https://kevesko.vn/20240910/viet-nam-xem-xet-phat-trien-dien-hat-nhan-co-nho-31774698.html
Việt Nam xem xét phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ
Việt Nam xem xét phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ
Sputnik Việt Nam
Việt Nam hiện có 154 dự án điện mặt trời đang gặp vướng mắc, phải chờ hướng xử lý dựa vào kết luận của Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an và Thanh tra Chính... 10.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-10T17:18+0700
2024-09-10T17:18+0700
2024-09-10T17:18+0700
năng lượng hạt nhân
lĩnh vực hạt nhân
việt nam
thông tin
bộ công thương
https://cdn.img.kevesko.vn/img/239/80/2398077_0:0:2048:1152_1920x0_80_0_0_f4e9e36abcbfd7cdcab81e2838abd392.jpg
Trước nguy cơ thiếu điện trong tương lai, Bộ Công Thương có tính đến phương án kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó có việc xem xét phát triển năng lượng hạt nhân với các lò phản ứng mô đun nhỏ.Tìm hướng xử lý cho 154 dự án điện mặt trờiBộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc ban hành bổ sung, cập nhập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.Báo cáo nêu rõ, ngày 30/8, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Cơ quan an ninh điều tra (A09), Bộ Công an về rà soát 154 dự án điện mặt trời được Thanh tra Chính phủ chuyển.Theo nhà chức trách, đây là các dự án được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ và chuyển sang cơ quan điều tra về việc Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch.Tuy nhiên, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cho rằng, cần có thời gian để rà soát toàn bộ các dự án. Vì vậy, Bộ Công Thương chưa có cơ sở để tham mưu Chính phủ về hướng xử lý đối với các dự án điện mặt trời này.Bộ cũng đã làm việc với Thanh tra Chính phủ về vi phạm của các dự án điện gió và thủy điện nhỏ (trong Kết luận 1027 của Thanh tra Chính phủ).Qua rà soát, Bộ Công Thương thấy có 7 dự án điện gió được Thủ tướng phê duyệt nhưng được Thanh tra Chính phủ nêu tên, nằm trên địa bàn các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Đắk Lắk gồm Cư Né 1, Cư Né 2, Krông Buk 1, Krông Buk 2, Công Hải giai đoạn 1, Công Hải giai đoạn 2, Công lý Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 1.Trong số các dự án được địa phương đề xuất đưa vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII (lần 2), tỉnh Đắk Nông có 4 dự án thủy điện và 6 dự án điện gió nằm trong đất khoáng sản; tỉnh Bình Thuận có 7 dự án điện gió nằm trong đất khoáng sản.Sau buổi làm việc về các dự án nêu trên ở các tỉnh, Thanh tra Chính phủ cho biết sẽ có văn bản trả lời Bộ Công Thương về các nội dung đã thảo luận và sẽ gửi văn bản đến địa phương liên quan để yêu cầu gửi báo cáo việc khắc phục các nội dung Thanh tra Chính phủ chỉ ra.Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ sớm trả lời để bộ có cơ sở tham mưu xem xét việc triển khai các dự án nêu trên trong lần bổ sung kế hoạch tiếp theo.Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu, điều chỉnh Quy hoạch điện VIIITại báo cáo ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương cho biết, Quy hoạch điện VIII được ban hành hơn một năm nay, nhiều địa phương đang chờ Thủ tướng phê duyệt cập nhật, bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII (lần 2) để thực hiện các nhiệm vụ được giao.Vì vậy, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng sớm ban hành bản kế hoạch lần này. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng giao các địa phương tiếp tục nghiên cứu tiềm năng các dự án thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo và các nguồn điện khác để phục vụ cho việc tính toán, đề xuất trong quá trình rà soát điều chỉnh Quy hoạch điện VIII tới đây.Trong kiến nghị nghiên cứu, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương lưu ý, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 như dự báo trong Quy hoạch Điện VIII khó khả thi, nên cần thiết phải rà soát, cập nhật lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội để chuẩn xác lại tình hình phát triển phụ tải, làm cơ sở để rà soát, định hướng lại tình hình phát triển nguồn và lưới điện trong giai đoạn tiếp theo.Các nguồn điện được phê duyệt không đáp ứng tiến độ theo kế hoạch, nguy cơ thiếu điện năng sử dụng trong tương lai.Bộ lưu ý, kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII đã gây ra những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Do đó, việc rà soát tình hình thực hiện các công trình lưới điện để điều chỉnh phù hợp với tiến độ các nguồn điện và cập nhật, bổ sung các công trình lưới điện vào Quy hoạch Điện VIII là cần thiết để làm cơ sở triển khai thực hiện.Bộ Công Thương cho biết, giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc dự kiến đạt 9,08%. Thực tế, 7 tháng đầu năm, con số này tăng tới 13,7%, cao đáng kể so với giai đoạn 2021-2023 chỉ chưa tới 5%.Nhiều nguồn điện lớn (khí, than) hiện tại của Việt Nam khó đáp ứng tiến độ vận hành đến năm 2030 nên Bộ Công Thương cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết để thay thế các dự án chậm tiến độ, đảm bảo khả thi, khả năng cung ứng điện.Bộ dẫn chứng, Quy hoạch điện VIII phê duyệt 23 dự án điện khí với công suất 30.424 MW đến năm 2030. Tuy nhiên, mới có một nhà máy vào vận hành là nhiệt điện Ô Môn 1; một dự án đang xây dựng là nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4 đạt tiến độ 92%, dự kiến vận hành vào tháng 5/2025.Các nhà máy điện khí khác thuộc chuỗi dự án điện khí Lô B, chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh, Hiệp Phước 1, Cà Ná, Nghi Sơn hay các dự án khác vẫn đang thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu, đàm phán hợp đồng, phương án vay vốn hoặc chưa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà đầu tư.Ngoại trừ dự án Nhơn Trạch 3 và 4, các dự án còn lại khó hoàn thành trước năm 2030 nếu không có những giải pháp căn cơ, tháo gỡ nút thắt cho điện khí LNG.Thực tế này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện lớn giai đoạn 2026 - 2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện, đặc biệt là miền Bắc.Với nguồn điện than, đến năm 2030 sẽ đưa vào vận hành 3.380 MW và sau đó sẽ không phát triển theo cam kết. Tuy nhiên, 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn, gồm Công Thanh (600 MW), Nam Định I (1.200 MW), Quảng Trị (1.320 MW), Vĩnh Tân III (1.980 MW) và Sông Hậu II (2.120 MW).Nhiệt điện than cũng gặp nhiều khó khăn do không nhận được đồng thuận của các địa phương, tổ chức tín dụng. Yêu cầu ngày càng khắt khe về điều kiện môi trường và thu xếp vốn cũng khiến nguồn nhiệt điện than mới có tính khả thi không cao.Về thủy điện, theo quy hoạch, tổng công suất đến năm 2030 là 29.346 MW, nhưng không thuận lợi vì dung lượng không còn nhiều, có thể gặp rủi ro khi phát triển.Đối với năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió cũng khó đạt được quy mô công suất theo quy hoạch đề ra. Bao gồm cả điện gió trên bờ và gần bờ là 21.880 MW và điện gió ngoài khơi là 6.000 MW. Các nguồn điện mặt trời cũng đang được rà soát, tổng hợp, đánh giá cho phù hợp thực tiễn.Do các nguồn điện lớn (than, khí) không đảm bảo tiến độ, Bộ Công Thương cho rằng cần thiết tăng quy mô phát triển các dự án điện mặt trời tập trung. Các dự án này có thời gian triển khai nhanh, đáp ứng khả năng cung ứng điện trong thời gian tới.Theo quy hoạch hiện tại, tổng công suất nguồn điện mặt trời tập trung là 12.836 MW, đến 2050 là 168.594-189.294 MW. Quy mô điện mặt trời phát triển đến 2030 không nhiều, chỉ thêm 1.500 MW.Một số nguồn điện khác cũng có thể được ưu tiên nếu điều chỉnh quy hoạch như nguồn điện sinh khối, điện sản xuất từ rác đến 2030 có tổng công suất 2.270 MW, theo Quy hoạch Điện VIII.Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương đề xuất đưa thêm vào quy hoạch các dự án này với quy mô tương đối lớn, nhằm góp phần xử lý môi trường. Do đó, Bộ Công Thương cho rằng loại này cần được ưu tiên, phát triển mạnh mẽ.Thuỷ điện tích năng, pin lưu trữ hay nguồn nhập khẩu điện từ Lào cũng được đánh giá là cần thiết, giúp tăng cường thêm khả năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, giảm thiểu nguy cơ thiếu điện những năm tới của Việt Nam.Phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏCũng tại văn bản gửi các bộ, ngành và các bên liên quan đề nghị tham gia ý kiến cho dự thảo báo cáo Thủ tướng về đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương có tính đến phương án tăng phát triển điện mặt trời và nghiên cứu giải pháp phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện hạt nhân nổi.Như Sputnik đề cập trước đó, đối với điện hạt nhân, Quy hoạch điện VIII chưa dự kiến phát triển các nguồn điện này tại Việt Nam.Tuy nhiên, Bộ Công Thương nêu quan điểm, với lợi ích và điều kiện thuận lợi của năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ (công suất khoảng 300 MW mỗi tổ máy, bằng 1/3 công suất phát của các lò phản ứng điện hạt nhân truyền thống), cộng với việc nhiều nước trên thế giới đang triển khai nguồn điện này, thì việc Việt Nam nghiên cứu giải pháp phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện hạt nhân nổi trong tương lai là có thể xem xét.Việc này đặc biệt cần thiết khi rất có thể hệ thống điện tại Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện rất lớn trong giai đoạn 2026-2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng của người dân.
https://kevesko.vn/20240812/dong-thai-moi-nhat-cua-bo-cong-an-lien-quan-den-dai-an-o-bo-cong-thuong-31296453.html
https://kevesko.vn/20240807/bo-cong-thuong-kiem-tra-loat-ong-lon-kinh-doanh-xang-dau-co-ca-dai-gia-hai-linh-31231545.html
https://kevesko.vn/20240819/viet-nam-de-xuat-nha-nuoc-doc-quyen-xay-nha-may-dien-hat-nhan-31430433.html
https://kevesko.vn/20240620/viet-nam-xem-nang-luong-hat-nhan-nhu-mot-giai-phap-trong-thuc-hien-cam-ket-giam-phat-thai--30409036.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/239/80/2398077_256:0:1792:1152_1920x0_80_0_0_7d1b39cec54792dc8a7c93f6f34cdb74.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
năng lượng hạt nhân, lĩnh vực hạt nhân, việt nam, thông tin, bộ công thương
năng lượng hạt nhân, lĩnh vực hạt nhân, việt nam, thông tin, bộ công thương
Trước nguy cơ thiếu điện trong tương lai, Bộ Công Thương có tính đến phương án kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó có việc xem xét phát triển năng lượng hạt nhân với các lò phản ứng mô đun nhỏ.
Tìm hướng xử lý cho 154 dự án điện mặt trời
Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc ban hành bổ sung, cập nhập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Báo cáo nêu rõ, ngày 30/8,
Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với Cơ quan an ninh điều tra (A09), Bộ Công an về rà soát 154 dự án điện mặt trời được Thanh tra Chính phủ chuyển.
Theo nhà chức trách, đây là các dự án được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ và chuyển sang cơ quan điều tra về việc Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch.
Tuy nhiên, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cho rằng, cần có thời gian để rà soát toàn bộ các dự án. Vì vậy, Bộ Công Thương chưa có cơ sở để tham mưu Chính phủ về hướng xử lý đối với các dự án điện mặt trời này.
“Bộ Công Thương sẽ căn cứ trên báo cáo của Bộ Công an để tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tìm giải pháp đối với các dự án điện mặt trời đã được các địa phương giao nhà đầu tư thực hiện trong thời gian tới và báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”, Bộ Công Thương cho biết.
Bộ cũng đã làm việc với Thanh tra Chính phủ về vi phạm của các dự án điện gió và thủy điện nhỏ (trong Kết luận 1027 của Thanh tra Chính phủ).
Qua rà soát, Bộ Công Thương thấy có 7 dự án điện gió được Thủ tướng phê duyệt nhưng được Thanh tra Chính phủ nêu tên, nằm trên địa bàn các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận và Đắk Lắk gồm Cư Né 1, Cư Né 2, Krông Buk 1, Krông Buk 2, Công Hải giai đoạn 1, Công Hải giai đoạn 2, Công lý Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Trong số các dự án được địa phương đề xuất đưa vào
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII (lần 2), tỉnh Đắk Nông có 4 dự án thủy điện và 6 dự án điện gió nằm trong đất khoáng sản; tỉnh Bình Thuận có 7 dự án điện gió nằm trong đất khoáng sản.
Sau buổi làm việc về các dự án nêu trên ở các tỉnh, Thanh tra Chính phủ cho biết sẽ có văn bản trả lời Bộ Công Thương về các nội dung đã thảo luận và sẽ gửi văn bản đến địa phương liên quan để yêu cầu gửi báo cáo việc khắc phục các nội dung Thanh tra Chính phủ chỉ ra.
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ sớm trả lời để bộ có cơ sở tham mưu xem xét việc triển khai các dự án nêu trên trong lần bổ sung kế hoạch tiếp theo.
Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Tại báo cáo ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương cho biết, Quy hoạch điện VIII được ban hành hơn một năm nay, nhiều địa phương đang chờ Thủ tướng phê duyệt cập nhật, bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII (lần 2) để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Vì vậy, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng sớm ban hành bản kế hoạch lần này. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng giao các địa phương tiếp tục nghiên cứu tiềm năng các dự án thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo và các nguồn điện khác để phục vụ cho việc tính toán, đề xuất trong quá trình rà soát điều chỉnh Quy hoạch điện VIII tới đây.
Trong kiến nghị nghiên cứu, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương lưu ý, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 như dự báo trong Quy hoạch Điện VIII khó khả thi, nên cần thiết phải rà soát, cập nhật lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội để chuẩn xác lại tình hình
phát triển phụ tải, làm cơ sở để rà soát, định hướng lại tình hình phát triển nguồn và lưới điện trong giai đoạn tiếp theo.
Các nguồn điện được phê duyệt không đáp ứng tiến độ theo kế hoạch, nguy cơ thiếu điện năng sử dụng trong tương lai.
Bộ lưu ý, kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII đã gây ra những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Do đó, việc rà soát tình hình thực hiện các công trình lưới điện để điều chỉnh phù hợp với tiến độ các nguồn điện và cập nhật, bổ sung các công trình lưới điện vào Quy hoạch Điện VIII là cần thiết để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Bộ Công Thương cho biết, giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn quốc dự kiến đạt 9,08%. Thực tế, 7 tháng đầu năm, con số này tăng tới 13,7%, cao đáng kể so với giai đoạn 2021-2023 chỉ chưa tới 5%.
Nhiều nguồn điện lớn (khí, than) hiện tại của Việt Nam khó đáp ứng tiến độ vận hành đến năm 2030 nên Bộ Công Thương cho rằng, việc điều chỉnh
quy hoạch là cần thiết để thay thế các dự án chậm tiến độ, đảm bảo khả thi, khả năng cung ứng điện.
Bộ dẫn chứng, Quy hoạch điện VIII phê duyệt 23 dự án điện khí với công suất 30.424 MW đến năm 2030. Tuy nhiên, mới có một nhà máy vào vận hành là nhiệt điện Ô Môn 1; một dự án đang xây dựng là nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4 đạt tiến độ 92%, dự kiến vận hành vào tháng 5/2025.
Các nhà máy điện khí khác thuộc chuỗi dự án điện khí Lô B, chuỗi dự án khí điện Cá Voi Xanh, Hiệp Phước 1, Cà Ná, Nghi Sơn hay các dự án khác vẫn đang thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu, đàm phán hợp đồng, phương án vay vốn hoặc chưa
phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà đầu tư.
Ngoại trừ dự án Nhơn Trạch 3 và 4, các dự án còn lại khó hoàn thành trước năm 2030 nếu không có những giải pháp căn cơ, tháo gỡ nút thắt cho điện khí LNG.
Thực tế này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện lớn giai đoạn 2026 - 2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện, đặc biệt là miền Bắc.
Với nguồn điện than, đến năm 2030 sẽ đưa vào vận hành 3.380 MW và sau đó sẽ không phát triển theo cam kết. Tuy nhiên, 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó trong thay đổi cổ đông, thu xếp vốn, gồm Công Thanh (600 MW), Nam Định I (1.200 MW), Quảng Trị (1.320 MW), Vĩnh Tân III (1.980 MW) và Sông Hậu II (2.120 MW).
Nhiệt điện than cũng gặp nhiều khó khăn do không nhận được đồng thuận của các địa phương, tổ chức tín dụng. Yêu cầu ngày càng khắt khe về điều kiện môi trường và thu xếp vốn cũng khiến nguồn nhiệt điện than mới có tính khả thi không cao.
Về thủy điện, theo quy hoạch, tổng công suất đến năm 2030 là 29.346 MW, nhưng không thuận lợi vì dung lượng không còn nhiều, có thể gặp rủi ro khi phát triển.
Đối với năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió cũng khó đạt được quy mô công suất theo quy hoạch đề ra. Bao gồm cả điện gió trên bờ và gần bờ là 21.880 MW và điện gió ngoài khơi là 6.000 MW. Các nguồn điện mặt trời cũng đang được rà soát, tổng hợp, đánh giá cho phù hợp thực tiễn.
Do các nguồn điện lớn (than, khí) không
đảm bảo tiến độ, Bộ Công Thương cho rằng cần thiết tăng quy mô phát triển các dự án điện mặt trời tập trung. Các dự án này có thời gian triển khai nhanh, đáp ứng khả năng cung ứng điện trong thời gian tới.
Theo quy hoạch hiện tại, tổng công suất nguồn điện mặt trời tập trung là 12.836 MW, đến 2050 là 168.594-189.294 MW. Quy mô điện mặt trời phát triển đến 2030 không nhiều, chỉ thêm 1.500 MW.
Một số nguồn điện khác cũng có thể được ưu tiên nếu điều chỉnh quy hoạch như nguồn điện sinh khối, điện sản xuất từ rác đến 2030 có tổng công suất 2.270 MW, theo Quy hoạch Điện VIII.
Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương đề xuất đưa thêm vào quy hoạch các dự án này với quy mô tương đối lớn, nhằm góp phần xử lý môi trường. Do đó, Bộ Công Thương cho rằng loại này cần được ưu tiên, phát triển mạnh mẽ.
Thuỷ điện tích năng, pin lưu trữ hay nguồn
nhập khẩu điện từ Lào cũng được đánh giá là cần thiết, giúp tăng cường thêm khả năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, giảm thiểu nguy cơ thiếu điện những năm tới của Việt Nam.
Phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ
Cũng tại văn bản gửi các bộ, ngành và các bên liên quan đề nghị tham gia ý kiến cho dự thảo báo cáo Thủ tướng về đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương có tính đến phương án tăng phát triển điện mặt trời và nghiên cứu giải pháp phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện hạt nhân nổi.
Như Sputnik đề cập trước đó, đối với điện hạt nhân, Quy hoạch điện VIII chưa dự kiến phát triển các nguồn điện này tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương nêu quan điểm, với lợi ích và điều kiện thuận lợi của năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ (công suất khoảng 300 MW mỗi tổ máy, bằng 1/3 công suất phát của các lò phản ứng điện hạt nhân truyền thống), cộng với việc nhiều nước trên thế giới đang triển khai nguồn điện này, thì việc
Việt Nam nghiên cứu giải pháp phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện hạt nhân nổi trong tương lai là có thể xem xét.
Việc này đặc biệt cần thiết khi rất có thể hệ thống điện tại Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện rất lớn trong giai đoạn 2026-2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng của người dân.