Vì sao chưa đưa hoa sen thành quốc hoa Việt Nam?

© Sputnik / Vitaliy Ankov / Chuyển đến kho ảnhHoa sen trên hồ "Basseyn" gần làng Yakovlevka
Hoa sen trên hồ Basseyn gần làng Yakovlevka - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2024
Đăng ký
Từ năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức bầu chọn quốc hoa, với kết quả 81% bầu chọn cho hoa sen. Thế nhưng, đến nay loài hoa này vẫn chưa được chính thức lựa chọn làm quốc hoa Việt Nam.
Thời gian gần đây, lại bắt đầu nóng lên đề xuất chọn hoa sen là quốc hoa, áo dài là di sản văn hóa. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là: "Ai là người có thẩm quyền công nhận, ai là người ký?".

Không có loài hoa nào vượt qua hoa sen

Mới đây, UBND quận Tây Hồ và các đơn vị liên quan đã phối hợp tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội 2024, nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội và vùng đất Tây Hồ.
Ngày 12/7, trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội 2024 đã diễn ra hội thảo Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam. Chia sẻ bên lề hội thảo, PGS.TS. Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả - đã cho biết về đề xuất đưa hoa sen thành quốc hoa Việt Nam.
Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ chín, khóa XIII. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2024
Sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hoá Việt Nam có nhiều tư liệu quý
Theo PGS.TS. Đặng Văn Đông, ông là một trong những người xây dựng đề án đưa hoa sen trở thành quốc hoa từ năm 2011. Khi đó, ông Đông đại diện cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành đã đưa ra đề xuất đưa hoa sen làm quốc hoa.
“Thời điểm đó, hầu như chúng tôi đã có tất cả điều kiện cần và đủ để công bố hoa sen là quốc hoa, nhưng chưa thể công bố. Lý do của việc này gần đây mới được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hé lộ là do khoảng trống về pháp lý”, PGS.TS. Đặng Văn Đông cho biết.
Ông Đông mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm hơn đến quốc hoa, sớm có câu trả lời cho câu hỏi: "Quốc hoa của Việt Nam là hoa gì?".
“Đến nay, tôi cho rằng không có loại cây nào có thể vượt qua hoa sen để trở thành quốc hoa”, ông Đông nói với báo Tiền phong.
Theo ông, khi chưa có cơ chế chính thức để công nhận quốc hoa, Đảng và Nhà nước có thể ủy quyền cho một cơ quan hoặc bộ, ngành nào đó chịu trách nhiệm việc này. Điều này giúp người Việt Nam có thể tự hào với bạn bè quốc tế.

Khoảng trống về pháp lý

Trước đó, từ năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức bầu chọn quốc hoa. Kết quả, tỷ lệ chọn hoa sen đạt 81%.
Tại phiên thảo luận ở Quốc hội về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sáng 26/6, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đã đề nghị cần có cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoa sen là quốc hoa, áo dài là di sản văn hóa.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc có quốc hoa là cần thiết, nhưng cơ sở pháp lý lại chưa có để công bố quốc hoa. Từ năm 2011, Chính phủ đã giao cho Bộ này chịu trách nhiệm xây dựng bộ nhận diện về quốc hoa. Hoa sen được đề xuất là quốc hoa.
Tuy nhiên, khi trình các cấp lại vướng mắc ở chỗ "ai là người có thẩm quyền công nhận, ai là người ký". Câu trả lời là không ai có thẩm quyền công nhận bởi không có quy định.
Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho nhận diện lễ phục, quốc phục là bộ áo quần có tính chất đặc trưng. Dù đã được nghiên cứu nhưng việc này sau đó phải dừng lại.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2024
Dân còn khó khăn nhưng xây tượng đài, cổng chào to: Bộ trưởng Văn hoá nói gì?
Từ đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng tha thiết đề nghị Quốc hội xem xét, có biện pháp bổ sung khoảng trống pháp lý này.
“Có thể giao cho một địa phương hay bộ, ngành đưa vào trong luật để Chính phủ, bộ, ngành được thẩm quyền công nhận, bởi đưa ra nhận diện rồi mà không được thẩm quyền công nhận”, ông Hùng đề xuất.
Với một số ý kiến băn khoăn về việc hoa sen cũng là quốc hoa của Ấn Độ, PGS.TS. Đặng Văn Đông cho rằng điều này không có gì đáng ngại.
Trên thế giới có nhiều nước chọn cùng một loại hoa làm quốc hoa. Hai loài hoa bị trùng lặp nhiều nhất là hoa lan và hoa hồng, ngoài ra còn nhiều loài hoa khác.
Chẳng hạn, các nước Anh, Ả-rập Xê-út, Syria, Bulgaria, Bồ Đào Nha, Iraq, Iran, Rumania, Luxembourg, Maroc đều chọn hoa hồng làm quốc hoa. Hàn Quốc, Malaysia và Sudan cùng chọn hoa dâm bụt. Pakistan và Philippines cùng chọn hoa nhài, trong khi Haiti và Bờ Biển Ngà cùng chọn hoa dừa...
“Chúng ta có thể chọn hoa sen và xây dựng hoa sen là một biểu tượng văn hóa chung. Ở Ấn Độ, biểu tượng hoa sen được xây dựng theo đạo Phật, còn ở Việt Nam hoa sen là biểu tượng của nhân dân”, chuyên gia lý giải.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала