Bộ trưởng Giáo dục Việt Nam nói xét tuyển đại học sớm rất “tai hại”

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2024
Đăng ký
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chỉ rõ những “tai hại” của việc xét tuyển đại học sớm. Ông cho biết, Bộ có nghe một số trường "kêu" chuyện xét tuyển sớm, khiến nhiều em sao nhãng học hành.
Nhiều ý kiến cho rằng, phương thức tuyển sinh sớm/xét tuyển sớm có thể dẫn tới việc thiếu sự công bằng, làm mất cơ hội của thí sinh. Việc xét tuyển quá sớm khi nguồn dữ liệu chưa đầy đủ, không đánh giá đúng chất lượng thí sinh.

Xét tuyển sớm là thiếu sự công bằng

Sáng 9/8, tại Hội nghị Giáo dục đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, PGS.TS. Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM đã kiến nghị xem xét bỏ phương thức tuyển sinh sớm/xét tuyển sớm khi góp ý về công tác tuyển sinh.
“Thời điểm đó, các học sinh vẫn chưa hoàn thành chương trình đào tạo THPT. Chưa kể, một số tư vấn viên khi tư vấn tuyển sinh đã đề nghị hoặc yêu cầu các học sinh phải đăng ký các nguyện vọng xét tuyển sớm lên đầu. Việc này là không đúng nhưng họ đã âm thầm làm. Tôi cho rằng như vậy sẽ thiếu sự công bằng, làm mất cơ hội của thí sinh”, PGS.TS. Trần Thiên Phúc nhận định.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.08.2024
Tạm đình chỉ công tác một giám đốc Sở Giáo dục
Theo ông, việc đưa ra nhiều phương thức xét tuyển rồi chia phần trăm khác nhau cho từng phương thức là không có cơ sở, ít nhiều làm mất công bằng cho thí sinh xét tuyển ở các phương thức khác nhau.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ lắng nghe một số trường "kêu" chuyện xét tuyển sớm, khiến nhiều em sao nhãng học hành.
Bộ trưởng Sơn lưu ý các trường đại học nâng cao tinh thần tự chủ, nhưng đồng thời cần có trách nhiệm hơn đối với giáo dục phổ thông.
“Việc xét tuyển sớm có những tác động tiêu cực đối với giáo dục phổ thông ở những giai đoạn cuối cùng của cấp học này. Do đó, thời gian tới cần phải xem xét bởi các học sinh khi đã đủ điều kiện trúng tuyển đại học theo phương thức xét tuyển sớm sẽ không học nữa. Điều đó rất tai hại”, ông Sơn nói.
Bộ trưởng cho rằng, có nhiều trường chỉ muốn yên tâm về số thí sinh sẽ vào trường mình, số còn lại để tuyển sinh rất ít, dẫn đến điểm chuẩn rất cao, tạo ra sự bất công bằng trong cơ hội được vào các trường đại học hàng đầu.
Người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ sẽ cân nhắc để đưa vấn đề này vào định hướng công tác tuyển sinh đại học của năm sau.
CSGT Hà Nội tiếp sức thí sinh “vượt vũ môn” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2024
Vụ cán bộ ký nhầm giấy thi: Giám đốc Sở Giáo dục nói gì?
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng lưu ý các trường không nên có quá nhiều các phương thức xét tuyển.
“Càng đơn giản càng tốt, thuận cho thí sinh và xã hội. Các phương thức đừng nhiều quá, phức tạp quá”, ông Sơn khuyến nghị.
Đặc biệt, ông lưu ý các trường đại học được tự chủ trong tuyển sinh nhưng không có nghĩa thích làm gì thì làm.
"Tự chủ là tự chủ trong khuôn khổ các quy định và vì việc này, có thể Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phải tăng thêm một số khung/chế tài để điều tiết”.

Nguồn tuyển sinh dồi dào

Theo ông, kết quả cho thấy, nguồn tuyển sinh hiện rất dồi dào, trường nào uy tín thì ‘không lo’. Do đó, không có gì phải ‘chen lấn xô đẩy’. Trong tự chủ, các trường cần phải đề cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm xã hội.
Cụ thể, các trường phải hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của người học ngày càng gia tăng về số lượng, chất lượng. Ông Sơn thông tin thêm, số học sinh vào lớp 1 năm nay lên tới 1,9 triệu em. Số học sinh bình quân mỗi khối lớp (từ lớp 2 đến lớp 11) là khoảng 1,63 triệu em, trong khi số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa qua là khoảng 1,1 triệu.
 Giấy tờ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2024
Điều tra tin đồn thất thiệt lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2024
“Như vậy, điều này cho thấy rất lạc quan về mặt số lượng nguồn tuyển vào đại học hằng năm. Với tỷ lệ này, con số những người vào học đại học sẽ tăng đáng kể từng năm một. Chúng ta cần chuẩn bị chỗ cho người học nhưng điều quan trọng nữa là vấn đề chất lượng”, vị tư lệnh ngành giáo dục đề nghị.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhắc lại lời Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, khẳng định không lo về số lượng bởi nguồn tuyển trong thời gian tới là dồi dào.
Tuy nhiên, cần đảm bảo chất lượng, từ đó nâng cao tư duy của người học, từ hình thức chuyển sang thực chất và hiệu quả.
Về công tác tuyển sinh, trong năm học tới, Vụ Giáo dục Đại học được yêu cầu phải khẩn trương phối hợp để có sự thảo sớm nhất, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, đơn giản hóa, đảm bảo chất lượng, cũng như công bằng cho thí sinh.
Các trường thực hiện tự chủ nhưng không có tác động xấu, mà phải có tác động tích cực hơn nữa tới giáo dục phổ thông.
Theo Vnexpress, trong năm ngoái, có tới 214 trong 322 trường xét tuyển sớm, không dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Số thí sinh trúng tuyển theo diện này là hơn 375.500 em, trong đó 147.400 em đặt làm nguyện vọng 1 (gần 40%).
Trong các phương thức xét tuyển sớm, nhiều trường xét tuyển bằng học bạ từ tháng 1, sử dụng điểm học bạ của 3 hoặc 5 học kỳ, không bao gồm kỳ II lớp 12. Với cách làm này, một số trường công bố điểm chuẩn ngay trong tháng 3.
Doãn Hùng Cường, cựu Đơn vị trưởng và Bí thư Chi đoàn lưu học sinh Việt Nam tại Đại học Công nghệ Nghiên cứu Quốc gia NUST MISIS - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2024
Chuyện đáng kinh ngạc
Chinh phục giấc mơ công nghệ: Câu chuyện của chàng sinh viên Việt Nam tại Đại học NUST MISIS
Nói với báo Vnexpress, một trưởng phòng đào tạo của một đại học lớn ở Hà Nội từng phản đối việc nhiều trường xét tuyển sớm như vậy. Lý do, học sinh khi đó chưa hoàn thành chương trình lớp 12, trong khi kiến thức bậc THPT chủ yếu rơi vào năm học này.
Đặc biệt, kỳ II lớp 12 cũng là thời gian để các em học sinh tích lũy thành tích như giải học sinh giỏi, chứng chỉ quốc tế. Vậy nên, nếu xét tuyển quá sớm thì nguồn dữ liệu có thể không đầy đủ, không đánh giá đúng chất lượng thí sinh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала