Việt Nam tính toán tái khởi động điện hạt nhân, chuyên gia nói gì?

© iStock.com / Md Maruf Hassan Nhà máy điện hạt nhân "Rooppur" tại Bangladesh
 Nhà máy điện hạt nhân Rooppur tại Bangladesh - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2024
Đăng ký
Trao đổi với Sputnik về việc khởi động lại chủ trương phát triển điện hạt nhân, TS. Ngô Đức Lâm - Nguyên phó Viện trưởng Viện năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng chủ trương này là cần thiết. Đặc biệt, năng lượng hạt nhân không chỉ giúp giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch mà còn đảm bảo sự ổn định của hệ thống điện quốc gia.

Điện mặt trời mái nhà sẽ giải quyết thiếu điện trước mắt

Trước những lo ngại nếu các nguồn điện được phê duyệt tại Quy hoạch điện VIII không đáp ứng tiến độ, thì việc cung ứng điện trong các năm 2025-2030 tại Việt Nam sẽ không đủ. Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Trước thực tế này, Bộ Công thương sẽ hiệu chỉnh lại Tổng sơ đồ VIII. Theo đó, Bộ này định hướng sẽ tập trung chính vào điện mặt trời mái nhà. Phân tích với Sputnik, chuyên gia năng lượng TS. Ngô Đức Lâm - Nguyên phó Viện trưởng Viện năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, đối với phát triển năng lượng tái tạo gió (chủ yếu điện gió ngoài khơi), vẫn là bài toán về công nghệ và giá. Bởi vậy, đến năm 2030 điện gió tại Việt Nam chưa thể phát triển mạnh.

“Theo Tổng sơ đồ VIII, tầm nhìn đến năm 2035-2045, tôi thấy rằng đến năm 2030 sẽ phát triển điện từ nguồn khí hóa lỏng. Tuy nhiên, từ nay đến năm 2030 khó có khả năng phát triển được nhiệt điện khí và khí hóa lỏng, theo như tiến độ hiện nay. Bởi thứ nhất, Việt Nam phải nhập khẩu. Thứ hai, phát triển và nối vào lưới, chủ yếu giá và cách thức mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa hình thành cơ chế. Bởi vậy, khả năng cao tiến độ phát triển nhiệt điện khí và khí hóa lỏng không đạt được. Bởi vậy, khả năng thiếu điện sẽ xảy ra”, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân.

Theo chuyên gia, trong quy hoạch nguồn điện của Việt Nam từ nay đến năm 2030, việc áp dụng điện mặt trời mái nhà chiếm tỷ lệ không quá 20% tổng lượng điện theo Tổng sơ đồ VIII - là thích hợp và khả thi.

“Phát triển điện mái nhà xây dựng nhanh, chỉ mất khoảng 2 năm. Tuy nhiên, nhược điểm là không ổn định. Khả năng thông lưới sẽ khó khăn. Theo tính toán, khu vực miền Bắc sẽ phát triển nhiều hơn miền Nam. Cần lưu ý, nhà đầu tư phát triển điện mái nhà cần đầu tư hệ thống lưu trữ, để đêm phát điện. Vấn đề đặt ra, Chính phủ cần có hỗ trợ về chính sách và hỗ trợ vốn cho các nhà đầu tư khi lắp đặt hệ thống lưu trữ. Theo tôi, loại hình này có khả năng triển khai đúng tiến độ, sẽ giải quyết được tình trạng thiếu điện trong ngắn hạn đến năm 2030”, TS. Lâm nói.

Tương lai vẫn là điện hạt nhân

“Tuy nhiên, trong dài hạn tới năm 2035, nên phát triển điện hạt nhân thay thế cho phát triển nhiệt điện khí và nhiệt điện than. Hơn nữa điện hạt nhân là loại điện nền, có tính ổn định cao. Tôi cho rằng, khởi động lại việc phát triển lại điện hạt nhân là cần thiết. Vừa qua, Tổng thống Putin sang Việt Nam đã đề cập đến vấn đề này. Riêng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, công suất sẽ gấp 20 lần. Đây là điều rất tốt. Tôi đề xuất nên nối lại điện hạt nhân, chứ không chỉ riêng hạt nhân ứng dụng trong y tế và nông nghiệp”, chuyên gia năng lượng nhấn mạnh với Sputnik.
Bên cạnh việc tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí và gió ngoài khơi, về dài hạn, Chính phủ Việt Nam cho thấy sự quan tâm trở lại đối với việc phát triển điện hạt nhân.
Đàm phán giữa đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Tập đoàn nhà nước Nga Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2024
Nga sẽ giúp Việt Nam xây Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân
Trong Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, Bộ Công thương đã đề cập các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ, công suất khoảng 300 MW cho mỗi tổ máy, chỉ bằng 1/3 công suất phát của các lò truyền thống. Các nhà máy này sản xuất lượng điện có hàm lượng carbon thấp, thời gian xây dựng ngắn, chỉ khoảng 2 - 3 năm.
“Công nghệ mà Nga đề xuất hỗ trợ trước đây thuộc thế hệ ba, tức công suất lớn. Nhưng với việc phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ có hai ưu điểm. Thứ nhất, kinh phí thấp hơn. Thứ hai, hệ thống bảo vệ sẽ an toàn và dễ thực hiện hơn. Đây cũng là yếu tố , theo tôi sẽ dễ dàng triển khai hơn so với dự án điện hạt nhân trước kia”, Nguyên phó Viện trưởng Viện năng lượng (Bộ Công Thương) nêu quan điểm.
Điện hạt nhân, như đã biết, có ưu điểm là khả năng cung cấp lượng điện lớn với chi phí sản xuất ổn định, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, phù hợp mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 mà Việt Nam cam kết tại COP 26.
Trong giai đoạn 2010-2016, EVN đã đầu tư vào hai dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận, dựa trên chủ trương được Quốc hội phê duyệt. Các đối tác từ Nga đã hỗ trợ khảo sát, đánh giá tiền khả thi và dự toán chi phí đầu tư cho dự án khoảng 30 triệu USD.
Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2024
Nga sẵn sàng cung cấp nhà máy điện hạt nhân công suất lớn và nhỏ cho Indonesia
Tuy nhiên, vào cuối năm 2016, Quốc hội đã quyết định ngừng thực hiện các dự án điện hạt nhân này và không đưa điện hạt nhân vào Quy hoạch điện VIII. Thay vào đó, việc đầu tư sẽ được xem xét trong giai đoạn sau 2030, sau khi cân nhắc các yếu tố về nhu cầu và chi phí.
Trước chỉ đạo khởi động lại chủ trương phát triển điện hạt nhân, theo chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm, cần có các biện pháp đảm bảo an toàn, quản lý rủi ro hiệu quả, và thực hiện truyền thông rõ ràng để tăng cường sự đồng thuận trong xã hội. Việc này sẽ giúp xây dựng niềm tin và giảm lo ngại về an toàn hạt nhân.
“Điều kiện để xây dựng nhà máy hạt nhân cỡ nhỏ, xét về an toàn, về vận hành, về giá cả sẽ thuận lợi hơn. Sẽ có rất nhiều việc cần làm như tính toán địa điểm xây dựng và địa điểm xử lý thanh làm mát, làm sao để không ảnh hưởng đến khu vực đông dân cư, khu vực có nhiều nhà máy công nghiệp. Trước mắt, theo hiệu chỉnh Tổng sơ đồ VIII, Chính phủ phải chứng minh được trước Quốc hội rằng, nếu không sử dụng điện hạt nhân sẽ không cung cấp đủ điện trong tương lai. Từ đó, trình Quốc hội thông qua. Đây là bước quan trọng”, TS. Lâm nói thêm.
Thời gian để một dự án điện hạt nhân từ khi bắt đầu chủ trương xây dựng cho đến khi phát điện thường kéo dài khoảng 15-20 năm. Theo TS. Lâm, ngay từ bây giờ Việt Nam cần bắt tay đào tạo nhân sự vận hành và quản lý điện hạt nhân.
Thực tế, bên cạnh những hợp tác về hạt nhân đã đạt được giữa hai nước, Việt Nam - Liên bang Nga vẫn đang từng bước hiện thực hóa hợp tác về năng lượng nguyên tử. Khi mới đây, đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ, do Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt dẫn đầu, đang có chuyến thăm và làm việc tại Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (ROSATOM) đến ngày 28/9.
Сông ty Rosatom - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2024
Rosatom thảo luận với Việt Nam về khả năng tham gia dự án Tuyến đường biển phía Bắc
Về hợp tác nghiên cứu các công nghệ điện hạt nhân tiên tiến, dự kiến triển khai từ năm 2025. Về việc đào tạo nguồn nhân lực, cụ thể đào tạo cán bộ nghiên cứu cho Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và ngành năng lượng nguyên tử (phối hợp với việc cử cán bộ nghiên cứu sang làm việc tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Dubna (JINR), dự kiến cũng sẽ bắt đầu vào năm tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала