Cần hơn 37 tỷ USD để làm metro, TPHCM xin giữ lại số tiền thu ngân sách vượt kế hoạch

© iStock.com / Quang HoChạy thử tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chạy thử tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2024
Đăng ký
Thành phố Hồ Chí Minh muốn được giữ lại toàn bộ số thu ngân sách vượt kế hoạch để làm metro.
Theo quy định, số thu vượt thường được chia theo tỷ lệ 79% cho Trung ương và 21% cho thành phố. Hiện tại, vốn cho các dự án hiện nay của TP.HCM rất lớn, trong khi đó ngân sách mà thành phố được hưởng theo phân cấp không đủ.

Cần hơn 37 tỷ USD cho 6 tuyến metro

Nhiều năm qua, TP.HCM thường là địa phương dẫn đầu về số thu và đóng góp vào ngân sách nhà nước của Việt Nam và nhiều năm thu vượt.
Trong năm 2021, theo báo cáo, TP.HCM được giao thu gần 364.900 tỷ đồng, thu về hơn 381.530 tỷ đồng, vượt gần 17.000 tỷ đồng. Năm 2022 TPHCM thu hơn 471.560 tỷ đồng, đạt 121,99% dự toán.
Năm 2023, chỉ tiêu là 469.682 tỷ đồng, thành phố thu 446.545 tỷ đồng, đạt 95,07% dự toán (ến ngày 29/12/2023), năm 2024, dự toán thu ngân sách trên địa bàn là hơn 482.850 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm, thành phố thu được 371.307 tỷ đồng.
UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Tài chính về đánh giá tác động nợ công khi thực hiện đề án đường sắt đô thị tại TP.HCM.
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2024
Hà Nội sẽ cần hơn 55 tỷ USD để làm metro đến 2045
Theo ước tính, nhu cầu vốn thực hiện đề án đường sắt đô thị đến năm 2035 là khoảng 37,45 tỷ USD nhằm hoàn thiện 6 tuyến với tổng chiều dài 183 km.
Trong đó, giai đoạn 2026 - 2030 cần khoảng 22,3 tỷ USD, ngân sách địa phương 7,18 tỷ USD, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương 6,88 tỷ USD, vốn Trung ương hỗ trợ 6,48 tỷ USD và vốn BT trả chậm 1,76 tỷ USD.
Giai đoạn 2030 - 2035 cần 15,15 tỷ USD, gồm ngân sách địa phương 9,54 tỷ USD, vốn Trung ương hỗ trợ 3,19 tỷ USD và vốn BT trả chậm 2,41 tỷ USD.
Trong dự thảo Quy hoạch TP.HCM, vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 khoảng 62,59 tỷ USD. Trong đó, đề án đường sắt đô thị chiếm khoảng 35%.
Có thể thấy, vốn cho đường sắt đô thị là rất lớn. Khi thống kê về tỷ trọng vốn đầu tư công phân bổ theo từng lĩnh vực thì vốn cho ngành giao thông đường sắt sẽ tăng cao đột biến, không phản ánh được tổng thể việc cân đối hài hòa cho các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, môi trường, khoa học - công nghệ.
Đồng thời, để đánh giá đúng hiệu quả đề án đường sắt đô thị, UBND TP.HCM nhấn mạnh, cần có cơ chế đánh giá riêng, không tính vào chỉ tiêu đánh giá chung về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Chạy thử tàu điện ngầm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2024
Chuyện gì đang xảy ra với metro số 1 TPHCM?
Bên cạnh đó, các dự án hiện nay của TP.HCM cũng cần vốn rất lớn, nguồn ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp không đủ đáp ứng nên cần huy động dưới nhiều hình thức khác, trong đó có huy động từ nguồn vốn vay.
Thành phố đang thực hiện các dự án ODA với mức vay lại quy mô lớn và tiếp tục thực hiện đề án đường sắt đô thị TP.HCM.
Vì vậy, tổng mức vay và bội chi ngân sách hằng năm cần được Quốc hội, Chính phủ xem xét, điều chỉnh để đảm bảo đủ nhu cầu vốn vay của thành phố trong giai đoạn tới.

Không ảnh hưởng ngân sách Trung ương

Về tính khả thi huy động vốn, UBND TP.HCM cho biết các khoản tăng thu ngân sách trung ương từ nguồn thu phân chia theo tỷ lệ trung ương 79% và TP.HCM 21%.
Phần tăng thu của Trung ương sẽ điều tiết về ngân sách trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định thưởng vượt dự toán.
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu vốn làm đường sắt đô thị, TP.HCM đề xuất giữ lại số tăng thu này để làm đề án. Việc này vẫn đảm bảo phần thu 79% của ngân sách trung ương.
TP.HCM cũng dự kiến thu về khoảng 6,5 tỷ USD từ đấu giá các khu đất xung quanh nhà ga metro số 1, 2, 3, 4, 5.
Triển khai thi công đầu năm dự án tàu điện ngầm số 2 Bến Thành – Tham Lương - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2024
TP.HCM làm metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, không xin tiền Trung ương, chỉ cần cơ chế
Nguồn vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu, TP.HCM dự kiến sử dụng từ 10% - 40% mỗi năm trong nguồn vốn đầu tư công để ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đồng thời phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
Lãnh đạo thành phố lưu ý, việc thực hiện đề án không ảnh hưởng đến nguồn cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội bởi theo Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, TP.HCM phải bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, phần còn dư mới bố trí chi đầu tư phát triển.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала