https://kevesko.vn/20240813/chua-cong-nhan-nen-kinh-te-thi-truong-o-viet-nam-y-do-that-su-cua-my-va-phuong-tay-31307786.html
Chưa công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Ý đồ thật sự của Mỹ và phương Tây
Chưa công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Ý đồ thật sự của Mỹ và phương Tây
Sputnik Việt Nam
Việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, thể hiện rõ chiêu bài kinh tế để gây sức ép chính trị một cách thô thiển nhất. Những chiêu trò này... 13.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-13T06:23+0700
2024-08-13T06:23+0700
2024-08-13T14:24+0700
việt nam
tác giả
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
kinh tế
sản xuất
chính trị
eu
ngoại giao
thương mại
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/0a/24614390_0:120:1280:840_1920x0_80_0_0_688e4a51e86db2843b543b3092673145.jpg
Sau nhiều lần trì hoãn, nâng lên đặt xuống và dền dứ, ngày 4/8/2024, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo rằng Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường với một loạt các lý do mà họ cho là chưa đáp ứng các tiêu chí.Phát biểu ý kiến về việc này, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đang có chuyến thăm và làm việc tại Mỹ khi đó cho rằng Việt Nam rất lấy làm tiếc và thất vọng về điều này bởi trong thời gian qua, quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ chưa từng có; hai nước cũng đã có những nỗ lực to lớn trong việc nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.Việt Nam đã đáp ứng được tất cả 6 tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường. Ông cũng đề nghị hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi, Mỹ cần đánh giá một cách khách quan, tiến tới công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.Cũng liên quan đến vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trong cuộc họp báo thường kỳ của bộ này ngày 5/8/2024 tại Hà Nội cho biết, rất thất vọng về việc Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Phía Việt Nam cho rằng, quyết định này không phản ánh đầy đủ những nỗ lực và thành tựu to lớn của Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.Xung quanh vấn đề này, Sputnik đã có phỏng vấn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an.Sputnik: Hiện đã có 73 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Dù Mỹ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mà Mỹ đến giờ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Vậy Mỹ đúng hay 73 quốc gia còn lại đúng?Đại tá Nguyễn Minh Tâm - Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công anTheo góc nhìn của tôi, đối với người Mỹ, không có chuyện đúng hay sai mà điều quan trọng nhất đối với người Mỹ là lợi ích của chính họ. Bất cứ điều gì có lợi cho người Mỹ thì họ đều cho là đúng. Còn bất cứ điều gì không có lợi cho người Mỹ thì họ luôn bảo rằng đó là sai. Từ hàng trăm năm nay, quan điểm ích kỷ này của người Mỹ vẫn không thay đổi.Và cũng từ quan điểm lợi ích đó mà họ đặt ra những tiêu chí về kinh tế thị trường của riêng mình và áp đặt nó lên các quốc gia khác, bất chấp thực tế đa dạng và phong phú của nền kinh tế thị trường toàn cầu cũng như các kết quả nghiên cứu khoa học khách quan về kinh tế thị trường trong quá khứ và hiện tại. Ngay cả khi vai trò “bá chủ toàn cầu” của người Mỹ đang bị đe dọa bởi các trung tâm phát triển kinh tế mới ở Châu Á cũng như các khối liên minh quyền lực mới đang hình thành, đe dọa sự độc tôn của người Mỹ thì họ lại càng trở nên bảo thủ hơn bao giờ hết.Vì vậy, cho dù tổng thống Mỹ đã đặt bút ký kết thỏa thuận nâng cấp quan hệ đối tác Mỹ-Việt lên tầm “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển” thì điều đó cũng không ảnh hưởng gì đến quan điểm của Nhà Trắng, Điện Capitol, Lầu Năm Góc mà cao hơn tất cả là của những ông chủ ở Phố Wall. Bởi lợi ích của người Mỹ không có nghĩa là lợi ích cho toàn thể nhân dân Mỹ mà chỉ là lợi ích của nhóm tư bản tài phiệt đầu sỏ của nước Mỹ mà thôi. Những nhóm tài phiệt này sẵn sàng hy sinh quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ để bảo đảm cho túi tiền của họ luôn đầy đặn.Điều mà người Mỹ “cấn cá” nhất chính là việc Nhà nước Việt Nam đề ra chủ trương xây dựng một “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Còn người Mỹ thì cho rằng chỉ có nền kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa của họ mới là chuẩn mực cho kinh tế thị trường. Đây là một quan điểm hết sức vô lý. Bởi cũng như các thể chế chính trị và mô hình tổ chức nhà nước, trên thế giới này không có một nền kinh tế thị trường chung chung với các khuôn mẫu được “đúc sẵn” để có thể áp đặt vào nước này hay nước khác.Đối với mỗi quốc gia-dân tộc, tùy theo đặc điểm riêng có về nền sản xuất, về điều kiện tự nhiên, về truyền thống bản sắc của dân tộc.v.v… của mỗi quốc gia-dân tộc đó mà nền kinh tế thị trường sẽ có nhiều biến thể khác nhau, phuc hợp với các đặc điểm ấy. Ngay cả các quốc gia đồng minh của Mỹ ở Châu Âu tuy cũng có nền kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa nhưng không giống như Mỹ, họ cũng có những nền kinh tế thị trường của riêng mình, với các tiêu chí riêng bên cạnh những tiêu chí chung. Vì vậy, mọi sự áp đặt mô hình kinh tế thị trường tư bản Mỹ vào các nước khác đều là sự phi lý. Nó chỉ phục vụ cho các mưu đồ chính trị của Mỹ, dùng biện pháp “phi chính trị” để gây áp lực chính trị đối với các quốc gia khácSputnik: Việc Mỹ lùi ngày công bố có công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sang ngày 2/8 và cùng với lịch Blinken tới Hà Nội. Liệu đây có phải sự trùng hợp ngẫu nhiên hay Mỹ không muốn hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa của mình, muốn sử dụng công cụ phi thị trường để gây sức ép chính trị đối với Việt Nam?Đại tá Nguyễn Minh Tâm - Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công anMặc dù Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị 7 tháng đầu năm 2024 là 66,1 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng điều đó không có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam phải dựa hoàn toàn hoặc phần lớn vào thị trường Mỹ. Đứng ngay sau Mỹ, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với tổng giá trị năm 2023 là 64,2 tỷ USD và 5 tháng đầu năm 2024 là 22,67 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2023.Tiếp theo, Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam với rất nhiều ngành hàng công nghiệp chủ lực cũng như nông sản, thực phẩm mà Việt Nam có thế mạnh. Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 do Bộ Công thương công bố thì năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 43,68 tỷ USD. Và 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU đạt 16,33 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra các thị trường ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Canada, Australia cũng đều là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với tổng kim ngạch hàng năm không dưới 5 tỷ USD cho mỗi thị trường.Từ những dữ liệu này, người ta dễ dàng nhận thấy việc người Mỹ chưa công nhân nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường không hẳn mang mục tiêu kinh tế đơn thuần mà cao hơn nữa là các mục tiêu chính trị. Trong đó có cả việc gây sức ép nhằm buộc Việt Nam thay đổi đường lối, chính sách đối ngoại, ngả về phía Mỹ nhiều hơn. Và nếu có thể thì lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của Mỹ và đồng minh nhằm chống lại hai đối thủ lớn của Mỹ và Trung Quốc và Liên bang Nga.Mặc dù các chính khách Mỹ ít lên tiếng xung quanh sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần, nhưng chỉ cần qua sự “khua chiêng gióng trống” của truyền thông Mỹ và phương Tây cũng như những tờ “báo lá cải” của các thế lực phản động, thù địch với Việt Nam, có thể thấy rất rõ rằng Mỹ và phương Tây đang mong đợi một sự thay đổi nào đó trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngoại trưởng Mỹ đích thân sang việt Nam để thắp hương tưởng niệm một lãnh tụ Cộng sản (điều hiếm có đối với người Mỹ). Và cũng không phải ngẫu nhiên mà nhân vật số 2 của EU, người đang phụ trách đối ngoại của liên minh sang Việt Nam để bàn chuyện nâng cấp quan hệ giữa hai bên ngay sau Lễ Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cả hai chuyến đi đều cùng một mục đích. Đó là thăm dò xem đường lối đối ngoại của Việt Nam sẽ như thế nào sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời.Còn về vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thì Bộ Thương mại Mỹ đã chuẩn bị sẵn hai bộ hồ sơ. Thứ nhất là bộ hồ sơ với tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Thứ hai là bộ hồ sơ không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc công bố hồ sơ nào lại tùy thuộc vào kết quả chuyến viếng thăm Việt Nam của hai ông Antony Blinken và Josep Borrell. Trong trường hợp các ông này đạt được thỏa thuận lôi kéo Việt Nam ngả sang phía Mỹ và EU và giảm bớt mức độ quan hệ mật thiết với Trung Quốc thì bộ hồ sơ thứ nhất công nhân Việt Nam có nền kinh tế thị trường sẽ được công bố. Còn nếu chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ và ngoại trưởng EU không đạt được kết quả như cả Mỹ và EU mong muốn thì bộ hồ sơ thứ hai về việc không công nhân Việt Nam có nền kinh tế thị trường sẽ được công bố. Và chúng ta đều đã biết kết quả.Đây là trường hợp điển hình của việc sử dụng các chiêu bài kinh tế để gây sức ép chính trị lên đối tác một cách thô thiển nhất có thể trong lịch sử kinh tế thế giới hiện đại. Những chiêu trò này của Mỹ và EU tuy không mới nhưng hậu quả rõ ràng nhất của nó là gây thiệt hại cho chính người dân của họ, những đồng bào của họ đang tiêu dùng hàng hóa của Việt Nam xuất sang các nước đó với giá cả hợp lý, đặc biệt là khi lạm phát đang leo thang ở các nước EU, đời sống vật chất của người dân sa sút.Đối với Việt Nam thì chắc chắn cũng sẽ có những thiệt hại nhưng đó chỉ là những thiệt hại không lớn do Việt Nam luôn kiên trì áp dụng chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ thương mại. Còn đối với đường lối chính trị đối ngoại thì Việt Nam không hề thay đổi với chính sách “bốn không” bất di bất dịch cũng như luôn có những phương án thay thế khi gặp các biến động phức tạp, khó lường trên thị trường thế giới.Xin cảm ơn Đại tá đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Sputnik!
https://kevesko.vn/20240802/soc-rat-tiec-my-chua-cong-nhan-viet-nam-la-nen-kinh-te-thi-truong-31154605.html
https://kevesko.vn/20240725/my-bat-ngo-hoan-cong-nhan-viet-nam-la-nen-kinh-te-thi-truong-30994998.html
https://kevesko.vn/20240812/viet-nam-but-pha-hanh-trinh-tro-thanh-quoc-gia-thu-nhap-trung-binh-cao-31296923.html
https://kevesko.vn/20240725/muc-dich-cua-ngoai-truong-my-toi-viet-nam-trong-chuyen-cong-du-chau-a-30993492.html
https://kevesko.vn/20240802/josep-borrell-ve-van-viet-nam-kha-lo-lieu-31141831.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/08/0a/24614390_0:0:1280:960_1920x0_80_0_0_2661266f957787242e7f0a7ec6daee3c.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Taras Ivanov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/33/9213389_0:189:511:700_100x100_80_0_0_45fe7a54df37496801dfdab04a46c8a3.jpg
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, kinh tế, sản xuất, chính trị, eu, ngoại giao, thương mại
việt nam, tác giả, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, kinh tế, sản xuất, chính trị, eu, ngoại giao, thương mại
Chưa công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Ý đồ thật sự của Mỹ và phương Tây
06:23 13.08.2024 (Đã cập nhật: 14:24 13.08.2024) Việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, thể hiện rõ chiêu bài kinh tế để gây sức ép chính trị một cách thô thiển nhất. Những chiêu trò này của Mỹ và EU tuy không mới nhưng hậu quả rõ ràng nhất của nó là gây thiệt hại cho chính người dân của họ, những đồng bào của họ đang tiêu dùng hàng hóa của Việt Nam.
Sau nhiều lần trì hoãn, nâng lên đặt xuống và dền dứ, ngày 4/8/2024, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo rằng Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường với một loạt các lý do mà họ cho là chưa đáp ứng các tiêu chí.
Phát biểu ý kiến về việc này, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đang có chuyến thăm và làm việc tại Mỹ khi đó cho rằng Việt Nam rất lấy làm tiếc và thất vọng về điều này bởi trong thời gian qua, quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ chưa từng có; hai nước cũng đã có những nỗ lực to lớn trong việc nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Việt Nam đã đáp ứng được tất cả 6 tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường. Ông cũng đề nghị hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi, Mỹ cần đánh giá một cách khách quan, tiến tới công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Cũng liên quan đến vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trong cuộc họp báo thường kỳ của bộ này ngày 5/8/2024 tại Hà Nội cho biết, rất thất vọng về việc Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Phía Việt Nam cho rằng, quyết định này không phản ánh đầy đủ những nỗ lực và thành tựu to lớn của Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Xung quanh vấn đề này, Sputnik đã có phỏng vấn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an.
Sputnik: Hiện đã có 73 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Dù Mỹ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mà Mỹ đến giờ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Vậy Mỹ đúng hay 73 quốc gia còn lại đúng?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm - Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an
Theo góc nhìn của tôi, đối với người Mỹ, không có chuyện đúng hay sai mà điều quan trọng nhất đối với người Mỹ là lợi ích của chính họ. Bất cứ điều gì có lợi cho người Mỹ thì họ đều cho là đúng. Còn bất cứ điều gì không có lợi cho người Mỹ thì họ luôn bảo rằng đó là sai. Từ hàng trăm năm nay, quan điểm ích kỷ này của người Mỹ vẫn không thay đổi.
Và cũng từ quan điểm lợi ích đó mà họ đặt ra những tiêu chí về kinh tế thị trường của riêng mình và áp đặt nó lên các quốc gia khác, bất chấp thực tế đa dạng và phong phú của nền kinh tế thị trường toàn cầu cũng như các kết quả nghiên cứu khoa học khách quan về kinh tế thị trường trong quá khứ và hiện tại. Ngay cả khi vai trò “bá chủ toàn cầu” của người Mỹ đang bị đe dọa bởi
các trung tâm phát triển kinh tế mới ở Châu Á cũng như các khối liên minh quyền lực mới đang hình thành, đe dọa sự độc tôn của người Mỹ thì họ lại càng trở nên bảo thủ hơn bao giờ hết.
Vì vậy, cho dù tổng thống Mỹ đã đặt bút ký kết thỏa thuận nâng cấp quan hệ đối tác Mỹ-Việt lên tầm “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển” thì điều đó cũng không ảnh hưởng gì đến quan điểm của Nhà Trắng, Điện Capitol, Lầu Năm Góc mà cao hơn tất cả là của những ông chủ ở Phố Wall. Bởi lợi ích của người Mỹ không có nghĩa là lợi ích cho toàn thể nhân dân Mỹ mà chỉ là lợi ích của nhóm tư bản tài phiệt đầu sỏ của nước Mỹ mà thôi. Những nhóm tài phiệt này sẵn sàng hy sinh quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ để bảo đảm cho túi tiền của họ luôn đầy đặn.
Điều mà người Mỹ “cấn cá” nhất chính là việc Nhà nước Việt Nam đề ra chủ trương xây dựng một “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Còn người Mỹ thì cho rằng chỉ có nền kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa của họ mới là chuẩn mực cho kinh tế thị trường. Đây là một quan điểm hết sức vô lý. Bởi cũng như các
thể chế chính trị và mô hình tổ chức nhà nước, trên thế giới này không có một nền kinh tế thị trường chung chung với các khuôn mẫu được “đúc sẵn” để có thể áp đặt vào nước này hay nước khác.
Đối với mỗi quốc gia-dân tộc, tùy theo đặc điểm riêng có về nền sản xuất, về điều kiện tự nhiên, về truyền thống bản sắc của dân tộc.v.v… của mỗi quốc gia-dân tộc đó mà nền kinh tế thị trường sẽ có nhiều biến thể khác nhau, phuc hợp với các đặc điểm ấy. Ngay cả các quốc gia đồng minh của Mỹ ở Châu Âu tuy cũng có nền kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa nhưng không giống như Mỹ, họ cũng có những nền kinh tế thị trường của riêng mình, với các tiêu chí riêng bên cạnh những tiêu chí chung. Vì vậy, mọi sự áp đặt mô hình kinh tế thị trường tư bản Mỹ vào các nước khác đều là sự phi lý. Nó chỉ phục vụ cho các
mưu đồ chính trị của Mỹ, dùng biện pháp “phi chính trị” để gây áp lực chính trị đối với các quốc gia khác
Sputnik: Việc Mỹ lùi ngày công bố có công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sang ngày 2/8 và cùng với lịch Blinken tới Hà Nội. Liệu đây có phải sự trùng hợp ngẫu nhiên hay Mỹ không muốn hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa của mình, muốn sử dụng công cụ phi thị trường để gây sức ép chính trị đối với Việt Nam?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm - Nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an
Mặc dù Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị 7 tháng đầu năm 2024 là 66,1 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng điều đó không có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam phải dựa hoàn toàn hoặc phần lớn vào thị trường Mỹ. Đứng ngay sau Mỹ, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với tổng giá trị năm 2023 là 64,2 tỷ USD và 5 tháng đầu năm 2024 là 22,67 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Tiếp theo, Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường
xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam với rất nhiều ngành hàng công nghiệp chủ lực cũng như nông sản, thực phẩm mà Việt Nam có thế mạnh. Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 do Bộ Công thương công bố thì năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đạt 43,68 tỷ USD. Và 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU đạt 16,33 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra các thị trường ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Canada, Australia cũng đều là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với tổng kim ngạch hàng năm không dưới 5 tỷ USD cho mỗi thị trường.
Từ những dữ liệu này, người ta dễ dàng nhận thấy việc người Mỹ chưa công nhân nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường không hẳn mang mục tiêu kinh tế đơn thuần mà cao hơn nữa là các mục tiêu chính trị. Trong đó có cả việc gây sức ép nhằm buộc Việt Nam thay đổi đường lối, chính sách đối ngoại, ngả về phía Mỹ nhiều hơn. Và nếu có thể thì lôi kéo
Việt Nam vào quỹ đạo của Mỹ và đồng minh nhằm chống lại hai đối thủ lớn của Mỹ và Trung Quốc và Liên bang Nga.
Mặc dù các chính khách Mỹ ít lên tiếng xung quanh sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần, nhưng chỉ cần qua sự “khua chiêng gióng trống” của truyền thông Mỹ và phương Tây cũng như những tờ “báo lá cải” của các thế lực phản động, thù địch với Việt Nam, có thể thấy rất rõ rằng Mỹ và phương Tây đang mong đợi một sự thay đổi nào đó trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngoại trưởng Mỹ đích thân sang việt Nam để thắp hương tưởng niệm một lãnh tụ Cộng sản (điều hiếm có đối với người Mỹ). Và cũng không phải ngẫu nhiên mà nhân vật số 2 của EU, người đang phụ trách đối ngoại của liên minh sang Việt Nam để bàn chuyện nâng cấp quan hệ giữa hai bên ngay sau Lễ Quốc tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cả hai chuyến đi đều cùng một mục đích. Đó là thăm dò xem đường lối đối ngoại của Việt Nam sẽ như thế nào sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời.
Còn về vấn đề công nhận nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thì Bộ Thương mại Mỹ đã chuẩn bị sẵn hai bộ hồ sơ. Thứ nhất là bộ hồ sơ với tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Thứ hai là bộ hồ sơ không công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc công bố hồ sơ nào lại tùy thuộc vào kết quả chuyến viếng thăm Việt Nam của hai ông Antony Blinken và Josep Borrell. Trong trường hợp các ông này đạt được thỏa thuận lôi kéo Việt Nam ngả sang phía Mỹ và EU và giảm bớt mức độ quan hệ mật thiết với Trung Quốc thì bộ hồ sơ thứ nhất công nhân Việt Nam có nền kinh tế thị trường sẽ được công bố. Còn nếu chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ và ngoại trưởng EU không đạt được kết quả như cả Mỹ và EU mong muốn thì bộ hồ sơ thứ hai về việc không công nhân Việt Nam có nền kinh tế thị trường sẽ được công bố. Và chúng ta đều đã biết
kết quả.
Đây là trường hợp điển hình của việc sử dụng các chiêu bài kinh tế để gây sức ép chính trị lên đối tác một cách thô thiển nhất có thể trong lịch sử kinh tế thế giới hiện đại. Những chiêu trò này của Mỹ và EU tuy không mới nhưng hậu quả rõ ràng nhất của nó là gây thiệt hại cho chính người dân của họ, những đồng bào của họ đang tiêu dùng
hàng hóa của Việt Nam xuất sang các nước đó với giá cả hợp lý, đặc biệt là khi lạm phát đang leo thang ở các nước EU, đời sống vật chất của người dân sa sút.
Đối với Việt Nam thì chắc chắn cũng sẽ có những thiệt hại nhưng đó chỉ là những thiệt hại không lớn do Việt Nam luôn kiên trì áp dụng chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ thương mại. Còn đối với đường lối chính trị đối ngoại thì Việt Nam không hề thay đổi với chính sách “bốn không” bất di bất dịch cũng như luôn có những phương án thay thế khi gặp các biến động phức tạp, khó lường trên thị trường thế giới.
Xin cảm ơn Đại tá đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Sputnik!