Bà Trương Mỹ Lan bật khóc, nói chỉ cho mượn 4 công ty để cứu SCB

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Xuân KhuPhiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 (sáng 23/9)
Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 (sáng 23/9) - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2024
Đăng ký
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nói bản thân bà chỉ cho mượn 4 công ty gồm An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra để phát hành trái phiếu nhằm “cứu” ngân hàng SCB.
Bà chủ Vạn Thịnh Phát cũng phản đối việc sử dụng các từ ngữ như “Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm chiếm đoạt” hay “Trương Mỹ Lan chủ mưu”, vì “toàn bộ tài sản của gia đình, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã mang hết cho SCB mượn thì không có lý do gì tự mình chiếm đoạt tiền của mình”.

Cho mượn 4 công ty để cứu SCB

Chiều 23/9, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 bị cáo về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Tại phiên xét xử, HĐXX thông báo bị cáo Chu Lập Cơ đã được đưa đi chữa bệnh, hiện tình trạng bệnh đã tốt nên ngày mai sẽ được triệu tập đến tòa để tiếp tục tham gia phiên tòa.
Bà Trương Mỹ Lan là người đầu tiên được xét hỏi trong phiên làm việc buổi chiều. Nói với HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan bày tỏ cảm ơn khi toà đã cho chồng mình đi chữa bệnh.
Xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2024
Xét xử bà Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm
Tại toà, bà Trương Mỹ Lan nói tôn trọng và thừa nhận cáo trạng truy tố đúng. Tuy nhiên, bị cáo xin HĐXX xem xét thấu đáo về nguyên nhân, bối cảnh và mục đích của việc phát hành trái phiếu.
Bà chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng xin cơ quan tố tụng không sử dụng các từ ngữ nặng nề như: Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm chiếm đoạt; Trương Mỹ Lan chủ mưu... vì “toàn bộ tài sản của gia đình, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã mang hết cho SCB mượn thì không có lý do gì tự mình chiếm đoạt tiền của mình”.
Về cơ cấu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan khai tập đoàn này do mình sáng lập đã được 32 năm. Ban đầu, bà sở hữu khoảng 80% thì hiện nay sở hữu 60% (cho hai con gái mỗi người 10%).
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là bất động sản, nhà hàng... không có ngành nghề gì liên quan đến ngân hàng, chứng khoán, tài chính nên không nắm giữ hay điều hành chi phối Ngân hàng SCB hay Công ty chứng khoán.
Về chủ trương phát hành trái phiếu, bà Lan nói Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trước nay không có nhu cầu phát hành trái phiếu.
Năm 2018, Đinh Văn Thành, Nguyễn Phương Hồng (là các cựu lãnh đạo SCB) nói ngân hàng đang bị thanh tra nhiều đoàn, bế tắc, không có tiền trả lãi cho người dân nên đề nghị bị cáo cho mượn mấy công ty tốt như An Đông, Quang Thuận, Sunny World... để phát hành trái phiếu nhằm cứu SCB.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt vì tội lừa đảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2024
Khổ chủ Vạn Thịnh Phát đợi mòn mỏi, bà Trương Mỹ Lan xoay tiền thế nào?
Vì vậy, theo bị cáo, chủ trương phát hành trái phiếu xuất phát từ đề xuất của Đinh Văn Thành và Nguyễn Phương Hồng. Bản thân bị cáo Lan chỉ cho Ngân hàng SCB mượn công ty để cho phát hành trái phiếu.
Tại toà, bị cáo Lan nhiều lần khẳng định chủ trương phát hành là của Ngân hàng SCB và Công ty chứng khoán Tân Việt, còn bản thân bà không biết gì về việc phát hành trái phiếu.
Việc gặp các lãnh đạo SCB và cán bộ chủ chốt của Vạn Thịnh Phát là để bàn xem liệu cho mượn công ty như vậy có an toàn không.

Xin dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả

Đáng chú ý, bị cáo Lan đã bật khóc khi nghĩ về các bị hại trong vụ án này. Bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định mặc dù bản thân không hề biết gì về việc sử dụng dòng tiền thu từ phát hành trái phiếu, nhưng sẽ cố gắng dùng những tài sản hiện có của mình để khắc phục cho các trái chủ, không để họ thiệt thòi, bởi đó là số tiền mà bị hại tích góp cả đời mới có được.
Đề cập đến phương án khắc phục hậu quả, trả tiền cho những người mua trái phiếu, bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định bà tự nguyện sử dụng toàn bộ tài sản gia đình mình để khắc phục cho người dân.
Theo đó, ở giai đoạn 1, bị cáo kiến nghị thu hồi 21.000 tỉ đồng và số tiền 17.000 tỉ đồng kiến nghị thu hồi ở giai đoạn 2.
Đồng thời, yêu cầu ngân hàng SCB trả lại dự án 6A Khu Trung Sơn rộng 26ha cùng với 65 tài sản của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mà giai đoạn 1 đã tuyên giao cho ngân hàng SCB xử lý tài sản thì giao cho mình để bán khắc phục hậu quả.
Сòng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2024
Vạch thêm tội bà Trương Mỹ Lan
Bà Trương Mỹ Lan khai có nhiều trái chủ là người già yếu tích góp tiền để hưởng tuổi già vì tin tưởng SBC, tin tưởng vào uy tín của mình nên đầu tư vào trái phiếu. Do đó, bị cáo sẵn sàng sử dụng tài sản của gia đình, tài sản của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để khắc phục cho người dân.
Nói đến khoản tiền hơn 30.000 tỷ đồng (số tiền bị cáo buộc chiếm đoạt), bà Lan khẳng định bản thân bà và Vạn Thịnh Phát không sử dụng tiền mà tiền thu về do ngân hàng SCB sử dụng cho các khoản tài chính của ngân hàng.
Dù phủ nhận chủ trương phát hành trái phiếu nhưng trong phiên làm việc tại tòa, bị cáo Lan vẫn xin nhận trách nhiệm toàn bộ và tự nguyện sử dụng toàn bộ tài sản của mình để khắc phục hậu quả của vụ án, trả lại tiền cho người dân.
Bà Lan nói thêm, về 28 bị cáo bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xin HĐXX xem xét vì mỗi bị cáo có hoàn cảnh khác nhau, họ đều là người làm công ăn lương, không hưởng lợi nhưng nhìn chung đã làm tất cả để cứu ngân hàng SCB.

Chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng của 35.824 bị hại

Theo nội dung cáo trạng, bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, là người chi phối, điều hành, chỉ đạo, quyết định mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các pháp nhân thuộc tập đoàn này. Bị cáo là người đưa ra chủ trương và chỉ đạo phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Trương Mỹ Lan đã chủ trì họp bàn với các nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, Công ty TVSI gồm Đinh Văn Thành, Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Phương Hồng, Nguyễn Tiến Thành, Hồ Bửu Phương.
Bà Trương Mỹ Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2024
3 nhân vật đã chết trong vụ Trương Mỹ Lan bị kê biên tài sản
Cuộc họp đã quyết định sử dụng 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra để phát hành 25 mã trái phiếu “khống” với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu; chạy dòng tiền khống để hợp thức nhà đầu tư sơ cấp cho số trái phiếu phát hành.
Sau đó, các bị cáo đã thông qua công ty chứng khoán bán trái phiếu cho hàng ngàn người dân (nhà đầu tư), thu tiền về sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không đúng với mục đích phát hành trái phiếu.
Cơ quan chức năng cáo buộc, tính đến ngày 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền hơn 30.000 tỉ đồng của 35.824 bị hại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала