Ông Vũ Tiến Lộc bất ngờ qua đời do đột quỵ: “Sốc và tiếc”

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnKỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV: Thảo luận về Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản Luật Các tổ chức tín dụng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV: Thảo luận về Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản Luật Các tổ chức tín dụng - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Đăng ký
Tin nguyên Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đột ngột qua đời do đột quỵ khiến nhiều doanh nhân và chuyên gia kinh tế sốc và tiếc thương.
Ông Lộc được nhớ đến như một người luôn đứng về phía doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.
Trên nghị trường Quốc hội, đại biểu Vũ Tiến Lộc là một trong những tiếng nói nổi bật về các vấn đề doanh nghiệp - doanh nhân và kinh tế - xã hội. Chính ông đã trực tiếp đề xuất Chính phủ công nhận ngày 13/10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Nhiều doanh nhân “sốc và tiếc thương” nghe tin ông Vũ Tiến Lộc qua đời

Như Sputnik đã đưa tin, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) qua đời vào lúc 5h sáng nay, ngày 5/8.
Ông Vũ Tiến Lộc sinh năm 1960, tại Thái Bình. Ông có bằng Tiến sĩ kinh tế, Cao cấp lý luận chính trị. Trong quá trình công tác, ông Vũ Tiến Lộc từng giảng dạy tại nhiều trường đại học trong và ngoài nước.
Ông Vũ Tiến Lộc đang là Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Ông cũng là Đại biểu Quốc hội từ khóa XI đến XV; Ủy viên Ủy ban Kinh tế từ khóa XII đến nay.
Hoa cẩm chướng và nến - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2024
Nguyên Chủ tịch VCCI đột ngột qua đời
Trước đó, ông Vũ Tiến Lộc từng là Chủ tịch Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong 18 năm, giai đoạn 2003-2021.
Theo báo Tuổi Trẻ, việc ông Lộc đột ngột qua đời đã khiến nhiều doanh nhân, đặc biệt giới chuyên gia kinh tế, bị sốc và tiếc thương một người luôn đứng về phía doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.
“Anh Lộc là cấp trên của tôi, là người có nhiều đóng góp trong suốt hàng chục năm làm việc tại VCCI. Khi chưa phải là người đứng đầu VCCI, anh Lộc đã cùng với tập thể lãnh đạo VCCI tích cực tham gia quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”, luật sư Trần Hữu Huỳnh, nguyên trưởng Ban Pháp chế VCCI, chia sẻ.
Theo luật sư Huỳnh, sai khi trở thành chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc kế thừa được tinh thần mở đường, tiên phong hỗ trợ thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc cải cách môi trường đầu tư kinh doanh trong nước, cũng như tăng cường hội nhập quốc tế.
Ông Lộc đã cùng tập thể VCCI nhấn mạnh yếu tố phát triển kinh tế nhiều thành phần bình đẳng; xây dựng môi trường cạnh tranh kinh doanh lành mạnh, sòng phẳng; chú ý phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân; hướng dẫn các doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế một cách tích cực, chủ động.
“Anh Lộc cũng là người có nhiều sáng kiến, đề xuất Đảng, Nhà nước ban hành những quyết sách lớn về đầu tư, kinh doanh, trong đó có thể kể tới nghị quyết phát triển đội ngũ doanh nhân, nghị quyết phát triển doanh nghiệp tư nhân và thực hiện nhiều hoạt động tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân, trực tiếp đề xuất Chính phủ công nhận ngày 13/10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam”, ông Huỳnh cho biết
Nến và hoa tưởng niệm - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2024
Nhà giáo Nguyễn Minh Thúy - nguyên mẫu kiệt tác "Em Thuý" qua đời ở tuổi 90
Về phần mình, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng ông Vũ Tiến Lộc là người có đóng góp lớn cho cộng đồng doanh nghiệp. Khi làm chủ tịch VCCI, ông Lộc đã đề xuất nhiều ý tưởng, kiến nghị chính sách được Chính phủ thực hiện. Sau khi nghỉ làm tại VCCI, ông Lộc vẫn đau đáu về những cải cách môi trường đầu tư kinh doanh còn dang dở.
“Nổi bật nhất là việc duy trì khảo sát, nghiên cứu, công bố báo cáo PCI hằng năm. Báo cáo này đã trở thành động lực để chính quyền các địa phương đua nhau cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cấp tỉnh, hướng tới một môi trường đầu tư kinh doanh phục vụ doanh nghiệp”, báo Tuổi trẻ dẫn lời TS. Thảo.
Đặc biệt, ông Vũ Tiến Lộc cũng là ngời có tiếng nói mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương cắt giảm điều kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đơn giản hóa môi trường đầu tư kinh doanh, tạo động lực cải cách mạnh mẽ. Cộng đồng doanh nghiệp rất trân trọng đóng góp này.

Đóng góp trên nghị trường Quốc hội

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bàng hoàng khi nghe tin đại biểu Vũ Tiến Lộc đột ngột qua đời.
"ĐBQH Vũ Tiến Lộc là một trong những tiếng nói khá nổi bật trên nghị trường về các vấn đề doanh nghiệp - doanh nhân nói riêng và các vấn đề kinh tế - xã hội", báo PLO dẫn lời ông Phúc.
Theo ông Phúc, khi soạn thảo Hiến pháp 2013, ông Phúc lúc đó là Phó Trưởng ban Biên tập, phụ trách chương về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường.
Thời điểm đó, ông Vũ Tiến Lộc là Chủ tịch VCCI, cũng chính là "đầu vào" cho các ý tưởng liên quan đến cách diễn đạt về vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp.
Ông Phúc cho biết, khái niệm "doanh nghiệp" đã xuất hiện trong Hiến pháp 1992, nhưng đưa thêm “doanh nhân” vào Hiến pháp 2013 vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Cuối cùng, nhờ sự đóng góp của nhiều người, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp mà ông Vũ Tiến Lộc là một đại diện quan trọng, “doanh nhân” đã có một vị trí xứng đáng.
Lần đầu tiên, cụm từ “doanh nhân”được đưa vào Hiến pháp, thành một khoản tại Điều 51 trong Hiến pháp hiện hành: "Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa".
Theo ông, con đường để "doanh nhân" được ghi nhận, được đưa vào Hiến pháp không hề dễ dàng. Những năm trước, người ta ít khi gọi là doanh nhân khi nhắc tới các hộ kinh doanh, người kinh doanh.
Nến - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2024
Giáo sư Cao Huy Thuần qua đời tại Pháp
Phải cho đến năm 2004, sau nỗ lực rất lớn của lớp lãnh đạo VCCI, cũng như trong đà nhận thức mới về quyền tự do kinh doanh, lần đầu tiên được khẳng định bởi Luật Doanh nghiệp 1999.
Trong năm đầu tiên làm Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ lúc ấy chấp thuận, ra Quyết định lấy 13/10 hằng năm làm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Theo đó, ngày này được lấy theo sự kiện 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi giới công thương Việt Nam tham gia "công cuộc ích quốc lợi dân".
Trong nhiều phát biểu và trả lời báo chí nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam sau này, ông Vũ Tiến Lộc tự hào:

“Tôi rất vui mừng vì doanh nhân hiện không còn bị gọi là “con buôn”, là “thằng bán tơ” hoặc bằng những từ không đẹp… mà đã có vị trí xứng đáng trong Hiến pháp, trong nền kinh tế cũng như trong đánh giá của cả xã hội”, cố Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chia sẻ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала