Hoà Phát muốn tham gia siêu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 70 tỷ USD

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangÔng Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát phát biểu.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2024
Đăng ký
Về vấn đề kỹ thuật, tỷ phú Trần Đình Long cho biết, tập đoàn Hoà Phát có đủ năng lực để sản xuất thép cho đường ray các dự án đường sắt tốc độ cao.
“Hòa Phát sẽ tích cực tham gia vào các dự án đường sắt, công nghiệp đường sắt. Quan trọng là cần có kế hoạch tổng thể để phối hợp, có hành lang pháp lý, thiết kế ban đầu xem doanh nghiệp thép có thể làm gì, bất động sản làm gì, chế tạo làm gì”, Chủ tịch Hoà Phát nhấn mạnh.

Vị thế ngành thép Việt Nam

Phát biểu bên lề Hội nghị của Thường trực Chính phủ ngày 21/9 với báo Chính phủ, tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát đã nêu một số kiến nghị với Thủ tướng và các bộ, ban ngành.
Ông nhấn mạnh những kết quả mà doanh nghiệp này nói chung và ngành thép nói riêng đã đạt được trong thời gian qua không phải là nhỏ.
Nói về vị thế của ngành thép Việt Nam, ông Long cho biết, hiện đang dẫn đầu Đông Nam Á và xếp thứ 12 thế giới về sản lượng, nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, các bộ ngành, ngân hàng cùng nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp.
Vận chuyển với sự hỗ trợ của Công ty Hậu cần Đường sắt Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2024
Vận chuyển hàng hóa đi các nước Châu Á – Thái Bình Dương
Hiện nay, nhiều khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp đã được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh. Chủ tịch Hoà Phát kỳ vọng các cơ quan quản lý tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa quá trình cải cách thể chế:
Chủ tịch Hoà Phát nhận định: “Mỗi bước tiến nhỏ sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp”.

Dự án đường sắt Bắc-Nam 70 tỷ USD

Ông Trần Đình Long tiếp tục nêu bật tầm quan trọng của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 70 tỷ USD và cho rằng, đây là công trình hạ tầng chiến lược của quốc gia. Ông bày tỏ mong muốn Hòa Phát tham gia đấu thầu cung cấp thép cho dự án này.
Tỷ phú Trần Đình Long cho biết, Hòa Phát sẽ chủ động tham gia vào các dự án liên quan đến đường sắt và công nghiệp đường sắt của Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một kế hoạch tổng thể, hành lang pháp lý rõ ràng và thiết kế ban đầu để xác định vai trò cụ thể của từng lĩnh vực như thép, bất động sản và chế tạo.
Chủ tịch Hòa Phát cũng khẳng định tập đoàn hoàn toàn đủ năng lực kỹ thuật để sản xuất thép cho đường ray của các dự án đường sắt tốc độ cao.
Tập đoàn Hòa Phát là tập đoàn sản xuất công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực với hàng loạt sản phẩm như thép, chăn nuôi, điện máy, bất động sản…Trong đó, sản xuất thép là lĩnh vực chủ chốt.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa có thông báo gửi các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động một số lò cao tại Hòa Phát Dung Quất và Hòa Phát Hải Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2024
Hòa Phát dự kiến làm đường ray tốc độ 850km/h: “Quá kinh rồi!”
Hiện nay, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam với sản lượng trên 8 triệu tấn. Từ năm 2025, sau khi dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 hoàn thành thì năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát là hơn 14 triệu tấn/năm, trong đó, 8,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng, thép chất lượng cao.
Đồng thời, tỷ phú Trần Đình Long cũng cho biết Hòa Phát cũng là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á và Top 50 doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, Hòa Phát hiện sở hữu Khu liên hợp sản xuất thép lớn nhất tại tỉnh Quảng Ngãi với số vốn tập đoàn đã đầu tư là khoảng 7 tỷ USD. Khi dự án Dung Quất 2 ổn định, doanh thu hàng năm từ 150.000 - 250.000 tỷ đồng và mỗi đóng góp khoảng 15.000 - 20.000 tỷ đồng vào ngân sách.
“Lũy kế trong hơn 10 năm qua, chúng tôi đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 100.000 tỷ đồng”, lãnh đạo thép Hoà Phát nói.
Thực tế, tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên năm 2024, tỷ phú thép Trần Đình Long đã chia sẻ tham vọng sản xuất đường ray cho tàu đường sắt cao tốc và cho biết Hòa Phát đã bắt đầu nghiên cứu và triển khai sản xuất những thanh ray đầu tiên để phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà với Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc Vương Hải Hòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2024
Tập đoàn giao thông Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Kiến nghị

Nhấn mạnh dù những kết quả đạt được trong thời gian qua là không hề nhỏ, tuy nhiên, theo ông Trần Đình Long muốn ngành thép nói riêng và doanh nghiệp tư nhân nói chung phát triển, lớn mạnh hơn nữa vẫn cần Nhà nước hỗ trợ, khơi thông nhiều rào cản, thách thức còn tồn tại.
Theo đó, Chủ tịch Hoà Phát kiến nghị 3 vấn đề - đều là những vấn đề chung, không riêng bất kỳ doanh nghiệp nào.
Thứ nhất, với câu chuyện thể chế chính sách, ông Trần Đình Long cho rằng cần được tháo gỡ “nhanh, nhanh hơn và nhanh hơn nữa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước.

“Ví dụ, việc quy hoạch cảng biển ảnh hưởng rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và với riêng Hòa Phát, tổng số nguyên vật liệu thông qua cảng khoảng 70 triệu tấn/năm. Như vậy, nếu không xong các cảng theo quy hoạch sẽ không thể thông qua được lượng hàng khổng lồ như vậy, doanh nghiệp có thể phải gánh hậu quả sản xuất bị đình trệ”, đại diện doanh nghiệp kiến nghị.

Thứ hai, Chính phủ cần có văn bản cụ thể hóa rõ ràng các chính sách nhằm ủng hộ, bảo vệ sản xuất trong nước.
“Chúng tôi rất mong Chính phủ, các Bộ ban ngành có chính sách quy định cụ thể, ủng hộ và bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước theo các quy định của Việt Nam và quốc tế để doanh nghiệp yên tâm đầu tư”, đại diện Hoà Phát đề xuất.
Với chiều dài 1.570 km, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố, có tổng đầu tư dự kiến hơn 55 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2024
Bao giờ Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam?
Thứ ba, xuất phát từ năm 1995, khi Việt Nam lần đầu tiên tham gia Hiệp hội Thép Đông Nam Á, tính đến hiện tại là 29 năm, Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn đầu Đông Nam Á và thứ 12 thế giới về sản lượng thép. Đây là một thành tích, một quá trình rất đáng tự hào của ngành thép Việt Nam.

“Do đó, nếu Nhà nước mong muốn có các doanh nghiệp lớn như Pohang, Posco của Hàn Quốc thì cần có chính sách đặc thù, thậm chí là phi kinh tế để nuôi dưỡng các doanh nghiệp đủ lớn”, vị tỷ phú thẳng thắn.

Nhắc về cuộc cạnh tranh trong ngành thép là cực kỳ khốc liệt, hao tổn rất nhiều tiền của, ông Trần Đình Long mong rằng trong quy hoạch, chiến lược phát triển ngành thép có biện pháp hỗ trợ đặc biệt để nuôi dưỡng phát triển được doanh nghiệp sản xuất thép lớn.
“Ngành thép có lớn mạnh thì ngành công nghiệp phụ trợ cũng sẽ phát triển. Qua đó, nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu”, ông đề xuất.
Hòa Phát cũng kiến nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ phát triển các mỏ sắt trong nước để giảm chi phí nhập khẩu quặng sắt cho doanh nghiệp, đặc biệt là đưa mỏ sắt Quý Xa (Lào Cai) vào hoạt động.
VNR dự kiến cần 13.880 người để khai thác vận hành, bảo trì hệ thống đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Điểm yếu khiến Việt Nam phân vân kịch bản làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Chủ tịch Hòa Phát cũng bày tỏ, ông đặc biệt ấn tượng với cách làm việc sâu sát, cụ thể của Thủ tướng khi doanh nghiệp nêu vướng mắc Thủ tướng lập tức trao đổi lại ngay các vấn đề rất chi tiết và cụ thể với tinh thần tháo gỡ và tháo gỡ nhanh nhất có thể.
“Đợt bão vừa qua, Hòa Phát ở Hải Dương bị ảnh hưởng nặng nề và doanh nghiệp đang tích cực xử lý với tinh thần chủ động tự khắc phục. Dù vậy, thiệt hại chung là lớn, do đó, đại diện Hòa Phát rất ấn tượng với các chỉ đạo sát sao của Chính phủ, có hàng loạt công điện, các Nghị quyết, đi thực địa, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế; các chính sách hoãn, giãn nợ, giảm lãi suất, phát triển thị trường là rất cần thiết với doanh nghiệp”, ông Trần Đình Long nhận định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала