Lời sau cùng về nỗi ám ảnh cuộc đời của ông Trịnh Văn Quyết

© Ảnh : FLC GROUPTập đoàn FLC
Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2024
Đăng ký
Cựu chủ tịch FLC bộc bạch: “Cho tôi được nói lời xin lỗi. Tôi tha thiết xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình”.
Nói lời sau cùng, ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch tập đoàn FLC nói vụ án này là nỗi ám ảnh cả cuộc đời và là bài học quá lớn đối với ông.

“Ám ảnh cuộc đời”

Sau một tuần xét xử ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản hôm nay, TAND Hà Nội cho các bị cáo nói lời sau cùng.
Ông Trịnh Văn Quyết nhiều lần đưa tay lên quệt nước mắt, nói về hoài bão của bản thân là làm sao để phát triển các lĩnh vực như sân golf, khu nghỉ dưỡng, hàng không cho Việt Nam.
Ông Quyết cho rằng bản thân đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong 20 năm khởi nghiệp đã luôn có những ước mơ lớn, xây dựng các tòa nhà, công trình, khu nghỉ dưỡng chất lượng; khao khát thay da đổi thịt nhiều vùng đất khắp tổ quốc và tạo công ăn việc làm cho càng nhiều người càng tốt.
Tuy nhiên tại cùng một thời điểm để làm được nhiều ước mơ, hoài bão lớn như vậy, ông đã làm một số việc vượt quá giới hạn cho phép.
Các bị cáo tại phiên toà. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2024
Cựu Thủ quỹ Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng bị tuyên tử hình vụ tham ô hơn 186 tỷ đồng
Cựu lãnh đạo FLC khẳng định bản thân rất ân hận vì trong suốt quãng đời làm doanh nhân hơn 20 năm của mình, cho dù đã luôn cố gắng, nỗ lực nhưng bị cáo cũng không thể làm thay đổi được sự thật đó là làm cho rất nhiều người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã vì quá tin tưởng bị cáo mà họ phải rơi vào vòng lao lý.

“Không phải vì bị cáo không muốn xin, mà bởi đứng trước anh em, bạn bè, họ hàng... Hàng chục con người vì tin tưởng, phải nói là quá tin tưởng bị cáo, mà phải vướng lao lý, thì bị cáo thấy rất khó để xin cho mình”, ông Trịnh Văn Quyết bày tỏ.

Ông Quyết gửi lời xin lỗi đến các anh, chị, bạn bè, các em, cháu của bị cáo và tha thiết kính mong tòa giảm án cho tất cả các bị cáo bị liên đới trong vụ án để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình.
“Đây là bài học quá lớn, sẽ ám ảnh suốt cuộc đời bị cáo cũng như các bị cáo khác. Một lần nữa xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho tất cả các bị cáo”, ông Trịnh Văn Quyết hối hận.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2024
Người bị lừa mất 26,5 tỷ đồng sẽ kháng cáo lên TAND Tối cao
Hai em gái của bị cáo Trịnh Văn Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế cũng liên tục xúc động, nghẹn ngào khi được nói lời sau cùng và gửi lời xin lỗi các bị cáo khác trong vụ án cùng các nhà đầu tư đã quan tâm, tin tưởng vào tập đoàn FLC. Bị cáo Nga khóc suốt phần nói lời sau cùng.
Bị cáo Huế cho hay, do tin tưởng anh trai, nhiều người thân, quen trong gia đình đã vướng vòng lao lý. Bà Huế khẳng định, ông Quyết là niềm tự hào của gia đình, là người mà bị cáo luôn kính trọng. Cha mẹ họ có 3 người con, hiện đều đứng trước tòa, đối mặt tù tội
Tuy nhiên hai em gái ông Quyết đều cho rằng, không có động cơ, mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư nhưng đã để xảy ra những vi phạm trong vụ án này.
Hai em gái ông Quyết gửi lời xin lỗi tới các bị cáo và người liên quan trong vụ án này, đồng thời mong Hội đồng xét xử khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho anh trai để có cơ hội làm lại cuộc đời.

Giảm án cho cựu lãnh đạo HoSE

Trước đó, tại phần tranh luận, đại diện viện kiểm sát đưa ra quan điểm đối đáp với phần bào chữa của các bị cáo và luật sư.
Về quan quan điểm của các luật sư và bị cáo cho rằng cần xác định lại số lượng bị hại, thiệt hại trong vụ án.
Высоковольтные линии электропередач - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2024
Việt Nam: Ai chịu trách nhiệm vụ mất điện, mất kết nối với HoSE?
Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng phần lớn các bị cáo trong vụ án đều có trình độ, am hiểu về chứng khoán, thị trường chứng khoán, một số còn làm trong cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán.
“Với lòng tự trọng, các bị cáo đã nhận lỗi, nhận tội, nhiều bị cáo tích cực tìm cách khắc phục hậu quả vụ án”, phía VKS bày tỏ.
Cơ quan tố tụng xác định bị cáo Trịnh Văn Quyết là chủ mưu, tổ chức chỉ đạo, phân công giao việc hoặc nhờ các bị cáo khác thực hiện nhiệm vụ thông qua một chuỗi hành vi gian dối.
Theo VKS, ông Trịnh Văn Quyết đã sử dụng sàn HoSE làm phương tiện để bán hơn 391 triệu cổ phiếu, hình thành từ vốn góp, nâng khống giao dịch qua hơn 30.400 tài khoản chứng khoán, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng.
Kiểm sát viên nhắc lại ý kiến của nhóm luật sư bào chữa cho ông Trịnh Văn Quyết nêu rằng vụ án chỉ có 133 người đến trình báo, có đơn yêu cầu bồi thường mới là bị hại, nhóm hơn 30.000 người mua cổ phiếu ROS còn lại chưa thể xác định được, một số còn trùng tên.
Với quan điểm này, Viện Kiểm sát cho hay kết quả điều tra và kết quả xét xử công khai tại tòa đã xác định trong tổng số 430 triệu cổ phiếu ROS, giá trị là 4.300 tỷ đồng được niêm yết trên sàn chứng khoán chỉ có hơn 1.100 tỷ đồng là vốn góp thật, còn lại hơn 3.100 tỷ đồng là vốn khống.
Tòa nhà Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2024
Giao dịch trên HOSE bị gián đoạn: Chuyện gì vừa xảy ra?
Viện kiểm sát xác định nhà đầu tư ban đầu đã bỏ ra một lượng tiền thật vào hơn 30.400 tài khoản chứng khoán để mua hơn 390 triệu cổ phiếu ROS, bị thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng và đây là căn cứ để xác định họ là bị hại của vụ án.
“Đến nay 133 người có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, số bị hại còn lại được quyền tiếp tục yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo quy định”, theo cơ quan tố tụng.
Đối với hơn 30.400 tài khoản chứng khoán đã mua hơn 390 triệu cổ phiếu ROS có giá trị nâng khống, kiểm sát viên cho hay qua rà soát có trùng tên người sử dụng tài khoản như luật sư đã đề cập.
Vì vậy viện kiểm sát xác định lại bị hại trong vụ án là hơn 25.000 trường hợp (giảm so với trước, trước đó xác định là hơn 30.400 bị hại).
Tuy nhiên VKS cho rằng việc xác định lại số bị hại không làm ảnh hưởng hoặc thay đổi kết quả điều tra, truy tố của cơ quan tố tụng.
Bởi vì hơn 30.400 tài khoản chứng khoán đã mua hơn 390 triệu cổ phiếu có giá trị nâng khống của Trịnh Văn Quyết và bị thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng, tương đương với số tiền bị cáo đã chiếm đoạt.
Cũng trong phần đối đáp, VKS cho hay bị cáo Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), và Nguyễn Thanh Bình, cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên đề nghị hội đồng xét xử giảm mức án đề nghị từ 8-9 năm tù xuống 7-8 năm tù.
VKS cho biết đã cân nhắc việc "nghiêm trị những người cầm đầu, xem xét giảm nhẹ với những bị cáo ăn năn hối cái" để điều chỉnh mức án đề nghị cho 2 trường hợp trên.
Xét xử vụ FLC: Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2024
Đề nghị 24-26 năm tù cho ông Trịnh Văn Quyết

Thủ đoạn phạm tội mới

Trước đó, trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát đánh giá các hành vi trong vụ án này là thủ đoạn phạm tội mới.
Bị cáo Trịnh Văn Quyết đã lợi dụng sự sơ hở của pháp luật về góp vốn chủ sở hữu, thủ tục niêm yết cổ phiếu; sử dụng Công ty Faros làm công cụ và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (sàn HoSE) là phương tiện để niêm yết, bán cổ phiếu ROS trái quy định, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của các nhà đầu tư chứng khoán.
Tuy nhiên, đại diện Viện Kiểm sát cũng ghi nhận thái độ tích cực hợp tác và nguyện vọng của bị cáo Quyết về việc khắc phục hậu quả, trong đó đã khắc phục được hơn 240 tỷ đồng.
Theo trình bày của bị cáo Trịnh Văn Quyết và gia đình cũng mong muốn được bán các tài sản thuộc sở hữu của hai vợ chồng, hiện đang bị kê biên, phong tỏa, để khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án.
Theo bị cáo Quyết, số tài sản này có giá trị khoảng 5.000 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo đã bán Hãng hàng không Bamboo, thu về 200 tỷ đồng nộp vào tài khoản của Cơ quan điều tra; còn lại 500 tỷ đồng, khi đối tác thanh toán, sẽ tiếp tục nộp lại để sung công quỹ Nhà nước đối với số tiền được xác định thu lợi bất chính trong hoạt động thao túng chứng khoán là 723 tỷ đồng.
Đại diện Viện kiểm sát cũng đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết từ 24-26 năm tù về 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Xét xử vụ FLC: Xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2024
Cựu Chủ tịch FLC sẽ khắc phục hậu quả thế nào?
Hai em gái là bị cáo Trịnh Thị Minh Huế bị đề nghị tuyên phạt từ 13-14 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 4-5 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, tổng hợp hình phạt là từ 17-19 năm tù. Trịnh Thị Thúy Nga từ 10-12 năm tù về 2 tội danh trên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала