Có gì thay đổi về vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại?

© Sputnik / Vladimir SergeevCác thành phố Nga. Sevastopol
Các thành phố Nga. Sevastopol - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2024
Đăng ký
Phụ nữ luôn có vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam và trong những thành công ngày nay của đất nước có đóng góp rất to lớn của giới phụ nữ.
Phái đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do bà Hà Thị Nga Chủ tịch Hội, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn đầu vừa kết thúc chuyến công tác tại Nga đã chia sẻ với các đồng nghiệp và bạn bè Nga về những kinh nghiệm của giới phụ nữ Việt Nam khi tham gia đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Đàm đạo với phóng viên Sputnik, các thành viên trong phái đoàn đã kể về chuyến thăm làm việc tại Nga và những vấn đề mà phụ nữ Việt Nam hiện đang quan tâm.
Sputnik: Các bạn đã gặp ai ở Nga, đã thảo luận những vấn đề chung nào, thu được những ý tưởng, kinh nghiệm mới nào cho bản thân và công tác Hội, ý kiến của ai để lại ấn tượng sâu đậm nhất?
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Liên bang Nga, đoàn công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Hà Thị Nga dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Chủ tịch Ủy ban Duma quốc gia Nga về vấn đề bảo vệ gia đình, vấn đề làm cha mẹ và tuổi thơ, đồng thời là Chủ tịch phong trào “Liên hiệp phụ nữ toàn Nga - Niềm hy vọng nước Nga” của Đảng Cộng sản Liên bang Nga; gặp lãnh đạo Phong trào phụ nữ Nước Nga Thống nhất của đảng cầm quyền “Nước Nga Thống nhất”.
Tại các buổi làm việc, các bên đã trao đổi những hoạt động trong lĩnh vực gia đình, phụ nữ và trẻ em, đề cao ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ các giá trị truyền thống, vai trò của hạt nhân gia đình trong xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em trước những ảnh hưởng xấu. Hai bên mong muốn thiết lập cơ chế hợp tác thường xuyên giữa hai Hội, ví dụ như Diễn đàn phụ nữ Việt-Nga, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, đóng góp cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
© Sputnik / Kristina Kormilitsyna / Chuyển đến kho ảnhDiễn đàn Phụ nữ Á-Âu ở St. Petersburg
Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu ở St. Petersburg - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2024
Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu ở St. Petersburg
Tại Xanh Pê-téc-bua đoàn đã làm việc và ký kết Thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Đối ngoại Xanh Pê-téc-bua nhằm chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới và thúc đẩy phát triển bền vững; làm việc với nhóm nữ đại biểu của Hội đồng Lập pháp thành phố Xanh Pê-téc-bua.
Đoàn đại biểu Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đặt hoa tại Tượng đài Hồ Chí Minh tại Quảng trường cùng tên ở Moskva; đặt hoa Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quận Vyborgsky, Xanh Pê-téc-bua; gặp gỡ lãnh đạo, giáo viên và tham quan Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trường Trung học 488; thăm và gặp gỡ đại diện phụ nữ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga.
Tại các buổi làm việc Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam luôn khẳng định nhân dân Việt Nam luôn dành tình cảm đặc biệt, mãi mãi ghi nhớ và cảm ơn tình cảm sâu nặng, sự ủng hộ nhiệt tình, sự giúp đỡ quý báu của nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga ngày nay đã dành cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ đất nước của Việt Nam.
Sputnik: Những vấn đề chính mà phụ nữ Việt Nam quan tâm hiện nay là gì và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp chị em giải quyết vấn đề như thế nào?
Hiện nay, bình đẳng giới trong y tế, xây dựng môi trường sống an toàn, các cơ hội về việc làm, phát triển kinh tế trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và các vấn đề về thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường là những vấn đề chính hiện nay mà Phụ nữ Việt Nam đang hết sức quan tâm.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh An Giang - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2024
Phó Chủ tịch nước Việt Nam: Diễn đàn Phụ nữ Á-Âu giúp phụ nữ khẳng định vai trò của mình
Thời gian quan, với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của Việt Nam, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ và tham gia xây dựng chính quyền, đã luôn nỗ hỗ trợ phụ nữ Việt Nam, trong đó có hội viên của tổ chức mình đảm bảo giải quyết tốt những vấn đề mà chị em quan tâm.
Trong lĩnh vực thúc đẩy bình đẳng giới, Hội LHPN Việt Nam đã tích cực tham gia vào việc giám sát và thực thi các chính sách liên quan đến bình đẳng giới, đặc biệt là các quy định về sự tham gia của phụ nữ vào chính trị; thúc đẩy bình đẳng giới, vai trò của Hội trong công tác giám sát, phản biện, đề xuất chính sách, thúc đẩy phụ nữ tham chính. Bên cạnh đó, Hội LHPN Việt Nam cũng tích cực đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật, chính sách liên quan tới vấn đề bình đẳng giới trong việc làm nhằm hạn chế tình trạng bất bình đẳng trong lương bổng, cơ hội thăng tiến và sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính.
Để hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, Hội đã nỗ lực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ chủ động nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân khi mang thai, sinh con, tham gia BHYT và đề xuất chính sách cho phụ nữ. Hiện nay, Hội LHPN Việt Nam đang triển khai Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong đó cung cấp gói chính sách hỗ trợ phụ nữ sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Trụ sở LHQ ở Vienna - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2024
LHQ nói về sự suy thoái đáng báo động trong vấn đề bình đẳng giới
Để góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, Hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng và các đối tác trong và ngoài nước xây dựng và nhân rộng Mô hình Ngôi nhà bình yên nhằm hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình và bị mua bán trở về. Các nạn nhân được hỗ trợ miễn phí gồm tạm lánh từ vài ngày đến vài tháng; tư vấn tâm lý; chăm sóc y tế; tư vấn pháp lý; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, học văn hóa... Ngoài ra, các cấp Hội thúc đẩy xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng nhằm trợ giúp phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bạo lực tại chỗ, không phải tách khỏi cộng đồng, và đòi hỏi đầu tư không cao. Để hỗ trợ phụ nữ phòng chống mua bán người, Hội đã tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ nữ và cộng đồng; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nạn nhân; hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng như đào tạo nghề, giới thiệu việc làm tăng thu nhập lồng ghép trong các chương trình hoạt động của Hội.
Về hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, Chính phủ đã hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái giúp cho phụ nữ có thể khởi nghiệp và phát triển kinh doanh đồng thời có những cái biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới đặc biệt dành cho phụ nữ. Theo đó, Hội LHPN Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nổi bật là hai Đề án của Chính phủ giao Hội chủ trì thực hiện, đó là Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025" và Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”. Hai đề án có mục tiêu giúp phụ nữ phát triển kinh tế và nâng cao vai trò của mình trong xã hội, tăng cơ hội tiếp cận các chương trình hỗ trợ tài chính và đào tạo nghề cho phụ nữ thông qua cung cấp hỗ trợ tài chính và tư vấn kinh doanh cho các phụ nữ có ý tưởng kinh doanh sáng tạo, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác; cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng quản lý tài chính, kết nối thị trường, và hỗ trợ vốn thông qua các quỹ tín dụng nhỏ.
Nữ diễn viên người Anh gốc Iran Nazanin Boniadi tạo dáng trên thảm đỏ rạp chiếu phim Odeon ở Quảng trường Leicester, Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2024
Multimedia
Những phụ nữ đẹp nhất thế giới theo “tỷ lệ vàng”
Về thích ứng với biến đổi khí hậu và môi trường, Hội đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, vận động nguồn lực của các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực của phụ nữ ứng phó với biến đổi khí hậu; tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động cả về bề rộng lẫn chiều sâu nhằm cung cấp, trang bị cho phụ nữ các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; xây dựng, duy trì và nhân rộng rất nhiều mô hình phụ nữ bảo vệ môi trường tại cộng đồng hiệu quả, thiết thực.
Sputnik: Việt Nam dẫn trước nhiều nước về số lượng nữ doanh nhân, chúng ta đều biết những phụ nữ Việt Nam xuất sắc đang lãnh đạo các công ty lớn. Chính phủ Việt Nam hỗ trợ phụ nữ tham gia kinh doanh như thế nào?
Đảng, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng phát triển kinh tế tư nhân; coi phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Đồng thời, về góc độ bình đẳng giới, Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng luôn quan tâm, chỉ đạo và ban hành nhiều luật, thực hiện nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nhân nữ khởi nghiệp, phát triển.
Logo LHQ tại Trụ sở Liên hợp quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2024
Việt Nam sẽ tham gia xây dựng, triển khai các định hướng lớn của UN Women
Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Bình đẳng giới… đã có những quy định rõ ràng về bình đẳng giới trong kinh doanh, đảm bảo rằng phụ nữ được hưởng quyền lợi và cơ hội công bằng như nam giới, khuyến khích các doanh nghiệp có sự tham gia quản lý của phụ nữ thông qua các biện pháp ưu đãi. Chính phủ cũng có các chính sách ưu tiên doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo như: Các doanh nghiệp do phụ nữ điều hành, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, được hưởng một số ưu đãi về thuế và tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ phát triển từ chính phủ.
Chính phủ đã có nhiều chương trình, đề án, dự án hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ và phụ nữ khởi nghiệp: Chính phủ phối hợp với các tổ chức như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tổ chức trong hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp… tổ chức nhiều chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, và sử dụng công nghệ cho phụ nữ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số. Chính phủ đã ban hành Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và giao cho Hội LHPN Việt Nam là cơ quan chủ trì, thực hiện. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng khuyến khích phụ nữ tham gia các dự án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và bền vững thông qua các chương trình tín dụng xanh.
Chính phủ khuyến khích việc thành lập các mạng lưới và hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp, doanh nhân có cơ hội giao lưu, học hỏi và hợp tác trong kinh doanh. Các hiệp hội như Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) đã được thành lập để hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Chính phủ cũng thúc đẩy việc phụ nữ tham gia các sự kiện kinh doanh quốc tế và trong nước, tạo điều kiện để họ học hỏi từ các thị trường toàn cầu và mở rộng cơ hội kinh doanh.
Nguyễn Thị Thanh Nhã trở thành cô gái Việt Nam đầu tiên lên đỉnh Everest - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2024
Multimedia
Kỷ lục Everest: Những người leo lên đỉnh cao nhất thế giới, trong đó có một phụ nữ Việt Nam
Sputnik: Trong xã hội Việt Nam hiện nay liệu có tồn tại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ hay không (trong nhận thức và thực tế)?
Việt Nam đang đạt những kết quả hết sức tốt đẹp trong lĩnh vực phát triển phụ nữ, bình đẳng giới. Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách để phụ nữ được phát triển toàn diện. Phụ nữ Việt Nam tham gia bình đẳng trong tất cả các lĩnh vực, ngành, nghề của đời sống xã hội và ngày càng phát huy vai trò trong cả những lĩnh vực vốn được coi là “thế mạnh” của nam giới.
Trong lĩnh vực chính trị: tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội khoá XV (nhiệm kỳ 2021-2026) đạt 30,26% - là tỷ lệ cao nhất từ Quốc hội khóa VI trở lại đây
Trong kinh tế, lao động-việc làm: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2023 của phụ nữ là 62,9% (của nam giới là 75,2%). Hiện nay, hơn 20% chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ là phụ nữ; 51% doanh nghiệp Việt Nam có phụ nữ trong cơ cấu chủ sở hữu, cao hơn so với các quốc gia khác.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ: Phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, với tỷ lệ 74,7%. Tỷ lệ nữ Thạc sĩ là 44,4%, nữ Tiến sỹ là 28%. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tỷ lệ nữ cán bộ nghiên cứu đã tăng từ mức 41,6% vào năm 2011 lên mức 46% vào năm 2020.
Trong lĩnh vực y tế - sức khỏe: Phụ nữ chiếm 63,7% lực lượng lao động ngành y tế và hoạt động cứu trợ xã hội (2020). Năm 2019, tuổi thọ bình quân của nữ là 76,3 tuổi (nam là 71 tuổi).
Phụ nữ tham gia gìn giữ hòa bình: Từ năm 2014, Việt Nam đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ với tỉ lệ nữ chiến sĩ đạt 16,6%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của LHQ (4%) và mặt bằng chung của các quốc gia khác.
Tháng 4/2024, Việt Nam đã được tất cả thành viên Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên Hợp Quốc (ECOSOC) nhất trí bầu vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027 (từ tháng 1/2025 đến hết năm 2027). Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong các quốc gia Đông Nam Á có tốc độ khắc phục khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có khung pháp luật và chính sách khá toàn diện để thúc đẩy bình đẳng giới. Quyền bình đẳng thực chất của phụ nữ ở Việt Nam ngày càng được bảo đảm hơn, nhận thức xã hội về bình đẳng giới đã có sự cải thiện. Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều và khẳng định vai trò, vị thế trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, có thể thấy rằng, Việt Nam đang có uy tín và đạt được mức độ tín nhiệm rất cao với thế giới trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.
Phi hành gia  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2024
Amanda Nguyen: Tôi là người Việt Nam
Sputnik: Theo cách nhìn của phụ nữ Việt Nam, trên thế giới hiện nay có những vấn đề nào là chính và đòi hỏi giải pháp ưu tiên? Phong trào phụ nữ quốc tế có thể đóng vai trò như thế nào trong việc giải quyết những vấn đề này?
Những vấn đề chính và đòi hỏi giải pháp ưu tiên trên thế giới hiện nay:
Vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống: Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với các thách thức về an ninh truyền thống (chiến tranh, xung đột) và phi truyền thống (an ninh mạng, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, an ninh lương thực, buôn bán người...). Phụ nữ và trẻ em thường là đối tượng dễ bị tổn thương trước các thách thức đó.
Khoảng cách giới trong công nghệ: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thay đổi nền kinh tế toàn cầu, ngoài việc mang đến các thành tựu thì nhiều đối tượng có nguy cơ bị tụt hậu trong đó có phụ nữ do thiếu cơ hội tiếp cận công nghệ, kỹ năng số và việc làm mới trong lĩnh vực công nghệ cao.
Định kiến giới vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia: Đó là những quan niệm rập khuôn về vai trò và khả năng của nam và nữ dẫn đến sự bất bình đẳng, làm cản trở sự tham gia, đóng góp của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Phong trào phụ nữ quốc tế có thể đóng vai trò trong việc giải quyết những vấn đề này:
Tăng cường nhận thức toàn cầu về các vấn đề mà phụ nữ đang đối mặt và vận động chính sách bình đẳng giới, thúc đẩy các Chính phủ và tổ chức quốc tế xây dựng các chính sách, chương trình lồng ghép bình đẳng giới, nâng cao quyền năng cho phụ.
Xây dựng mạng lưới toàn cầu và chia sẻ kinh nghiệm giúp phụ nữ từ các quốc gia khác nhau chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp và tạo ra sự đoàn kết quốc tế, cùng nhau ứng phó với các vấn đề toàn cầu …
Nâng cao năng lực cho phụ nữ, đóng góp tích cực và có hiệu quả vào chương trình nghị sự chung cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала