Việt Nam mong đợi Nga có nhiều sáng kiến hợp tác kinh tế quy mô
© Ảnh : City portal 'Vtomske'/Dmitriy KandinskiyQuốc kỳ Việt Nam và Nga
Đăng ký
Việt Nam mong đợi từ Nga có nhiều sáng kiến quy mô lớn hơn để hợp tác kinh tế, PGS-TS Bùi Thành Nam, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói với Sputnik tại EEF-2024.
“Nga và Việt Nam đã tạo lập nhiều cơ chế hiệp lực tương tác. Chúng ta có hiệp định thương mại tự do với EAEU. Nga tích cực tham gia các diễn đàn do ASEAN tổ chức như Diễn đàn Khu vực, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng. Nhưng chúng tôi vẫn mong đợi nhiều sáng kiến hơn từ Nga về các vấn đề hợp tác", - ông Tuấn Anh tuyên bố.
Ông nhận xét rằng mặc dù có những cách tiếp cận chung tới việc xây dựng một trật tự thế giới công bằng hơn, hợp tác thương mại-đầu tư của Nga và Việt Nam hiện vẫn ở mức độ khá khiêm tốn, còn tiềm năng tương tác vẫn chưa được khai thác phát huy đầy đủ. Đồng thời, người Việt Nam luôn coi nước Nga là một cường quốc toàn cầu có thể tạo lập giải pháp thay thế cho các dự án hợp tác khu vực do Trung Quốc và Hoa Kỳ thúc đẩy, và mong đợi những đề xuất tương ứng.
Như ông Trần Tuấn Anh lưu ý, Việt Nam là đất nước đông dân thứ ba trong ASEAN, đang nổi bật như là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, và qua thời gian có đầy đủ tiềm năng trở thành đứng trong hàng thủ lĩnh dẫn đầu thế giới. Và Hà Nội không muốn chỉ dựa vào một trong những mô hình hợp tác được đề xuất để phát triển đưa đất nước tiến lên.
"BRICS, SCO cũng tốt, nhưng chúng tôi ở Việt Nam không muốn theo bất kỳ bên cụ thể nào, vì vậy chúng tôi tham gia vào những hiệp hội như vậy với tư cách quan sát viên chứ không phải là thành viên hay đối tác đối thoại. Do đó, chúng tôi mong đợi được thấy vai trò tích cực hơn của nước Nga trong các cơ chế khu vực", - nhà khoa học Việt Nam cho biết.
Theo quan niệm của ông, Nga có thể nêu ra sáng kiến riêng của mình về hiệp lực với ASEAN hoặc tương tác trong khuôn khổ APEC. Đồng thời, vị đại diện Đại học Hà Nội thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã gây phức tạp nghiêm trọng cho quá trình phát triển những dự án kinh tế quy mô cùng với Nga và việc tháo gỡ khúc mắc khó khăn này đòi hỏi nỗ lực phối hợp của Hà Nội và Matxcơva.
"Ở Nha Trang, Mũi Né và các khu du lịch khác của Việt Nam, chúng tôi không thấy nhiều du khách Nga như ở Thái Lan. Để thu hút các du khách từ Nga nên chăng chúng ta mở rộng việc chấp nhận thẻ Mir của Nga. Nhưng các ngân hàng Việt Nam lại đang sử dụng các tiêu chuẩn Mỹ và việc thay thế sẽ không thể nhanh chóng. Vì vậy, cả phía Nga và phía Việt Nam cần tập trung tạo lập nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa, mà hàng đầu là trong lĩnh vực kinh tế”, - ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Diễn đàn Kinh tế Phương Đông diễn ra vào những ngày 3-6 tháng 9 tại khuôn viên Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok. Sputnik là đối tác thông tin chính của EEF 2024.