Các nước bên ngoài ủng hộ xung đột ở Myanmar

© AFP 2023 / STRCuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar.
Cuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2024
Đăng ký
Một số nước bên ngoài muốn xung đột ở Cộng hòa Liên bang Myanmar tiếp diễn nên đã hỗ trợ quân nổi dậy và bọn khủng bố bằng vũ khí, tiền bạc và lương thực. Đây là thông tin của tướng Min Aung Hlaing, Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước kiêm Thủ tướng nước này.

“Một số nước bên ngoài muốn Myanmar có xung đột vũ trang và thay đổi chế độ, vì vậy họ thích cung cấp tiền bạc, lương thực, thuốc men, vũ khí đạn dược, công nghệ và năng lực hậu cần trên danh nghĩa các nhân vật chính trị khác nhau cho các nhóm nổi dậy có vũ trang và khủng bố. Họ giúp đỡ các phương tiện truyền thông xấu độc tiến hành chiến tranh tâm lý",- ông Min Aung Hlaing nói trong một bài phát biểu về tình trạng an ninh trong nước. Nguyên văn bài phát biểu của Thủ tướng được báo Global New Light of Myanmar của nước này dẫn đăng.

Các nhóm phiến quân sắc tộc đã thành lập những công xưởng sản xuất vũ khí, đạn dược và thiết bị nổ tại một số khu vực dọc biên giới Trung Quốc-Myanmar, Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước cho biết thêm.
“Hầu hết vũ khí, đạn dược bị lực lượng an ninh thu giữ đều là sản phẩm của các nhà máy này. Thành lập các nhà máy công xưởng đó không phải là việc dễ dàng… Cần phải phân tích nguồn cung cấp kinh phí và năng lực công nghệ của họ”, - Thủ tướng Myanmar nhấn mạnh.
Quốc kỳ Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2024
Yêu cầu từ Myanmar: Đề nghị Nga tham gia cuộc chiến chống khủng bố ở nước này
Trước đó ông Khin Yi, Chủ tịch đảng USDP (Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang) là chính đảng lớn nhất ở Myanmar trong cuộc phỏng vấn với Sputnik nói rằng ông yêu cầu Nga công nhận xung đột vũ trang ở nước này là biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố, việc đó sẽ cho phép các cơ quan chống khủng bố của Nga tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại nó.
Xung đột vũ trang giữa chính quyền trung ương Myanmar và một số nhóm vũ trang của các dân tộc thiểu số tiếp tục trở nên gay gắt hơn vào năm 2021, sau khi phía quân đội cáo buộc các quan chức chính phủ gian lận kết quả bầu cử tháng 11/2020 và sử dụng cơ chế hiến pháp để chuyển giao chính quyền cho Tư lệnh LLVT trong trường hợp trong nước xảy ra tình trạng khẩn cấp đe dọa đến an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Hội đồng Quốc phòng và An ninh Myanmar hôm 31/7 quyết định gia hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp được ban bố năm 2021.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала