https://kevesko.vn/20240825/bo-giao-duc-viet-nam-thay-co-duoc-dang-hoang-day-them-31512472.html
Bộ Giáo dục Việt Nam: Thầy cô được đàng hoàng dạy thêm
Bộ Giáo dục Việt Nam: Thầy cô được đàng hoàng dạy thêm
Sputnik Việt Nam
Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm khi được chính thức có hiệu lực sẽ thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo... 25.08.2024, Sputnik Việt Nam
2024-08-25T16:16+0700
2024-08-25T16:16+0700
2024-08-25T16:16+0700
việt nam
bộ giáo dục và đào tạo
giáo dục
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/271/93/2719327_0:0:3073:1728_1920x0_80_0_0_be7399d33e30ef9f12ea65e362402ed1.jpg
Vụ trưởng Vụ Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Xuân Thành trả lời báo VnExpress làm rõ thêm một số điểm của dự thảo cho hay, thầy cô được đàng hoàng dạy thêm học sinh của mình ngoài nhà trường nhưng tuyệt đối không được ép buộc.Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm và học thêm có gì mới?Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trên cổng TTĐT của mình Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý. Thời hạn lấy ý kiến là đến ngày 22/10.Tại Dự thảo Thông tư có 4 chương, 16 điều, trong đó đưa ra quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm, tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, mức thu và quản lý tiền học thêm cũng như trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực dạy thêm, học thêm…Về nguyên tắc, dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.Nội dung dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống của Việt Nam.Thời lượng, thời gian và địa điểm dạy thêm, học thêm phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh, tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.Bộ Giáo dục Việt Nam không cho phép cắt giảm nội dung chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm, học thêm ở nhà các thầy cô.Đồng thời, không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường; không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh;Có thể thấy rằng, điểm mới của dự thảo Thông tư vừa công bố là không quy định các trường hợp không được dạy thêm như Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Theo đó, Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm như sau:Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống;Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông;Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.Như vậy, có thể hiểu, dự thảo cho phépgiáo viên cần xin phép hiệu trưởng để được dạy học sinh của mình như quy định hiện hành (Thông tư 17).Thay vào đó, thầy cô có thể dạy, nhưng cần lập danh sách học sinh, báo cáo hiệu trưởng và cam kết không bắt buộc các em dưới mọi hình thức.‘Đàng hoàng dạy thêm’Nhiều đại biểu quốc hội và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hiểu học thêm là nhu cầu thực tếnhưng thời gian qua việc quản lý còn nhiều bất cập.Còn hiện tượng thầy cô “dạy thêm chui” ở nhà, thậm chí, cắt xén chương trình học đưa về nhà dạy thêm, hay “đì” học sinh nếu học sinh không đi học thêm thầy cô đó như bạn bè khác.Do đó, đã có ý kiến đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhằm tránh biến tướng, giúp thuận lợi trong quản lý, đảm bảo quyền lợi của cả thầy và trò.Khẳng định trên báo VnExpress, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ, cần nhìn nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên và học sinh.Ông Thành cho rằng, không cần phải cấm học thêm hay thấy đây là việc đáng chê trách. Vấn đề khiến dư luận bức xúc là việc học sinh phải đi học thêm lớp do giáo viên dạy bên ngoài, dù các em không muốn.Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cũng nêu rõ, Bộ không cấm giáo viên dạy thêm chính học sinh của mình khi các em và phụ huynh thực sự mong muốn, có nhu cầu.Cạnh đó, theo luật, công chức, viên chức không được tổ chức kinh doanh nên giáo viên trường công không được tổ chức kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm mà chỉ được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Được biết, tổng thời lượng dạy chính khóa và dạy thêm trong trường không quá 35 tiết mỗi tuần với cấp tiểu học, 42 tiết với THCS và 48 tiết với THPT.Ông Thành cho hay, các định mức này căn cứ vào hướng dẫn về dạy học hai buổi một ngày của Bộ, được áp dụng nhiều năm qua. Việc đưa vào dự thảo thông tư nhằm tạo khung tối đa cho các trường, tránh quá tải cho học sinh.Ông nhắc lại, về nguyên tắc về tổ chức dạy thêm gần như không thay đổi, chẳng hạn không ép buộc học sinh, thời lượng và địa điểm dạy phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, đảm bảo sức khỏe học sinh; không cắt giảm nội dung chính khóa để đưa vào dạy thêm và không dạy trước chương trình...Theo dự thảo, mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm và phải được công khai trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
https://kevesko.vn/20240809/bo-truong-giao-duc-viet-nam-noi-xet-tuyen-dai-hoc-som-rat-tai-hai-31278793.html
https://kevesko.vn/20230214/thu-truong-bo-giao-duc-viet-nam-khuyen-khich-trai-nghiem-de-hieu-hon-ve-chatgpt-21201100.html
https://kevesko.vn/20221110/bo-giao-duc-viet-nam-neu-ly-do-hoan-thi-ielts-19198385.html
https://kevesko.vn/20220707/bo-giao-duc-viet-nam-len-tieng-vu-tin-lo-de-thi-ngu-van-tot-nghiep-thpt-2022-16162654.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/271/93/2719327_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_4a2843226982e7d66d19cb388de5ee44.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, bộ giáo dục và đào tạo, giáo dục, xã hội
việt nam, bộ giáo dục và đào tạo, giáo dục, xã hội
Vụ trưởng Vụ Trung học,
Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Xuân Thành trả lời báo VnExpress làm rõ thêm một số điểm của dự thảo cho hay, thầy cô được đàng hoàng dạy thêm học sinh của mình ngoài nhà trường nhưng tuyệt đối không được ép buộc.
Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm và học thêm có gì mới?
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trên cổng TTĐT của mình Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý. Thời hạn lấy ý kiến là đến ngày 22/10.
Tại Dự thảo Thông tư có 4 chương, 16 điều, trong đó đưa ra quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm, tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường, mức thu và quản lý tiền học thêm cũng như trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực dạy thêm, học thêm…
Về nguyên tắc, dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
“Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm”, - Bộ tuyên bố.
Nội dung dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống của Việt Nam.
Thời lượng, thời gian và địa điểm dạy thêm, học thêm phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh, tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Bộ Giáo dục Việt Nam không cho phép cắt giảm nội dung chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm, học thêm ở nhà các thầy cô.
Đồng thời, không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường; không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh;
“Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các nhà trường đã tổ chức dạy học 2 (hai) buổi/ngày”, - Bộ chắc chắn.
Có thể thấy rằng, điểm mới của dự thảo Thông tư vừa công bố là không quy định các trường hợp không được dạy thêm như Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT. Theo đó, Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm như sau:
Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống;
Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông;
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Như vậy, có thể hiểu, dự thảo cho phépgiáo viên cần xin phép hiệu trưởng để được dạy học sinh của mình như quy định hiện hành (Thông tư 17).
Thay vào đó, thầy cô có thể dạy, nhưng cần lập danh sách học sinh, báo cáo hiệu trưởng và cam kết không bắt buộc các em dưới mọi hình thức.
Nhiều đại biểu quốc hội và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hiểu học thêm là nhu cầu thực tếnhưng thời gian qua việc quản lý còn nhiều bất cập.
Còn hiện tượng thầy cô “dạy thêm chui” ở nhà, thậm chí, cắt xén chương trình học đưa về nhà dạy thêm, hay “đì” học sinh nếu học sinh không đi học thêm thầy cô đó như bạn bè khác.
Do đó, đã có ý kiến đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhằm tránh biến tướng, giúp thuận lợi trong quản lý, đảm bảo quyền lợi của cả thầy và trò.
Khẳng định trên báo VnExpress, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ, cần nhìn nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên và học sinh.
Ông Thành cho rằng, không cần phải cấm học thêm hay thấy đây là việc đáng chê trách. Vấn đề khiến dư luận bức xúc là việc học sinh phải đi học thêm lớp do giáo viên dạy bên ngoài, dù các em không muốn.
Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cũng nêu rõ, Bộ không cấm giáo viên dạy thêm chính học sinh của mình khi các em và phụ huynh thực sự mong muốn, có nhu cầu.
10 Tháng Mười Một 2022, 21:25
“Thầy cô được đàng hoàng dạy học sinh của mình ngoài nhà trường nhưng đó phải là nguyện vọng thực sự của hai bên, tuyệt đối không được ép buộc”, - ông nói.
Cạnh đó, theo luật, công chức, viên chức không được tổ chức kinh doanh nên giáo viên trường công không được tổ chức kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm mà chỉ được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
“Điều này không nêu trong dự thảo, nhưng Bộ sẽ nghiên cứu giữ lại để tránh hiểu lầm”, - ông Thành cho hay.
Được biết, tổng thời lượng dạy chính khóa và dạy thêm trong trường không quá 35 tiết mỗi tuần với cấp tiểu học, 42 tiết với THCS và 48 tiết với THPT.
Ông Thành cho hay, các định mức này căn cứ vào hướng dẫn về dạy học hai buổi một ngày của Bộ, được áp dụng nhiều năm qua. Việc đưa vào dự thảo thông tư nhằm tạo khung tối đa cho các trường, tránh quá tải cho học sinh.
Ông nhắc lại, về nguyên tắc về tổ chức dạy thêm gần như không thay đổi, chẳng hạn không ép buộc học sinh, thời lượng và địa điểm dạy phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, đảm bảo sức khỏe học sinh; không cắt giảm nội dung chính khóa để đưa vào dạy thêm và không dạy trước chương trình...
Theo dự thảo, mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm và phải được công khai trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.