Khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Liên bang Nga

© SputnikKhánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Liên bang Nga
Khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2024
Đăng ký
Ngày 12 tháng 8, trên lãnh thổ quần thể bảo tàng và nhà thờ chính của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga tại Công viên Patriot ở ngoại ô Moskva đã diễn ra lễ khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam từng tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945).
Họ đã được ông Hồ Chí Minh đưa đến Moskva vào những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ trước. Khi Đức tấn công Liên Xô, họ tình nguyện gia nhập Hồng quân và tham gia bảo vệ Moskva vào mùa đông năm 1941-1942. Tượng đài “Những người bạn liên minh - Chiến sĩ Việt Nam” do nhà điêu khắc Alexei Chebanenko thực hiện, mô tả ba chiến sĩ Hồng quân Việt Nam - Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Thúc Chất.
Sputnik Việt Nam biết rõ những cái tên này. Cách đây nửa thế kỷ, chú ý đến những tài liệu tham khảo rải rác về sự tham gia của người Việt Nam trong việc bảo vệ Moskva, cùng với các cựu chiến binh Hồng quân, nhân viên lưu trữ và bảo tàng từ Nga và Việt Nam, các biên tập viên Ban tiếng Việt bắt đầu tìm kiếm thông tin về tên tuổi những anh hùng này, họ từng chiến đấu ở đâu, số phận của họ đã diễn ra như thế nào. Đặc biệt, Ban tiếng Việt phát hiện ra rằng có 6 chiến sĩ Hồng quân Việt Nam đã tham gia cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941 trên Quảng trường Đỏ ở Moskva. Ngay sau cuộc duyệt binh, các chiến sĩ Hồng quân Việt Nam đã tiến thẳng ra mặt trận, khi đó diễn ra cách thủ đô 20-25 km.

Hồi ức của nhân chứng

Ông Alexander Kazitsky, một người tham gia trận chiến ở ngoại ô Moskva, nhớ lại:

“Tôi đã gặp họ không chỉ một lần - trên đường hành quân, trong chiến hào ở tiền tuyến, tôi chứng kiến họ bắn vào kẻ thù chính xác như thế nào. Tôi đã nói chuyện với họ một vài lần và thấy rằng họ nói tiếng Nga một cách hoàn hảo, xuất sắc và hát những bài hát tiếng Nga - trong chiến tranh, ngay cả trong những ngày khó khăn nhất, làm sao thiếu tiếng hát? Họ đã chia sẻ mọi khó khăn gian khổ của chiến tranh và mặt trận với chúng tôi. Mặc dù tất nhiên, điều đó khó khăn hơn đối với họ so với người Nga chúng tôi: suy cho cùng, họ không quen với cái lạnh và sương giá mùa đông năm đó rất khắc nghiệt. Nhưng chúng tôi có cùng một nhiệm vụ là đẩy lùi bọn phát xít ra khỏi Moskva, và sau đó đánh bại hoàn toàn Hitler. Ngày 5 tháng 12 năm 1941, trung đoàn chúng tôi cùng với các đơn vị Hồng quân khác mở cuộc phản công ở ngoại ô Moskva. Phát xít Đức chịu thất bại nặng nề đầu tiên trên mặt trận Liên Xô. Hơn nửa triệu tên phát xít đã bị tiêu diệt. Nhưng chiến thắng đã phải trả giá đắt cho Hồng quân. Trung đoàn chúng tôi cũng mất đi nhiều đồng chí. Đầu năm 1942, khi Hồng quân đánh đuổi quân Đức ra khỏi Moskva, ba người lính Việt Nam cũng đã hy sinh anh dũng.”

© SputnikKhánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Liên bang Nga
Khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2024
Khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Liên bang Nga

Ghi nhớ tên tuổi những người lính đã hy sinh

Lý Nam Thành (bí danh do Hồ Chí Minh đặt cho) tên thật là Nguyễn Sinh Thành. Ông sinh năm 1908 tại thôn Thần, xã Kim Liên. Lý Anh Tạo (bí danh do Hồ Chí Minh đặt) tên thật là Hoàng Anh Tơ. Ông sinh năm 1912 tại thôn Hoàng Chu, xã Kim Liên. Lý Thúc Chất (tên do Hồ Chí Minh đặt) tên thật là Vương Thúc Thoại, sinh năm 1911, cùng quê ở xã Kim Liên. Bây giờ chúng ta nhìn thấy tên tuổi họ trên đài tưởng niệm trong quần thể bảo tàng và nhà thờ chính của Lực lượng Vũ trang Nga.

Nước Nga tưởng nhớ các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam

Tên tuổi các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam được trình bày trên phần Việt Nam tại Bảo tàng Trung tâm Lực lượng Vũ trang Nga ở ngoại ô Moskva. Bộ phim truyền hình nói về họ được chiếu nhiều lần trên Đài Truyền hình Trung ương. Triển lãm được khai mạc tại một trong những trường học ở Moskva kể về sự tham gia của người Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Chiến công của họ đã truyền cảm hứng không chỉ cho người Nga mà còn cho các nhà thơ Việt Nam tại Moskva như Nguyễn Huy Hoàng và Bùi Quang Thành sáng tác những bài thơ tâm huyết. Chiến công của các chiến sĩ Hồng quân Việt Nam đã được thảo luận trong cuộc hội thảo cầu truyền hình giữa thủ đô của hai nước chúng ta, nói về trận chiến đánh bại quân phát xít ở ngoại ô Moskva. Có một chương trình đặc biệt trên kênh truyền hình Rossiya-1 nói về những người Việt Nam tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Phát biểu tại đó, Chủ tịch nước Việt Nam lúc bấy giờ Nguyễn Minh Triết cho rằng nhiều người đang cố gắng viết lại lịch sử, nhưng vai trò quyết định của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai là không thể phủ nhận. Chủ tịch nước Việt Nam lưu ý Liên Xô không chỉ cứu nhân loại khỏi chủ nghĩa phát xít mà còn khuyến khích những người Việt Nam yêu nước chiến đấu. Và việc một nhóm người Việt Nam tham gia cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít trên đất Xô Viết là một ví dụ sinh động cho điều này.
Năm 1986, theo Nghị định của Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô, Lý Thúc Chất, Lý Nam Thành và Lý An Tạo đã được Liên Xô truy tặng Huân chương Chiến tranh yêu nước hạng nhất và các huân chương kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Các phần thưởng đã được trao tận tay gia đình các anh hùng ở quê hương Việt Nam.
Một chiến sĩ Việt Nam khác tham gia bảo vệ Moskva là ông Lý Phú San (Lê Phan Chăn) cũng được trao phần thưởng tương tự. Những tặng thưởng này được trân trọng lưu giữ bởi bà Lê Thị Phượng, con gái ông Lý Phú San, người duy nhất trong nhóm chiến sĩ Hồng quân Việt Nam còn sống để chứng kiến ​​Ngày chiến thắng. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, bà Lê Thị Phượng nói:

“Khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô, cha tôi sống và làm việc ở Moskva. Ông thường kể cho tôi nghe lúc đó ai cũng mơ về chiến thắng, về cuộc sống hòa bình. Khi đó dù phải chịu đói rét, mọi người đều cố gắng cống hiến hết sức mình để giành chiến thắng. Cha tôi tham gia bảo vệ Moskva, làm việc trong bệnh viện quân y, chăm sóc thương binh và thường truyền máu cho họ. Ông cũng tham gia xây dựng các công trình phòng thủ trên đường tiếp cận Moskva. Ông làm nhiệm vụ tại trạm phòng không, dập tắt bom cháy do máy bay phát xít thả xuống. Sau khi Đức Quốc xã thất bại ở ngoại ô Moskva, ông được điều động về hậu phương và làm việc tại Sverdlovsk trong xí nghiệp sản xuất vũ khí cho mặt trận. Cùng với những người công nhân Nga, ông đã chia sẻ mọi khó khăn gian khổ thời bấy giờ. Nhân kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức, ông đã được tặng thưởng huân chương “Vì lao động dũng cảm trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”.

Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.08.2024
Các chiến sĩ Việt Nam tham gia trận chiến bảo vệ Moskva trước quân phát xít Đức
Năm 1956, ông Lý Phú San trở về Hà Nội. Ông tham gia xây dựng đài phát thanh Mễ Trì, được thực hiện với sự hỗ trợ của Liên Xô. Sau đó ông vào làm nhân viên sứ quán Liên Xô ở Hà Nội. Ông qua đời năm 1980, thọ 80 tuổi. Mười hai năm sau, con gái ông chuyển sang Moskva để cải thiện tiếng Nga, người cha đã truyền cho bà tình yêu đối với ngôn ngữ này. Bà đưa tro cốt của cha mình từ Hà Nội mai táng tại một trong những nghĩa trang ở thủ đô nước Nga, nơi ông từng tham gia bảo vệ khỏi phát xít Đức.
Bà Lê Thị Phương nói: “Chiến thắng phát xít là bước ngoặt trong sự phát triển của phong trào cách mạng ở Việt Nam. Chiến thắng đó đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để Việt Nam giành được độc lập. Nhân dân Việt Nam luôn biết ơn sâu sắc nhất đối với Liên Xô cũ và nước Nga ngày nay. Không có gì và không ai có thể bóp méo sự thật về vai trò quyết định của Liên Xô trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít."
Khi dự lễ khánh thành tượng đài người lính tình nguyện Việt Nam tham gia bảo vệ Moskva, bà Lê Thị Phương đã có buổi gặp gỡ thú vị với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Tướng Phan Văn Giang tặng lá cờ Tổ quốc cho bà và mong gia đình bà sẽ không quên Việt Nam và nhất định về thăm.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nói về lễ khánh thành tượng đài ở Moskva

Phát biểu tại lễ khánh thành chính thức Tượng đài, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh rằng Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam đánh giá cao và chân thành cảm ơn Bộ Quốc phòng và các lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã xây dựng công trình các chiến sĩ Hồng quân Việt Nam. Tượng đài này, cũng như đài tưởng niệm các chiến sĩ Liên Xô, Nga và Việt Nam tại tỉnh Khánh Hòa đã hy sinh vì hòa bình và ổn định ở Việt Nam, là bằng chứng cho thấy mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng sâu sắc, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh.
Thủy thủ Liên Xô chĩa súng máy phòng không vào máy bay địch - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2024
Những trang sử vàng
Các chuyên gia Liên Xô kề vai sát cánh trong các trận đánh cùng với bộ đội tên lửa Việt Nam
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала