Liệu Việt Nam có đi theo con đường của Hàn Quốc?

© AP Photo / Kham/Pool PhotoTrẻ em Việt Nam với những lá cờ của Việt Nam và Hàn Quốc đang chờ đợi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Hà Nội, Việt Nam
Trẻ em Việt Nam với những lá cờ của Việt Nam và Hàn Quốc đang chờ đợi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2024
Đăng ký
Những tin tức chính về Việt Nam trong tuần qua đều tập trung thông báo về chuyến thăm của Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc. Chuyến công du này được nhiều phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài phản ánh.
Bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” cũng bắt đầu với thông tin về chuyến thăm này. Tất nhiên, chúng tôi cũng sẽ đề cập đến những nội dung về chính sách đối ngoại, kinh tế, du lịch và thể thao.

Chuyến thăm đầu tiên của tân Tổng Bí thư

Đáp lời mời của Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm sẽ tiến hành thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc từ ngày 18 đến 20 tháng 8. Tất cả các cơ quan báo chí đều lưu ý rằng CHND Trung Hoa là nước đầu tiên mà ông Tô Lâm tới thăm sau khi nhậm chức Tổng Bí thư, điều đó cho thấy mức ý nghĩa coi trọng to lớn được tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam dành cho quan hệ giữa hai đảng và hai nước. Tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước sẽ gặp gỡ tất cả các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam: chỉ số thương mại song phương trong 7 tháng đầu năm nay tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và lên tới 112 tỷ USD. Các chuyên gia cho rằng trong thời gian chuyến thăm cấp cao sẽ thảo luận việc tăng cường đầu tư và mở rộng thương mại của Trung Quốc cũng như củng cố quan hệ trong nền kinh tế kỹ thuật số và hợp tác về chuỗi cung ứng, South China Morning Post viết.
Còn Bloomberg lưu ý rằng Chủ tịch Tô Lâm dự kiến tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng tới và có thể sẽ gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Như vậy, ông tiếp tục chính sách đối ngoại mềm dẻo linh hoạt của Việt Nam mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là «ngoại giao cây tre».
Cờ của Việt Nam và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2024
Trung Quốc mong chờ chuyến thăm của ông Tô Lâm
Báo Nation của Thái Lan có bài kể về chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 13-15 tháng 8 của phái đoàn hoàng gia Thái Lan do Công chúa Maha Chakri Sirindhorn dẫn đầu, người có tình cảm nồng ấm nhất với nhân dân Việt Nam và đang chủ trì dự án hỗ trợ trẻ em, thanh thiếu niên Việt Nam.
Trong khi đó, tờ Baikal Daily đăng bài viết tường thuật cuộc gặp giữa người đứng đầu Cộng hòa Buryatia thuộc LB Nga Alexandr Tsydenov và đại diện Chính phủ nước này với phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Vũ Chiến Thắng dẫn đầu. Phái đoàn Việt Nam đã tham gia Diễn đàn Phật giáo Quốc tế lần thứ II “Phật giáo truyền thống và những thách thức hiện đại”, quy tụ 1.800 đại biểu đến từ 15 nước và 22 khu vực của LB Nga. Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng đã mời nhà lãnh đạo Buryatia tham dự Diễn đàn Quốc tế “Vesak” lần thứ IV, sẽ tổ chức vào năm 2025 tại TP. Hồ Chí Minh.
Còn hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin về cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga Andrei Belousov và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phan Văn Giang. Đại tướng Phan Văn Giang đã tới Matxcơva để tham gia các sự kiện của Diễn đàn “Army-2024”.

Những tuyến đường sắt và đường biển mới

Báo Neue Zürcher Zeitung của Thụy Sĩ có bài viết về quan hệ của Việt Nam với Hàn Quốc và đưa ra giả thiết rằng với sự giúp đỡ đầu tư của Seoul, Hà Nội có thể lặp lại thành công kinh tế của đất nước kim chi và vươn lên trở thành cường quốc kinh tế vào năm 2045. Trong số 10 thành viên của ASEAN, Việt Nam phô trương đà phát triển ấn tượng nhất kể từ những năm 1990 và chắc là đến cuối thập kỷ này hoàn toàn đủ khả năng vượt qua nước láng giềng Thái Lan vốn bất ổn về kinh tế và chính trị. Việt Nam muốn theo đuổi chính sách kinh tế và đối ngoại độc lập, đó là điều khiến đất nước trở nên hấp dẫn đối với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Việt Nam không muốn để bị xếp vào một phe cụ thể nào, chẳng hạn như khối chống Trung Quốc hay là chống Nga. Thay vào đó, Việt Nam tập trung vào sự nghiệp khẳng định tính độc lập của mình và giành được sự công nhận của thế giới cho chính sách cởi mở phát triển bền vững của mình, bài báo gợi ý.
Cũng trng tuần qua, tờ East Asia Forum thông báo rằng Chính phủ Việt Nam có kế hoạch bắt đầu hợp tác với Trung Quốc để xây dựng hai tuyến đường sắt cao tốc nối các đô thị lớn nhất của Việt Nam với các tỉnh giáp Trung Quốc: Hải Phòng - Hà Nội - tỉnh Lào Cai và Hà Nội - tỉnh Lạng Sơn. Cải thiện tuyến liên kết giao thông với Trung Quốc sẽ củng cố sâu sắc thêm liên hệ kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, thương mại và đầu tư. Dự án hướng tới mục tiêu đảm bảo lợi ích kinh tế và chiến lược cho cả hai bên, sẽ giúp giảm bớt căng thẳng trên bình diện an ninh. Điều này thể hiện chủ trương “hợp tác và đấu tranh” của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2024
Hàn Quốc tổ chức lễ đón chính thức Thủ tướng Việt Nam tại sân bay quân sự Seongnam
Tờ Financial Times nhận xét rằng Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm R&D ở châu Á trong lĩnh vực sản xuất chip mới. Năng suất và mức lương của kỹ sư ở Việt Nam khiến đất nước trở nên hấp dẫn đối với các công ty còn nỗ lực của Chính phủ đang tiếp xung lực mở rộng và cải thiện nguồn nhân tài.
Tờ The Star đăng bài kể về Đề án Quy hoạch không gian biển quốc gia giai đoạn 2021-2030, lần đầu tiên được hoạch định dựa trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và tình hình thực tế ở Việt Nam. Mục đích quy hoạch hoá là bảo đảm quốc phòng, an ninh, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển, quản lý và khai thác hiệu quả tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị văn hóa biển và từng bước phát triển đưa Việt Nam lên ngôi vị một cường quốc biển hùng mạnh, thịnh vượng.
Còn hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin tập đoàn vận tải FESCO đang triển khai tuyến thường xuyên kết nối cảng TP Hồ Chí Minh của Việt Nam với Port Klang của Malaysia và sẽ phục vụ các tàu container. Nhờ dịch vụ này, FESCO không chỉ có thể tăng cường hiện diện của mình ở Đông Nam Á mà còn tạo thêm xung lực cho sự phát triển của tuyến đường hiện có giữa Việt Nam và Vladivostok của Nga. Tập đoàn dự kiến sử dụng Port Klang như là một trung tâm bổ sung để gửi hàng hóa quá cảnh từ Ấn Độ, Singapore, Bangladesh và các nước khác trong khu vực tới Việt Nam và xa hơn là tới Nga.
Cùng thời gian này Horti Daily báo tin vui về tăng mạnh xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Việt Nam (tăng 23,4% trong 7 tháng đầu năm 2024) cũng như nhập khẩu trái cây ôn đới.
quả vải  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2024
Thương lái Trung Quốc săn lùng vải thiều Việt Nam, giá cao kỷ lục
Nối tiếp mạch chủ đề, Fresh Plaza cho biết rằng mặt hàng quả đào và quả xuân đào Mỹ sắp thâm nhập thị trường phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
Nhưng trong bức tranh tươi sáng này cũng có những điểm tối. Reuters thông báo rằng một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời của Mỹ đang hô hào áp thuế với tấm pin mô-đun năng lượng mặt trờisản xuất tại Việt Nam, cáo buộc rằng các sản phẩm này bán ra ở Hoa Kỳ với giá quá thấp và nhận trợ cấp từ Trung Quốc.
Còn Fresh Plaza cho biết phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang các thị trường chính EU và Hoa Kỳ đã tăng mạnh, ảnh hưởng tới lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Đế chế của niềm vui an lành và lòng hiếu khách

Trong tuần, hãng tin Media Outreach đăng bài viết tái hiện lịch sử của công ty Vinpearl với thành quả biến một hòn đảo hoang ngoài khơi Nha Trang thành địa điểm tuyệt tác của sự hiếu khách nồng hậu và trở thành thương hiệu du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí lớn nhất của Việt Nam. «Vinpearl không chỉ đơn thuần cung cấp nơi nghỉ ngơi mà còn dệt nên bức tranh ấn tượng, tìm được sự phúc đáp cho mỗi du khách, để lại dấu ấn khó phai mờ trong trái tim và tâm trí họ», tác giả bài báo viết. Đến nay, Vinpear kết cấu 45 chủ thể lưu trú với hơn 18.500 phòng và biệt thự, 3 công viên chủ đề và 2 khu vui chơi giải trí, 2 khu bảo tồn và chăm sóc các động vật bán hoang dã và 4 sân golf.
Khách sạn nằm từ tầng 47 đến 77 của tòa tháp Landmark 81 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2022
Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng toan tính điều gì khi đổi tên hàng loạt khách sạn Vinpearl
“Thương hiệu tôn vinh nền văn hóa rực rỡ và vẻ đẹp tự nhiên của đất nước, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam với thế giới thông qua các sự kiện quốc tế và sáng kiến ​​độc đáo phong phú. Đây là thương hiệu thể hiện sắc thái Việt Nam – tinh thần kiên cường, đổi mới và lạc quan không gì lay chuyển được", - tác giả kết luận.

Trận đấu bóng đá giao hữu Nga - Việt

Báo Sovietsky sport thông báo rằng trận đấu giao hữu giữa đội tuyển bóng đá quốc gia Nga với đội tuyển Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 9 năm 2024 tại Hà Nội trên sân vận động Mỹ Đình. Từ năm 2022 đội tuyển quốc gia Nga đã bị gạt khỏi lịch trình thi đấu quốc tế.Đội bóng của ông Valery Karpin tiến hành các trận đấu giao hữu được tính vào bảng xếp hạng của FIFA. Đội tuyển Nga chiếm vị trí thứ 33 trong bảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia, còn các đối thủ đứng ở vị trí thứ 116.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала