https://kevesko.vn/20240920/tap-doan-dau-khi-lon-nhat-the-gioi-saudi-aramco-muon-xay-nha-may-loc-dau-o-viet-nam-31970138.html
Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới Saudi Aramco muốn xây nhà máy lọc dầu ở Việt Nam
Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới Saudi Aramco muốn xây nhà máy lọc dầu ở Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Saudi Aramco bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường, nắm bắt các cơ hội để tiến hành đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong xây dựng các nhà máy lọc hóa... 20.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-20T20:33+0700
2024-09-20T20:33+0700
2024-09-20T20:33+0700
dầu khí
việt nam
năng lượng
kinh tế
kinh doanh
công ty
cạnh tranh
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/10/10945880_0:112:3245:1937_1920x0_80_0_0_ef941e713b0595ab5b50bbde1b291705.jpg
Lãnh đạo Petrolimex đề nghị Aramco nghiên cứu khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu; sản xuất, phân phối các sản phẩm hóa dầu như: khí hóa lỏng, gas, dầu mỡ nhờn; bảo hiểm…Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới muốn xây nhà máy lọc dầu ở Việt NamThông tin từ tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết đơn vị vừa tiếp đón và có buổi làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco (Aramco) tại Văn phòng giao dịch Hà Nội.Saudi Aramco là tập đoàn dầu mỏ quốc doanh của Ả Rập Xê-Út (Saudi Arabia), được xem là “đại gia” dầu mỏ lớn nhất thế giới. Aramco thành lập từ năm 1933, khi Chính phủ Ả Rập Xê-Út ký một thỏa thuận dầu mỏ với Standard Oil of California (SOCAL), công ty tiền thân của Chevron ngày nay. Theo đó, SOCAL được cấp quyền thăm dò dầu khí ở bán đảo Ả Rập.Đáng chú ý, Saudi Aramco nắm giữ một trong những trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, với con số được xác nhận vào năm 2022 là khoảng 297,5 tỷ thùng dầu. Điều này tương đương với hơn 10% tổng trữ lượng dầu toàn cầu. Aramco sản xuất trung bình 9 triệu thùng dầu mỗi ngày, là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất. Khối lượng dầu sản xuất khổng lồ này đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu.Năm 2022, Aramco đạt lợi nhuận kỷ lục hơn 161 tỷ USD, tăng 46% so với mức 110 tỷ USD năm 2021.Năm ngoái, Aramco đạt doanh thu khoảng 440,8 tỷ USD, thu được lợi nhuận 121 tỷ USD, giảm so với mức kỷ lục ghi nhận vào năm trước đó do giá năng lượng thấp hơn.Theo Petrolimex, đoàn công tác của Aramco do Phó Chủ tịch phụ trách Bán lẻ Ziyad Juraifani dẫn đầu cùng Giám đốc Bộ phận Bán lẻ Quốc tế Nader Douhan; Giám đốc phát triển kinh doanh Bán lẻ Quốc tế Lucas Rubinacci và Trưởng nhóm phát triển kinh doanh Bán lẻ Quốc tế Ross Hood.Phát biểu tại buổi làm việc, Aramco bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường, nắm bắt các cơ hội để tiến hành đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu.Hiện, Aramco cung cấp dầu thô cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, tuy nhiên chưa đầu tư trực tiếp.Hợp tác chiến lược, bài bảnChủ tịch HĐQT Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết Petrolimex với lợi thế khác biệt là hệ thống bán lẻ rộng khắp cả nước, lên tới 5.500 cửa hàng xăng dầu (trong đó có 2.800 cửa hàng xăng dầu thuộc sở hữu, quản lý trực tiếp), chiếm gần 50% thị phần phân phối xăng dầu nội địa.Với lợi thế ấy, Petrolimex đề nghị Aramco nghiên cứu khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu; sản xuất, phân phối các sản phẩm hóa dầu như: Khí hóa lỏng, gas, dầu mỡ nhờn; bảo hiểm…Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải cũng khẳng định, tập đoàn là đơn vị kinh doanh xăng dầu hạ nguồn duy nhất ở Việt Nam sở hữu kho ngoại quan là Vân Phong (VPT) có hạ tầng cơ sở chất lượng và nằm ở vị trí đắc địa.Lãnh đạo Petrolimex đề nghị Aramco có thể lựa chọn kho ngoại quan Vân Phong là cửa ngõ khi xúc tiến các hoạt động thương mại xăng dầu tại Việt Nam. Đồng thời, Petrolimex sẵn sàng hợp tác với Aramco trong việc tạo nguồn xăng dầu.Đáp lại, Phó Chủ tịch phụ trách Bán lẻ Ziyad Juraifani của Aramco bày tỏ tin tưởng rằng với thế mạnh của Aramco và Petrolimex, sự hợp tác chiến lược, bài bản giữa hai tập đoàn trong tương lai sẽ tạo nên những lợi thế cạnh tranh rất lớn tại thị trường Việt Nam.
https://kevesko.vn/20240901/chuyen-gia-cai-gi-giu-gia-dau-tren-the-gioi-31605117.html
https://kevesko.vn/20240826/sau-orsted-equinor-rut-khoi-viet-nam-31514552.html
https://kevesko.vn/20240819/viet-nam-de-xuat-nha-nuoc-doc-quyen-xay-nha-may-dien-hat-nhan-31430433.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/10/10945880_257:0:2988:2048_1920x0_80_0_0_12bc8416234cf1710d138de5d0b7175e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
dầu khí, việt nam, năng lượng, kinh tế, kinh doanh, công ty, cạnh tranh
dầu khí, việt nam, năng lượng, kinh tế, kinh doanh, công ty, cạnh tranh
Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới Saudi Aramco muốn xây nhà máy lọc dầu ở Việt Nam
Saudi Aramco bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường, nắm bắt các cơ hội để tiến hành đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu.Aramco là Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới và nhiều thời điểm giữ vị trí công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất toàn cầu.
Lãnh đạo Petrolimex đề nghị Aramco nghiên cứu khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu; sản xuất, phân phối các sản phẩm hóa dầu như: khí hóa lỏng, gas, dầu mỡ nhờn; bảo hiểm…
Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới muốn xây nhà máy lọc dầu ở Việt Nam
Thông tin từ tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết đơn vị vừa tiếp đón và có buổi làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn dầu mỏ
Saudi Aramco (Aramco) tại Văn phòng giao dịch Hà Nội.
Saudi Aramco là tập đoàn dầu mỏ quốc doanh của Ả Rập Xê-Út (Saudi Arabia), được xem là “đại gia” dầu mỏ lớn nhất thế giới. Aramco thành lập từ năm 1933, khi Chính phủ Ả Rập Xê-Út ký một thỏa thuận dầu mỏ với Standard Oil of California (SOCAL), công ty tiền thân của Chevron ngày nay. Theo đó, SOCAL được cấp quyền thăm dò dầu khí ở bán đảo Ả Rập.
Đáng chú ý, Saudi Aramco nắm giữ một trong những trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, với con số được xác nhận vào năm 2022 là khoảng 297,5 tỷ thùng dầu. Điều này tương đương với hơn 10% tổng trữ lượng dầu toàn cầu. Aramco sản xuất trung bình 9 triệu thùng dầu mỗi ngày, là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất. Khối lượng dầu sản xuất khổng lồ này đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Năm 2022, Aramco đạt lợi nhuận kỷ lục hơn 161 tỷ USD, tăng 46% so với mức 110 tỷ USD năm 2021.
Năm ngoái, Aramco đạt doanh thu khoảng 440,8 tỷ USD, thu được lợi nhuận 121 tỷ USD, giảm so với mức kỷ lục ghi nhận vào năm trước đó do giá năng lượng thấp hơn.
Theo Petrolimex, đoàn công tác của Aramco do Phó Chủ tịch phụ trách Bán lẻ Ziyad Juraifani dẫn đầu cùng Giám đốc Bộ phận Bán lẻ Quốc tế Nader Douhan; Giám đốc phát triển kinh doanh Bán lẻ Quốc tế Lucas Rubinacci và Trưởng nhóm phát triển kinh doanh Bán lẻ Quốc tế Ross Hood.
Phát biểu tại buổi làm việc, Aramco bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường, nắm bắt các cơ hội để tiến hành
đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu.
Hiện, Aramco cung cấp dầu thô cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, tuy nhiên chưa đầu tư trực tiếp.
Hợp tác chiến lược, bài bản
Chủ tịch HĐQT Petrolimex Phạm Văn Thanh cho biết Petrolimex với lợi thế khác biệt là hệ thống bán lẻ rộng khắp cả nước, lên tới 5.500 cửa hàng xăng dầu (trong đó có 2.800 cửa hàng xăng dầu thuộc sở hữu, quản lý trực tiếp), chiếm gần 50% thị phần phân phối xăng dầu nội địa.
Với lợi thế ấy, Petrolimex đề nghị Aramco nghiên cứu khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu;
sản xuất, phân phối các sản phẩm hóa dầu như: Khí hóa lỏng, gas, dầu mỡ nhờn; bảo hiểm…
Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải cũng khẳng định, tập đoàn là đơn vị kinh doanh xăng dầu hạ nguồn duy nhất ở Việt Nam sở hữu kho ngoại quan là Vân Phong (VPT) có hạ tầng cơ sở chất lượng và nằm ở vị trí đắc địa.
Lãnh đạo Petrolimex đề nghị Aramco có thể lựa chọn kho ngoại quan Vân Phong là cửa ngõ khi xúc tiến các hoạt động thương mại xăng dầu tại Việt Nam. Đồng thời, Petrolimex sẵn sàng hợp tác với Aramco trong việc tạo nguồn xăng dầu.
Đáp lại, Phó Chủ tịch phụ trách Bán lẻ Ziyad Juraifani của Aramco bày tỏ tin tưởng rằng với thế mạnh của Aramco và Petrolimex, sự hợp tác chiến lược, bài bản giữa hai tập đoàn trong tương lai sẽ tạo nên những lợi thế
cạnh tranh rất lớn tại thị trường Việt Nam.