https://kevesko.vn/20240918/vai-net-ve-buc-tranh-dau-tu-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-8-thang-nam-2024-31916007.html
Vài nét về bức tranh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng năm 2024
Vài nét về bức tranh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng năm 2024
Sputnik Việt Nam
Bức tranh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng năm 2024 có những điểm sáng. Các tập đoàn lớn của Nga sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như máy... 18.09.2024, Sputnik Việt Nam
2024-09-18T14:30+0700
2024-09-18T14:30+0700
2024-09-18T15:57+0700
việt nam
nga
hợp tác nga-việt
đầu tư
đầu tư nước ngoài
bộ kế hoạch và đầu tư
kinh tế
quan điểm-ý kiến
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/09/12/31915810_0:107:3261:1941_1920x0_80_0_0_b3f77857abad290fc3453e372823ce68.jpg
https://kevesko.vn/20240910/dua-viet-nam-vao-nhom-30-35-nen-kinh-te-lon-tren-the-gioi-31773511.htmlvTrong trả lời phỏng vấn cho Sputnik, Tiến sỹ kinh tế Hoàng Minh, chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đưa ra một số đánh giá và bình luận về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng năm 2024 và hoạt động, triển vọng đầu tư của các doanh nghiệp Nga vào Việt Nam.Trong khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tích cực thì đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có xu hướng chậm lạiTheo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 8 tháng 2024 tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.Có thể khẳng định, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng tích cực. Đây cũng là đánh giá của chính phủ và giới chuyên gia. Một điểm đáng chú ý là nhìn vào những con số nói trên, ta thấy, đầu tư mới và điều chỉnh đều tăng, cả về số lượng dự án cũng như quy mô vốn đầu tư.Bức tranh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hoàn toàn khác với bức tranh đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam thì trong 8 tháng đầu năm đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giảm 64,6% so với cùng kỳ năm 2023, với 75 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 147,3 triệu USD.Như vậy, trong khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tích cực thì đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có xu hướng chậm lại.94 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam, Việt Nam đầu tư vào 25 quốc gia và vùng lãnh thổHiện nay có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Những nước dẫn đầu là Singapore với tổng vốn đầu tư hơn 6,79 tỷ USD, chiếm gần 33,1% tổng vốn đầu tư, tăng 75,5% so với cùng kỳ 2023; Hong Kong (Trung Quốc) với 2,4 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng vốn đầu tư, tăng 43,7 so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.Như Cục đầu tư nước ngoài cho biết, các đối tác đầu tư lớn nhất trong 8 tháng năm 2024 đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Tổng đầu tư vào Việt Nam chỉ riêng của 5 nước Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đã chiếm tới 74% số dự án đầu tư mới và 77,1% tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước.Về đầu tư ra nước ngoài thì trong 8 tháng năm 2024, nổi bật nhất và dự án của Tập đoàn TH về chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa trị giá 5.200 tỷ đồng tại Liên Bang Nga; Tập đoàn FPT mua 100% vốn một công ty dịch vụ công nghệ Next Advanced Communications (NAC) của Nhật Bản.Về lãnh thổ đầu tư, trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã đầu tư vào 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điểm đáng chú ý là các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng đầu tư sang các thị trường mới như Mỹ và một số thị trường châu Âu.Công nghiệp chế biến dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoàiCác nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Dẫn đầu là công nghiệp chế biến với tổng vốn đầu tư gần 14,17 tỷ USD, chiếm hơn 69% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.Vị trí thứ hai thuộc về kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư hơn 3,36 tỷ USD, chiếm gần 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2023. Buôn bán lẻ và khoa học công nghệ cũng là những ngành thu hút và hấp dẫn với đầu tư nước ngoài.Trong 8 tháng năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Bắc Ninh dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,47 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 2,94 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội,…Về đầu tư ra nước ngoài thì các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vào 14 lĩnh vực, dẫn đầu là khai khoáng với 58,6 triệu USD, chiếm 39,8% tổng vốn đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài. Tiếp theo là công nghiệp chế biến, bán buôn – bán lẻ, khoa học – công nghệ…Việt Nam và Liên bang Nga còn rất nhiều dư địa hợp tác trong nhiều lĩnh vựcTính đến hết năm 2023, Nga là đối tác đầu tư FDI thứ 26 của Việt Nam. Lĩnh vực đầu tư chính của Nga vào Việt Nam là thăm dò, khai thác dầu khí (với liên doanh Vietsovpetro). Trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nga và Việt Nam thì đây là dự án nổi bật nhất. Gần 40 năm qua, dự án này đã đóng góp 80% tổng sản lượng dầu khí khai thác của Việt Nam.Tính đến hết tháng 5 năm 2024, Liên bang Nga có 186 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 1 tỷ USD; trong khi đó Việt Nam có khoảng 25 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD.Như vậy, có thể thấy, hiện tại Việt Nam đầu tư vào Nga nhiều hơn Nga đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam đầu tư vào Nga chủ yếu trong lĩnh vực khai thác dầu khí và nông nghiệp.Về triển vọng, Việt Nam và Liên bang Nga còn rất nhiều dư địa hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, sản xuất các nhiên liệu mới như hydro xanh, amoniac xanh, năng lượng nguyên tử… Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn, hàng đầu của Nga sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như máy móc, dầu khí, công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI)…Ví dụ, Tập đoàn Almaz quan tâm đến cơ hội đầu tư trong lĩnh vực máy móc, thiết bị dân sự, trong đó Almaz hy vọng được tham gia vào Dự án sân bay quốc tế Long Thành với hệ thống radar kiểm soát không lưu của Almaz có tên là ATC và cung cấp trang thiết bị cho Trung tâm kiểm soát không lưu tại TP Hồ Chí Minh; Tập đoàn Gaz quan tâm đến công nghiệp lắp ráp ô tô Nga tại Việt Nam; Công ty RATRACO quan tâm đến tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa giữa Nga và Việt Nam…
https://kevesko.vn/20240620/be-phong-manh-me-cho-thuong-mai-va-dau-tu-viet-nga--30428467.html
https://kevesko.vn/20240910/nga-quyet-tam-thuc-day-toan-bo-to-hop-quan-he-voi-viet-nam-31784485.html
https://kevesko.vn/20240917/phai-doan-viet-nam-se-tham-nga-vao-thang-11-31901486.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/09/12/31915810_266:0:2997:2048_1920x0_80_0_0_fd09937c1c7696908b2bad4f6bbcf2aa.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
việt nam, nga, hợp tác nga-việt, đầu tư, đầu tư nước ngoài, bộ kế hoạch và đầu tư, kinh tế, quan điểm-ý kiến, tác giả
việt nam, nga, hợp tác nga-việt, đầu tư, đầu tư nước ngoài, bộ kế hoạch và đầu tư, kinh tế, quan điểm-ý kiến, tác giả
https://kevesko.vn/20240910/dua-viet-nam-vao-nhom-30-35-nen-kinh-te-lon-tren-the-gioi-31773511.htmlvTrong trả lời phỏng vấn cho Sputnik, Tiến sỹ kinh tế Hoàng Minh, chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đưa ra một số đánh giá và bình luận về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng năm 2024 và hoạt động, triển vọng đầu tư của các doanh nghiệp Nga vào Việt Nam.
Trong khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tích cực thì đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có xu hướng chậm lại
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, 8 tháng 2024 tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.
Có thể khẳng định, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng tích cực. Đây cũng là đánh giá của chính phủ và giới chuyên gia. Một điểm đáng chú ý là nhìn vào những con số nói trên, ta thấy, đầu tư mới và điều chỉnh đều tăng, cả về số lượng dự án cũng như quy mô vốn đầu tư.
Bức tranh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hoàn toàn khác với bức tranh đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam thì trong 8 tháng đầu năm đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giảm 64,6% so với cùng kỳ năm 2023, với 75 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 147,3 triệu USD.
Như vậy, trong khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tích cực thì đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có xu hướng chậm lại.
94 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam, Việt Nam đầu tư vào 25 quốc gia và vùng lãnh thổ
Hiện nay có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Những nước dẫn đầu là Singapore với tổng vốn đầu tư hơn 6,79 tỷ USD, chiếm gần 33,1% tổng vốn đầu tư, tăng 75,5% so với cùng kỳ 2023; Hong Kong (Trung Quốc) với 2,4 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng vốn đầu tư, tăng 43,7 so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Như Cục đầu tư nước ngoài cho biết,
các đối tác đầu tư lớn nhất trong 8 tháng năm 2024 đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Tổng đầu tư vào Việt Nam chỉ riêng của 5 nước Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đã chiếm tới 74% số dự án đầu tư mới và 77,1% tổng vốn đầu tư đăng ký cả nước.
Về đầu tư ra nước ngoài thì trong 8 tháng năm 2024, nổi bật nhất và dự án của Tập đoàn TH về chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa trị giá 5.200 tỷ đồng tại Liên Bang Nga; Tập đoàn FPT mua 100% vốn một công ty dịch vụ công nghệ Next Advanced Communications (NAC) của Nhật Bản.
Về lãnh thổ đầu tư, trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã đầu tư vào 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điểm đáng chú ý là các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng đầu tư sang các thị trường mới như Mỹ và một số thị trường châu Âu.
Công nghiệp chế biến dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài
Các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Dẫn đầu là công nghiệp chế biến với tổng vốn đầu tư gần 14,17 tỷ USD, chiếm hơn 69% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Vị trí thứ hai thuộc về kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư hơn 3,36 tỷ USD, chiếm gần 16,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2023. Buôn bán lẻ và khoa học công nghệ cũng là những ngành thu hút và hấp dẫn với đầu tư nước ngoài.
Trong 8 tháng năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Bắc Ninh dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,47 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 2,94 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội,…
Về đầu tư ra nước ngoài thì các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vào 14 lĩnh vực, dẫn đầu là khai khoáng với 58,6 triệu USD, chiếm 39,8% tổng vốn đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài. Tiếp theo là công nghiệp chế biến, bán buôn – bán lẻ, khoa học – công nghệ…
Việt Nam và Liên bang Nga còn rất nhiều dư địa hợp tác trong nhiều lĩnh vực
Tính đến hết năm 2023, Nga là đối tác đầu tư FDI thứ 26 của Việt Nam. Lĩnh vực đầu tư chính của Nga vào Việt Nam là thăm dò, khai thác dầu khí (với
liên doanh Vietsovpetro). Trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nga và Việt Nam thì đây là dự án nổi bật nhất. Gần 40 năm qua, dự án này đã đóng góp 80% tổng sản lượng dầu khí khai thác của Việt Nam.
Tính đến hết tháng 5 năm 2024, Liên bang Nga có 186 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 1 tỷ USD; trong khi đó Việt Nam có khoảng 25 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD.
Như vậy, có thể thấy, hiện tại Việt Nam đầu tư vào Nga nhiều hơn Nga đầu tư vào
Việt Nam. Việt Nam đầu tư vào Nga chủ yếu trong lĩnh vực khai thác dầu khí và nông nghiệp.
Về triển vọng, Việt Nam và Liên bang Nga còn rất nhiều dư địa hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, sản xuất các nhiên liệu mới như hydro xanh, amoniac xanh, năng lượng nguyên tử… Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn, hàng đầu của Nga sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như máy móc, dầu khí, công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI)…Ví dụ, Tập đoàn Almaz quan tâm đến cơ hội đầu tư trong lĩnh vực máy móc, thiết bị dân sự, trong đó Almaz hy vọng được tham gia vào Dự án sân bay quốc tế Long Thành với hệ thống radar kiểm soát không lưu của Almaz có tên là ATC và cung cấp trang thiết bị cho Trung tâm kiểm soát không lưu tại TP Hồ Chí Minh; Tập đoàn Gaz quan tâm đến công nghiệp lắp ráp ô tô Nga tại Việt Nam; Công ty RATRACO quan tâm đến tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa giữa Nga và Việt Nam…