https://kevesko.vn/20240810/them-san-pham-cua-viet-nam-bi-eu-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-31283776.html
Thêm sản phẩm của Việt Nam bị EU điều tra chống bán phá giá
Thêm sản phẩm của Việt Nam bị EU điều tra chống bán phá giá
Sputnik Việt Nam
Ủy ban châu Âu (EC) vừa khởi động điều tra cáo buộc bán phá giá đối với thép cán nóng (thép HRC) nhập khẩu từ Việt Nam và một số quốc gia khác. 10.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-10T14:00+0700
2024-08-10T14:00+0700
2024-08-10T14:09+0700
việt nam
eu
ec
thép
sản xuất
công nghệ
công nghiệp
bộ công thương
ấn độ
sản xuất thép
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/1e/19642403_0:0:2048:1153_1920x0_80_0_0_50f06309bd348e9ec3a3f66a5203c1c3.jpg
Động thái của EC diễn ra trong bối cảnh tình hình sản xuất thép HRC ở Việt Nam đang gặp khó khăn do lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thấp, còn lượng thép nhập khẩu giá rẻ tăng mạnh.EU điều tra chống bán phá giá thép cán nóngTTXVN dẫn nguồn từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) vừa khởi động quá trình điều tra về cáo buộc bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam, Ai Cập, Ấn Độ và Nhật Bản.Theo đó, ngày nhận hồ sơ yêu cầu vào ngày 24/6 và ban hành thông báo khởi xướng vào ngày 8/8. Bên yêu cầu trong vụ việc lần này là Hiệp hội Thép châu Âu.Giai đoạn điều tra bán phá giá từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2024, giai đoạn điều tra thiệt hại từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/3/2024. Các sản phẩm thép không gỉ, thép điện silicon định hướng hạt, thép công cụ và thép công cụ có độ cứng lớn chuyên dụng không thuộc diện điều tra.Trong thông báo, EC có công bố báo cáo chi tiết, cung cấp đầy đủ thông tin về vụ việc, bao gồm các cáo buộc, bằng chứng liên quan và hướng dẫn chi tiết về các thủ tục điều tra trên hệ thống điện tử TRON.Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội thép và các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các tài liệu mà EC cung cấp, hợp tác chặt chẽ với EC để cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu và thời hạn quy định.Đồng thời, thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Cục Phòng vệ thương mại.Tại Việt Nam, tình hình sản xuất thép HRC đang gặp khó khăn do lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu thấp. Lượng thép nhập khẩu giá rẻ tăng mạnh, gây sức ép lớn lên các doanh nghiệp trong nước.Trước đó, hôm 29/7, Bộ Công Thương cho biết đã ra quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc và Ấn Độ sau thời gian xem xét yêu cầu từ các doanh nghiệp và ý kiến của các doanh nghiệp liên quan.
https://kevesko.vn/20240729/viet-nam-co-dong-thai-manh-tay-hiem-thay-voi-thep-trung-quoc-va-an-do-31069699.html
https://kevesko.vn/20240715/viet-nam-xoay-so-doi-pho-voi-thep-trung-quoc-30844560.html
ấn độ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e6/0b/1e/19642403_268:0:1999:1298_1920x0_80_0_0_0dff400c06573f9419117a7b1226646c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, eu, ec, thép, sản xuất, công nghệ, công nghiệp, bộ công thương, ấn độ, sản xuất thép
việt nam, eu, ec, thép, sản xuất, công nghệ, công nghiệp, bộ công thương, ấn độ, sản xuất thép
Thêm sản phẩm của Việt Nam bị EU điều tra chống bán phá giá
14:00 10.08.2024 (Đã cập nhật: 14:09 10.08.2024) Ủy ban châu Âu (EC) vừa khởi động điều tra cáo buộc bán phá giá đối với thép cán nóng (thép HRC) nhập khẩu từ Việt Nam và một số quốc gia khác.
Động thái của EC diễn ra trong bối cảnh tình hình sản xuất thép HRC ở Việt Nam đang gặp khó khăn do lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu thấp, còn lượng thép nhập khẩu giá rẻ tăng mạnh.
EU điều tra chống bán phá giá thép cán nóng
TTXVN dẫn nguồn từ Cục Phòng vệ thương mại (
Bộ Công Thương) cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) vừa khởi động quá trình điều tra về cáo buộc bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam, Ai Cập, Ấn Độ và Nhật Bản.
Theo đó, ngày nhận hồ sơ yêu cầu vào ngày 24/6 và ban hành thông báo khởi xướng vào ngày 8/8. Bên yêu cầu trong vụ việc lần này là Hiệp hội Thép châu Âu.
Giai đoạn điều tra bán phá giá từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2024, giai đoạn điều tra thiệt hại từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/3/2024. Các sản phẩm thép không gỉ, thép điện silicon định hướng hạt, thép công cụ và thép công cụ có độ cứng lớn chuyên dụng không thuộc diện điều tra.
Trong thông báo, EC có công bố báo cáo chi tiết, cung cấp đầy đủ thông tin về vụ việc, bao gồm các cáo buộc, bằng chứng liên quan và hướng dẫn chi tiết về các thủ tục điều tra trên hệ thống điện tử TRON.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội thép và các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các tài liệu mà EC cung cấp, hợp tác chặt chẽ với
EC để cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu và thời hạn quy định.
Đồng thời, thường xuyên phối hợp, cung cấp thông tin để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Cục Phòng vệ thương mại.
Tại Việt Nam, tình hình sản xuất thép HRC đang gặp khó khăn do lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu thấp. Lượng thép nhập khẩu giá rẻ tăng mạnh, gây sức ép lớn lên các doanh nghiệp trong nước.
Trước đó, hôm 29/7, Bộ Công Thương cho biết đã ra quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc và
Ấn Độ sau thời gian xem xét yêu cầu từ các doanh nghiệp và ý kiến của các doanh nghiệp liên quan.