https://kevesko.vn/20241016/nen-dan-chu-cua-ai-dang-can-tro-su-phat-trien-quan-he-viet--my-32417079.html
Nền dân chủ của ai đang cản trở sự phát triển quan hệ Việt — Mỹ?
Nền dân chủ của ai đang cản trở sự phát triển quan hệ Việt — Mỹ?
Sputnik Việt Nam
Tờ South China Morning Post xuất bản ở Hong Kong đăng bức thư của ông Vũ Đức Khanh - giáo sư luật tại Đại học Ottawa (Canada), với nội dung khuyên Việt Nam trở... 16.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-16T19:37+0700
2024-10-16T19:37+0700
2024-10-16T19:37+0700
quan hệ
việt nam
quan hệ mỹ-việt
thế giới
quan điểm-ý kiến
tác giả
dân chủ
tô lâm
nguyễn phú trọng
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/899/93/8999377_0:50:2495:1453_1920x0_80_0_0_0bf48979a6c758207ea3606442562f83.jpg
Người Việt ở nước ngoài chỉ trích Chủ tịch nước Việt NamÔng Vũ Đức Khanh, sau khi nghiên cứu bài phát biểu của Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tại Hiệp hội Châu Á ở New York ngày 22/9, không hiểu vì lý do gì mà kết luận nhà lãnh đạo Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng của các quyền tự do dân chủ, dân quyền “vốn có giá trị với phương Tây”. Theo ông, “mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Hoa Kỳ không chỉ đòi hỏi hợp tác kinh tế mà còn phải cam kết đối với các giá trị dân chủ cơ bản”. Hơn nữa trong bức thư nêu ra lộ trình mà hóa ra Việt Nam cần phải đi theo: cải cách hệ thống pháp luật, mở rộng các quyền tự do và tăng cường trách nhiệm giải trình của chính phủ Việt Nam. Bức thư thậm chí còn có nội dung như một lời đe dọa: “Nếu Việt Nam tiếp tục trốn tránh việc bảo vệ các quyền này (dân sự) thì sẽ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế xa lánh”.Mỗi dân tộc đều có nền dân chủ riêngCòn hơn cả vô lý khi buộc tội các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam coi thường nhân quyền, dân quyền. Phiên bản mới nhất của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có ghi nhận tất cả các quyền và tự do dân sự được tuyên bố trong các văn kiện quốc tế và chủ yếu là trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hợp quốc. Toàn bộ Chương 2 của Hiến pháp được dành cho việc này.Mặc dù vậy, cần phải thừa nhận cộng đồng thế giới (ngoại trừ Hoa Kỳ) thiết lập sự hiểu biết không có một mô hình dân chủ duy nhất cho tất cả các quốc gia. Ví dụ, điều này được nêu trong tuyên bố chung của ngoại trưởng Nga và Trung Quốc vào ngày 23 tháng 3 năm 2021: “Không có tiêu chuẩn duy nhất cho một mô hình dân chủ. Cần tôn trọng quyền hợp pháp của các quốc gia có chủ quyền trong việc độc lập xác định con đường phát triển của mình. Việc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền với lý do “thúc đẩy dân chủ” là không thể chấp nhận được”.Thậm chí trước đó, vào năm 1993, đại diện một số nước châu Á thông qua tuyên bố trong đó nêu rõ “nhân quyền cần được xem xét trong bối cảnh đặc điểm quốc gia và khu vực”.Vấn đề chấp nhận nền dân chủ phương Tây đối với xã hội Việt Nam từng được cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng xem xét khá kỹ lưỡng. Trong một bài viết của mình, ông lưu ý dân chủ không thể hoàn toàn vay mượn từ bối cảnh văn hóa, chính trị nước ngoài mà phải được phát triển từ bên trong, có tính đến cấu trúc lịch sử, văn hóa và xã hội độc đáo của Việt Nam. Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Phú Trọng còn giải thích tại sao không nên cúi đầu trước nền dân chủ Mỹ. Trong bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, ông viết:Không thể nói điều đó theo cách tốt hơn! Giáo sư Vũ Đức Khanh nhận sứ mệnh dạy dỗ đồng bào mình một cách vô ích. Bức thư của ông có vẻ giống như sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, một nỗ lực nhằm thay đổi hệ thống chính trị ở quê hương cũ của ông. Điều này thậm chí còn không được các tổng thống Mỹ cho phép, bắt đầu từ Bill Clinton, người chính thức công nhận quyền của người dân Việt Nam đối với con đường phát triển chính trị của riêng mình.Việc áp đặt cưỡng bức nền dân chủ của Mỹ đối với nước khác đã hơn một lần dẫn đến sự xấu đi trong quan hệ của Mỹ với các quốc gia.
https://kevesko.vn/20240923/my-va-viet-nam-da-khong-con-han-thu-31990796.html
https://kevesko.vn/20240920/my-lai-ve-van-viet-nam-31963485.html
https://kevesko.vn/20240924/viet-nam-da-san-sang-cho-ky-nguyen-vuon-minh-32011200.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/899/93/8999377_246:0:2249:1502_1920x0_80_0_0_41c59325a1099b825b29fc968c96a4fc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
quan hệ, việt nam, quan hệ mỹ-việt, thế giới, quan điểm-ý kiến, tác giả, dân chủ, tô lâm, nguyễn phú trọng, chính trị, bill clinton
quan hệ, việt nam, quan hệ mỹ-việt, thế giới, quan điểm-ý kiến, tác giả, dân chủ, tô lâm, nguyễn phú trọng, chính trị, bill clinton
Nền dân chủ của ai đang cản trở sự phát triển quan hệ Việt — Mỹ?
Tờ South China Morning Post xuất bản ở Hong Kong đăng bức thư của ông Vũ Đức Khanh - giáo sư luật tại Đại học Ottawa (Canada), với nội dung khuyên Việt Nam trở thành một nước dân chủ hơn, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài viết của mình.
Người Việt ở nước ngoài chỉ trích Chủ tịch nước Việt Nam
Ông Vũ Đức Khanh, sau khi nghiên cứu bài phát biểu của
Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tại Hiệp hội Châu Á ở New York ngày 22/9, không hiểu vì lý do gì mà kết luận nhà lãnh đạo Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng của các quyền tự do dân chủ, dân quyền “vốn có giá trị với phương Tây”. Theo ông, “mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Hoa Kỳ không chỉ đòi hỏi hợp tác kinh tế mà còn phải cam kết đối với các giá trị dân chủ cơ bản”. Hơn nữa trong bức thư nêu ra lộ trình mà hóa ra Việt Nam cần phải đi theo: cải cách hệ thống pháp luật, mở rộng các quyền tự do và tăng cường trách nhiệm giải trình của chính phủ Việt Nam. Bức thư thậm chí còn có nội dung như một lời đe dọa: “Nếu Việt Nam tiếp tục trốn tránh việc bảo vệ các quyền này (dân sự) thì sẽ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế xa lánh”.
23 Tháng Chín 2024, 14:58
Mỗi dân tộc đều có nền dân chủ riêng
Còn hơn cả vô lý khi buộc tội các nhà lãnh đạo đảng và chính quyền Việt Nam coi thường nhân quyền, dân quyền. Phiên bản mới nhất của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có ghi nhận tất cả các quyền và tự do dân sự được tuyên bố trong các văn kiện quốc tế và chủ yếu là trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của
Liên hợp quốc. Toàn bộ Chương 2 của Hiến pháp được dành cho việc này.
Mặc dù vậy, cần phải thừa nhận cộng đồng thế giới (ngoại trừ Hoa Kỳ) thiết lập sự hiểu biết không có một mô hình dân chủ duy nhất cho tất cả các quốc gia. Ví dụ, điều này được nêu trong tuyên bố chung của ngoại trưởng Nga và Trung Quốc vào ngày 23 tháng 3 năm 2021: “Không có tiêu chuẩn duy nhất cho một mô hình dân chủ. Cần tôn trọng quyền hợp pháp của các quốc gia có chủ quyền trong việc độc lập xác định con đường phát triển của mình. Việc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền với lý do “thúc đẩy dân chủ” là không thể chấp nhận được”.
Thậm chí trước đó, vào năm 1993, đại diện một số nước châu Á thông qua tuyên bố trong đó nêu rõ “nhân quyền cần được xem xét trong bối cảnh đặc điểm quốc gia và khu vực”.
20 Tháng Chín 2024, 15:41
Vấn đề chấp nhận nền dân chủ phương Tây đối với xã hội Việt Nam từng được cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng
Nguyễn Phú Trọng xem xét khá kỹ lưỡng. Trong một bài viết của mình, ông lưu ý dân chủ không thể hoàn toàn vay mượn từ bối cảnh văn hóa, chính trị nước ngoài mà phải được phát triển từ bên trong, có tính đến cấu trúc lịch sử, văn hóa và xã hội độc đáo của Việt Nam. Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Phú Trọng còn giải thích tại sao không nên cúi đầu trước nền dân chủ Mỹ. Trong bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, ông viết:
«Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn
….
Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át».
24 Tháng Chín 2024, 13:56
Không thể nói điều đó theo cách tốt hơn! Giáo sư Vũ Đức Khanh nhận sứ mệnh dạy dỗ đồng bào mình một cách vô ích. Bức thư của ông có vẻ giống như sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, một nỗ lực nhằm thay đổi hệ thống chính trị ở quê hương cũ của ông. Điều này thậm chí còn không được các tổng thống Mỹ cho phép, bắt đầu từ
Bill Clinton, người chính thức công nhận quyền của người dân Việt Nam đối với con đường phát triển chính trị của riêng mình.
Việc áp đặt cưỡng bức nền dân chủ của Mỹ đối với nước khác đã hơn một lần dẫn đến sự xấu đi trong quan hệ của Mỹ với các quốc gia.