“Nó sẽ nhấn chìm chúng tôi”. Hải quân Mỹ đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng

© Ảnh : Public domain / U.S. Navy illustrationTàu ngầm mang tên lửa hạt nhân «Colombia»
Tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân «Colombia»  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2024
Đăng ký
Có vẻ như dự án xây dựng chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên lớp Columbia bị chậm tiến độ. Theo Kiểm toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO), chiếc tàu ngầm đầu tiên trong loạt này sẽ tiêu tốn của Kho bạc một khoản tiền lớn hơn nhiều so với dự toán ban đầu.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, tiến độ công việc thực tế liên tục chậm thi công so với kế hoạch. Những chi tiết về các vấn đề của chương trình này - trong tài liệu của Sputnik.

Phức tạp và đắt tiền

Một cuộc kiểm toán độc lập mới cho thấy rằng, Hải quân đang gặp khó khăn khi cố gắng để trị giá chương trình tàu ngầm lớp Columbia không tăng lên. Chi phí tăng sáu lần so với giá trị của gói thầu được phê duyệt và tăng năm lần so với kế hoạch của Hải quân. Giá của chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên được khởi công chế tạo vào ngày 4 tháng 6 năm 2022 đã vượt quá 10 tỷ USD. Columbia hoàn toàn có khả năng bắt kịp USS Gerald R. Ford là chiến hạm đắt nhất thế giới với kinh phí đóng đã vượt mốc 13 tỷ USD.
© Ảnh : U.S. Navy / Mass Communication Specialist 2nd Class Ridge LeoniTàu sân bay Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ
Tàu sân bay Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2024
Tàu sân bay Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ
Qua kiểm toán, cơ quan giám sát khuyến nghị Hải quân chỉ đạo nhà thầu chính General Dynamics Electric Boat xem xét chi phí và xác định xem quỹ ngân sách được phân bổ hiệu quả hay không. Tất cả điều này cũng có thể gây chậm tiến độ. Theo hợp đồng đã ký trước đó, chiếc đầu tiên trong số 12 tàu lớp Columbia phải được giao cho hạm đội vào năm 2028, nhưng Kiểm toán nhà nước Hoa Kỳ dự kiến lùi thời gian bàn giao tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới.
Trong cuộc kiểm toán năm 2018, các kiểm toán viên cũng không hài lòng với nhiều điều và chỉ ra rằng, không phải tất cả các giải pháp kỹ thuật đều có thể được sử dụng do không có sẵn một phần hoặc toàn bộ. Ví dụ, có vấn đề với việc phát triển lò phản ứng hạt nhân, khoang chứa vũ khí tên lửa, động cơ đẩy, hệ thống điện tích hợp và bánh lái đuôi hình chữ X.
Các kiểm toán viên đã đặt câu hỏi về chức năng của các hệ thống này vì nhiều hệ thống thậm chí còn chưa được tạo mẫu. Vào thời điểm đó, một số chức năng chỉ có cơ sở lý thuyết. Các kiểm toán viên bày tỏ lo ngại rằng tất cả điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí của chương trình. Hóa ra, họ đã dự đoán đúng.
Tuy nhiên, Washington chắc chắn sẽ không từ chối chương trình Columbia. Hiện tại, thành phần hải quân trong bộ ba hạt nhân của Mỹ dựa trên các tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio. Một số tàu trong số đó đã phục vụ hơn 40 năm, con tàu trẻ nhất đã phục vụ 27 năm. Từ lâu phải có sự thay thế - tàu ngầm lớp Ohio dự kiến sẽ được thay thế bởi tàu ngầm lớp Columbia trên nền tảng công nghệ hiện đại. Theo kế hoạch của Hải quân Mỹ, 12 tàu ngầm mới thuộc lớp Columbia sẽ được chế tạo. Bây giờ kế hoạch này bị nghi ngờ.
© AP Photo / Mass Communication Specialist 2nd Class Jermaine Ralliford/U.S. NavyTàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio USS Michigan đến Busan, Hàn Quốc
Tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio USS Michigan đến Busan, Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2024
Tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio USS Michigan đến Busan, Hàn Quốc

Luôn cố gắng bắt kịp

Không phải tất cả đều ổn với thành phần mặt đất của bộ ba hạt nhân. Vào giữa tháng 7, Lầu Năm Góc thông báo rằng, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-34 Sentinel đầy hứa hẹn đang bị trì hoãn do chi phí vượt quá đáng kể so với chi phí ước tính ban đầu.
Vào năm 2016, Mỹ đã công bố dự án đấu thầu phát triển ICBM mới được phóng từ silo. Hai gã khổng lồ của ngành công nghiệp quân sự Mỹ là Northrop Grumman và Boeing đã đăng ký tham gia phát triển ICBM mới. Trong năm 2017, cả hai tập đoàn đã được phân bổ 349 triệu USD và 329 triệu USD từ ngân sách cho thiết kế sơ bộ. Nhưng, vào năm 2019, Northrop Grumman đã mua lại công ty Orbital OMS cung cấp động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cho Boeing. Kết quả là tập đoàn hàng không vũ trụ Boeing mất cơ hội thành công và rút khỏi cuộc đua.
Vào tháng 9, chương trình đã đạt đến Giai đoạn Milestone B - tức là bước vào giai đoạn phát triển và sản xuất. Chi phí lúc đó ước tính khoảng 77,7 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền này vẫn không đủ cho Northrop Grumman. Họ nói về trị giá 140,9 tỷ USD. Lầu Năm Góc lo ngại rằng đây không phải là giới hạn. Nếu không đưa ra những thay đổi thì trị giá sẽ lên đến 160 tỷ USD. Và giá một tên lửa sẽ tăng từ 118 USD lên 214 triệu USD.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm và duy trì William A. LaPlante cho biết: “Có lý do cho điều này, nhưng không có lời bào chữa nào. Chúng tôi hoàn toàn nhận thức được quy mô của chi phí. Và chúng tôi nhận thức được tất cả những rủi ro liên quan đến việc chúng tôi không hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của mình. Nhưng, chúng tôi không có giải pháp thay thế rẻ hơn có thể đáp ứng yêu cầu của quân đội. Tôi đã đưa ra quyết định hủy bỏ việc chuyển đổi chương trình sang giai đoạn Milestone B và chỉ thị cho Lực lượng Không quân cơ cấu lại và tinh chỉnh chương trình này để giảm chi phí vượt định mức”.
Tàu ngầm USS Topeka (SSN-754) của Mỹ khi neo đậu tại cảng Subic của Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2024
Chương trình tàu ngầm Hải quân khủng hoảng - dấu hiệu mới nhất về suy giảm sức mạnh quân sự Mỹ
Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ về mua sắm, công nghệ và hậu cần Andrew Hunter hứa sẽ trình bày một kế hoạch trong vòng vài tháng tới. Toàn bộ quá trình xem xét và phê duyệt ngân sách và lịch trình mới của Lầu Năm Góc có thể sẽ mất từ ​​một năm rưỡi đến hai năm.
Theo các chuyên gia của cơ quan quốc phòng, có thể tiết kiệm tiền bằng cách xây dựng các hầm chứa tên lửa nhỏ hơn và đơn giản hơn. Trước đây có thông tin rằng, tên lửa Sentinel xấp xỉ tương ứng với Minuteman III, do đó các chuyên gia không lên kế hoạch điều chỉnh đáng kể các bệ phóng trong các hầm phóng silo. Tuy nhiên, các nhà thiết kế đã đi đến kết luận rằng, cần phải có những hầm phóng mới với cơ sở hạ tầng phát triển hơn. Lầu Năm Góc muốn đưa tên lửa Sentinel vào sử dụng từ năm 2030, nhưng rất có thể điều này sẽ xảy ra muộn hơn.

Họ không thể xây dựng nhiều máy bay

Lầu Năm Góc đang làm tốt hơn với thành phần trên không của bộ ba hạt nhân, mặc dù ở đây cũng có những khó khăn. Máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider đầu tiên đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào năm ngoái. Sáu chiếc máy bay nữa đang ở giai đoạn xây dựng. Tuy nhiên, ngay cả ở đây đã có sự tăng giá. Đáng lẽ một chiếc máy bay phải mất hơn 700 triệu USD, nhưng hóa ra giá lại lên tới gần cả tỷ đô la. Đây là giá của máy bay ném bom tàng hình B-2 thế hệ trước mà B-21 được dự định là một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn.
Vào tháng 8, tạp chí The National Interest của Mỹ rút ra kết luận rằng, yêu cầu của Lầu Năm Góc về 300 máy bay ném bom loại này không thể thực hiện được. Ấn phẩm lưu ý rằng, máy bay B-21 không đắt bằng việc phát triển các công nghệ hoàn toàn mới, nhưng chi phí của chúng vẫn làm dấy lên nghi ngờ về khả năng chế tạo đủ số lượng máy bay này. Ngoài ra, còn có những câu hỏi về tình trạng của cơ sở công nghệ. Nhìn chung, Lầu Năm Góc sẽ may mắn nếu có được 20 máy bay, tuy rằng không đủ để duy trì khả năng răn đe đáng tin cậy.
Sea Breeze 2020 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2024
"Chỉ còn có thể cắt ra thành sắt vụn". Hải quân Mỹ gặp vấn đề nan giải
Xin nhắc lại rằng, vào tháng 3, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã yêu cầu Quốc hội cấp khoảng 5,3 tỷ USD trong năm tài khóa 2025 cho chương trình máy bay ném bom B-21 Raider có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Cuối tháng 5, Không quân Mỹ cho biết, dựa trên kết quả thử nghiệm, B-21 đang tiến gần hơn đến việc trở thành trụ cột của Không quân Mỹ trong tương lai, với khả năng tàng hình được đánh giá là rất cao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала