tăng dần qua các năm và lên 100% vào năm 2030. Quyết định này có thể sẽ là một đòn giáng mạnh vào ngành bia vốn đang gặp khó khăn của nước này. Trong bối cảnh này, gã khổng lồ Heineken của Hà Lan, công ty sản xuất bia lớn nhất Việt Nam, đã ra quyết định: Nhà máy bia Heineken tại Quảng Nam chính thức tạm dừng hoạt động từ cuối tháng 6/2024 do doanh số liên tục sụt giảm trong thời gian qua.
Telecom Review Asia viết rằng, yêu cầu lưu trữ những dữ liệu trên không gian mạng tại Việt Nam đã dẫn đến nhu cầu cao mà các nhà khai thác trung tâm dữ liệu địa phương đang phải vật lộn để đáp ứng. Do đó, Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn trong các trung tâm dữ liệu, một động thái quan trọng để thu hút các doanh nghiệp quốc tế đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu ngày càng tăng cao. Thị trường trung tâm dữ liệu (Data Center) đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng đáng kể, trong đó đầu tư nước ngoài đóng vai trò then chốt. Động thái này phản ánh nhu cầu của đất nước trong việc cân bằng mối lo ngại về bảo mật dữ liệu với việc thu hút các gã khổng lồ công nghệ quốc tế và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp trong nước.
Rượu vang - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2024
Doanh nghiệp bia rượu nước ngọt lo bị sốc khi áp thuế 100%
Vietnam Briefing viết về việc thúc đẩy hình thành các khu công nghiệp thông minh, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực như nền kinh tế xanh và kỹ thuật số, sản xuất chip, chất bán dẫn và vật liệu mới. Việt Nam có định hướng chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái, thông minh, thân thiện với môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu. Tờ South China Morning Post đưa tin rằng, Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không có cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất thế giới trong năm nay, vượt qua nguy cơ phá sản. Quá trình phục hồi sau đại dịch của hãng đang có đà tăng trưởng. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã tăng 179% từ đầu năm 2024, nhờ nhu cầu đi lại phục hồi mạnh mẽ. Điều này đã thúc đẩy hãng công bố lợi nhuận quý đầu tiên sau hơn bốn năm liên tiếp thua lỗ.

Nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam để sống và làm việc

CNBC cho biết rằng, Việt Nam được xếp hạng là quốc gia có chi phí sinh sống rẻ nhất cho người lao động nước ngoài năm thứ 4 liên tiếp, vượt qua 53 quốc gia khác trên bảng xếp hạng. Khảo sát với 12.000 lao động nước ngoài ở 174 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy Việt Nam đứng thứ 40/53 về chất lượng cuộc sống. Các quốc gia châu Á dẫn đầu bảng xếp hàng năm nay, chiếm 6 trong số 10 vị trí hàng đầu, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Đa số người tham gia khảo sát hài lòng về chi phí cuộc sống khá rẻ ở đây, chất lượng cuộc sống, khả năng thăng tiến, mức lương cao gần gấp đôi mức trung bình toàn thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала