Ông Quyết FLC lĩnh 21 năm tù

© Ảnh : TTXVN - Phạm Trung KiênTuyên án các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC
Tuyên án các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Đăng ký
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết lĩnh mức án 21 năm tù cho 2 tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
HĐXX đánh giá, Trịnh Văn Quyết là chủ mưu chỉ đạo việc nâng khống vốn của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên hơn 4.300 tỷ đồng. Hai em gái Quyết là đồng phạm giúp sức tích cực.

Mức án cho Trịnh Văn Quyết

Theo báo Dân trí, 14h ngày 5/8, HĐXX TAND TP. Hà Nội đã bắt đầu tuyên án sơ thẩm ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, cùng 49 bị cáo khác trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC.
HĐXX nhận định, hành vi vi phạm của các bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga,... là đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Ngoài bị cáo Trịnh Văn Quyết từng bị xử phạt hành chính, tất cả 49 bị cáo còn lại đều là những người phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt. Trong vụ án này, có nhiều bị cáo là anh em ruột hoặc có quan hệ họ hàng.
Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2024
Lời sau cùng về nỗi ám ảnh cuộc đời của ông Trịnh Văn Quyết
HĐXX đánh giá, Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu chỉ đạo việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên hơn 4.300 tỷ đồng; thu lời bất chính hơn 3.600 tỷ đồng.
Hai bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (cựu cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC) và Trịnh Thị Thúy Nga (cựu phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS, cùng là em gái Quyết) đã giúp sức cho anh trai Trịnh Văn Quyết nâng khống vốn của Công ty Faros, qua đó giúp Quyết thu lời bất chính hơn 3.600 tỷ đồng.

"Bị cáo Trịnh Văn Quyết là chủ mưu tổ chức, các bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế là đồng phạm giúp sức tích cực", - báo Dân trí dẫn nhận định của HĐXX.

Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết mức án 3 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán, 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt cho bị cáo Trịnh Văn Quyết là 21 năm tù.
Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế, cựu cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột Trịnh Văn Quyết) bị tuyên 3 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán, 11 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 14 năm tù.
Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột bị cáo Quyết), nhận mức án 2 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán, 6 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt là 8 năm tù.
Xét xử vụ FLC: Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2024
Đề nghị 24-26 năm tù cho ông Trịnh Văn Quyết
Bị cáo Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó Chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC, bị tuyên 2 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán, 6 năm 6 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt là 8 năm 6 tháng tù.

"Đúng cáo trạng"

Trước đó, trong phần tranh tụng tại tòa, trước những chất vấn của chủ tọa, ông Trịnh Văn Quyết không đưa ra bất kỳ lời bào chữa, biện hộ nào mà chỉ nhiều lần thừa nhận "Đúng trong cáo trạng".
Nói lời sau cùng, ông Quyết và 2 em gái đều khóc, xin lỗi các bị cáo là người thân họ hàng vì tin tưởng mình mà vướng lao lý. Trịnh Văn Quyết coi đây là bài học ám ảnh cả cuộc đời, vì đeo đuổi hoài bão quá lớn mà quên đi giới hạn pháp luật.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết khẳng định, bản thân ông chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.
Ông Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2024
Ông Trịnh Văn Quyết hầu toà
Cựu Chủ tịch FLC xin được dùng tài sản cá nhân trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng của mình để khắc phục. Cơ quan công tố đã buộc ông phải chịu trách nhiệm số tiền là 4.300 tỷ đồng.
Để thực hiện cam kết trên, ông Trịnh Văn Quyết mong được tạo điều kiện thuận lợi để được xử lý khối tài sản cá nhân đã và đang bị cơ quan điều tra phong tỏa suốt thời gian hơn 2 năm qua.

Xem xét đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư

HĐXX cho rằng, hơn 25.000 nhà đầu tư đã bỏ tiền thật ra mua cổ phiếu ROS (cổ phiếu của Công ty Faros) mà không biết Trịnh Văn Quyết và đồng phạm đã dùng thủ đoạn gian dối nâng khống giá trị cổ phiếu để chiếm đoạt tiền của mình.
Bị can Trịnh Văn Quyết đã chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư. Do đó, hơn 25.800 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS bán ra lần đầu như đã nêu trên được xác định là bị hại.
Số cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán từ ngày 1/9/2016 đến ngày 5/9/2022 đã bị hủy niêm yết. Đến nay, vẫn còn hơn 63.000 nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu ROS, không tính số cổ phiếu do các bị cáo đứng tên.
Người phụ nữ bị còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2024
Trợ thủ đắc lực của ông Trịnh Văn Quyết bị bắt: Đại gia tặng vợ Rolls-Royce là ai?
Những nhà đầu tư này không trực tiếp mua cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm bán ra đợt đầu, không bị các bị cáo lừa đảo trực tiếp nên không được xác định là bị hại.
Tuy nhiên, những người đang sở hữu cổ phiếu ROS bị nâng khống giá trị, phần nào chịu hậu quả của hành vi đó nên cần đưa các nhà đầu tư này vào vụ án với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để xem xét bảo đảm quyền lợi cho họ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала