Cựu cố vấn của bà Merkel nói Mỹ chưa sẵn sàng đàm phán giải trừ vũ khí với Nga

© Sputnik / Vladimir TrefilovQuốc kỳ của Nga và Mỹ.
Quốc kỳ của Nga và Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2024
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Song song với việc triển khai các hệ thống vũ khí tầm xa ở châu Âu, Hoa Kỳ nên đàm phán về giải trừ vũ khí với Nga, tướng Erich Vad, cố vấn dưới thời cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel chia sẻ với Sputnik.
Theo ông, việc như vậy đã diễn ra trong “cuộc khủng hoảng tên lửa châu Âu” những năm 1980, nhưng tiếc rằng ở thời điểm hiện tại chưa có sự sẵn sàng nào như vậy từ phía Washington.
Theo vị tướng này, các hệ thống tên lửa mà Nga sở hữu ở khu vực Kaliningrad có khả năng gây ra mối đe dọa cho châu Âu. Tuy nhiên, ông lấy làm tiếc rằng vì điều này mà Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp ước giải trừ tên lửa tầm ngắn và tầm trung (Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, INF) vốn từng giúp tình hình ở châu Âu dịu đi đáng kể.
“Ngày nay, chúng ta lại cần những giải pháp hợp lý như “giải pháp kép” lúc bấy giờ. Vì vậy theo tôi, sẽ tốt hơn nếu việc triển khai các hệ thống tên lửa mới của Mỹ đi kèm với đối thoại và các sáng kiến giải trừ vũ khí. Liệu điều này có thay đổi sau cuộc bầu cử ở Mỹ hay không? Những mong là có", - ông Vad nhận định.
Theo cựu cố vấn của bà Merkel, hiện nay khó có khả năng sẽ diễn ra các cuộc biểu tình ở Đức tương tự như các cuộc biểu tình phản kháng rầm rộ vào đầu những năm 1980.

“Cá nhân tôi không mong đợi sẽ có bất kỳ cuộc biểu tình nghiêm trọng nào chống lại việc triển khai hệ thống vũ khí của Mỹ. Nhưng chuyện có vẻ như đó là sự việc hiển nhiên, chuyện không có sự tranh luận nào nổ ra quanh kế hoạch triển khai hệ thống vũ khí của Mỹ là những triệu chứng đáng sợ”, - ông Vad nói.

Một lần nữa ông nhấn mạnh rằng tình trạng đáng buồn hiện nay chỉ có thể khắc phục được thông qua đàm phán.
Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2024
Đại sứ Nga lên án kế hoạch triển khai INF của Mỹ ở Đức
“Điều này cũng áp dụng cho cuộc chiến ở Ukraina, vốn không thể giải quyết bằng biện pháp quân sự, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng sẽ có những chính trị gia sáng suốt - ở Nga và ở phương Tây - đảm nhận được nhiệm vụ này (Thủ tướng Hungary – chú thích biên tập) Viktor Orban, người bị nhiều phương tiện truyền thông chỉ trích, đã cố gắng gương mẫu tìm cách thoát khỏi tình trạng leo thang quân sự vô nghĩa ở châu Âu và tìm kiếm các giải pháp chính trị. Đó là con đường đúng đắn và sáng suốt”, - ông Vad nói thêm.
Trước đó, Lầu Năm Góc cho biết vào năm 2026 Mỹ sẽ bắt đầu triển khai các hệ thống tấn công tầm xa ở Đức, hệ thống này sẽ vượt trội đáng kể so với các loại vũ khí đã có ở châu Âu. Cụ thể ở đây là tên lửa SM-6, tên lửa Tomahawk và “vũ khí siêu thanh”. Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga sẽ nghiên cứu đề ra những phản ứng quân sự trước các kế hoạch của Mỹ một cách tỉnh táo, không để căng thẳng và cảm xúc lấn át.
“Giải pháp kép của NATO” được các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Pháp và Đức thông qua vào ngày 12/12/1979 bao gồm việc triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở châu Âu đồng thời tiếp tục đàm phán với Liên Xô về việc giải trừ loại vũ khí này. Bản thân tên lửa Pershing đã được triển khai ở Tây Đức từ năm 1983 đến năm 1985, kéo theo các cuộc biểu tình phản đối quy mô chưa từng có. Vụ phản đối lớn nhất diễn ra vào ngày 22/10/1983, khi theo số liệu ước tính có khoảng 1,2 triệu người ở các thành phố của Đức đã xuống đường biểu tình.
Mối quan hệ ngày càng trầm trọng giữa NATO và khối xã hội chủ nghĩa vào năm 1983 liên quan đến việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu đã đi vào lịch sử với tên gọi “cuộc khủng hoảng tên lửa châu Âu”. Pershing đã bị loại bỏ theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung được ký năm 1987 giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала