https://kevesko.vn/20241018/vi-sao-viet-nam-can-quay-lai-voi-dien-hat-nhan-32438039.html
Vì sao Việt Nam cần quay lại với điện hạt nhân?
Vì sao Việt Nam cần quay lại với điện hạt nhân?
Sputnik Việt Nam
Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ nêu quan điểm về việc tái khởi động điện hạt nhân. Theo Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, cần thiết tái khởi động... 18.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-18T03:14+0700
2024-10-18T03:14+0700
2024-10-18T03:14+0700
việt nam
nhà máy điện hạt nhân
năng lượng hạt nhân
lĩnh vực hạt nhân
thông tin
chính trị
bộ khoa học và công nghệ
năng lượng
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/239/80/2398077_0:0:2048:1152_1920x0_80_0_0_f4e9e36abcbfd7cdcab81e2838abd392.jpg
Tuy nhiên, việc ứng dụng các công nghệ hạt nhân tiên tiến và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cao nhất là rất quan trọng.“Quay lại với điện hạt nhân là cần thiết”Chiều 17/10, tại họp báo thường kỳ quý III/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức tại Hà Nội, phóng viên TTXVN đã nêu câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Bộ về việc tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân.Trả lời báo chí, ông Phạm Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử nêu rõ, trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu và cân bằng CO2 theo các cam kết tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) và Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28), chuyển đổi xanh trong cơ cấu nguồn điện là rất cần thiết.Xu thế của nhiều nước hiện nay là phát triển điện hạt nhân kết hợp cùng với năng lượng tái tạo.Trong đó, điện hạt nhân có vai trò quan trọng trong phụ tải nền, tạo sự tin cậy và ổn định cho hệ thống điện.Điện hạt nhân là nguồn điện hầu như không phát thải CO2 (phát thải tương đương thủy điện và điện gió), sẽ là nguồn điện quan trọng trong cơ cấu nguồn điện của nhiều nước thời gian tới.Việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam được thể hiện trong bối cảnh các chính sách phát triển năng lượng bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng, và cam kết giảm phát thải carbon, đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.Bên cạnh các nguồn năng lượng tái tạo, điện hạt nhân có thể giúp cân bằng nguồn cung năng lượng, đảm bảo ổn định cho nền kinh tế và xã hội trong dài hạn.Bên cạnh đó, phát triển điện hạt nhân sẽ tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước.Đồng thời, là cơ hội để thúc đẩy mạnh mẽ khoa học và công nghệ, đặc biệt là thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, công nghệ bức xạ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp và tài nguyên môi trường lên tầm cao mới.Ngoài ra còn thúc đẩy các ngành công nghiệp nền tảng để phát triển đất nước như: Cơ khí chế tạo, đo lường, tự động điều khiển, công nghệ hóa học, vật liệu thép luyện kim…Thêm vào đó, trong trường hợp khởi động lại các dự án điện hạt nhân, việc ứng dụng các công nghệ hạt nhân tiên tiến và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cao nhất là rất quan trọng.Kế hoạch dang dởNhư đã biết, Việt Nam từng lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, nhưng đến phút cuối Quốc hội đã quyết định dừng dự án (năm 2016).Năm 2022, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khi giám sát về Nghị quyết 31 đã lưu ý đề xuất xem xét phát triển loại năng lượng hạt nhân trên cơ sở đánh giá đầy đủ, khoa học, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng tại Việt Nam.Điện hạt nhân được đánh giá là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt mục tiêu net zero vào năm 2050, như cam kết mà Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nêu ở COP26.Như đã thông tin, hôm 12/9/2024, thông báo kết luận về tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, gió ngoài khơi của Thường trực Chính phủ nêu rõ trước bối cảnh các nguồn năng lượng truyền thống dần cạn kiệt, để bảo đảm sự ổn định của hệ thống điện quốc gia, Thường trực Chính phủ đã đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới.Việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân có thể giúp bổ sung nguồn điện nền, giảm thiểu rủi ro về môi trường.Bộ Công Thương cũng đề cập đến việc phát triển các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ (SMR).Theo đó, các lò phản ứng module nhỏ có công suất khoảng 300 MW mỗi tổ máy, bằng một phần ba công suất phát của các lò truyền thống.Các nhà máy này sản xuất lượng điện có hàm lượng carbon thấp, thời gian xây dựng ngắn (khoảng 24-36 tháng). Việc này sẽ giúp tăng hiệu quả của các nguồn điện tái tạo, góp phần chuyển đổi năng lượng sạch, giúp các quốc gia giải quyết mục tiêu phát triển bền vững.
https://kevesko.vn/20240927/viet-nam-tinh-toan-tai-khoi-dong-dien-hat-nhan-chuyen-gia-noi-gi-32080897.html
https://kevesko.vn/20240915/ly-do-viet-nam-muon-xay-cac-nha-may-hat-nhan-co-nho-31866016.html
https://kevesko.vn/20240620/viet-nam-xem-nang-luong-hat-nhan-nhu-mot-giai-phap-trong-thuc-hien-cam-ket-giam-phat-thai--30409036.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/239/80/2398077_256:0:1792:1152_1920x0_80_0_0_7d1b39cec54792dc8a7c93f6f34cdb74.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, nhà máy điện hạt nhân, năng lượng hạt nhân, lĩnh vực hạt nhân, thông tin, chính trị, bộ khoa học và công nghệ, năng lượng, kinh tế
việt nam, nhà máy điện hạt nhân, năng lượng hạt nhân, lĩnh vực hạt nhân, thông tin, chính trị, bộ khoa học và công nghệ, năng lượng, kinh tế
Vì sao Việt Nam cần quay lại với điện hạt nhân?
Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ nêu quan điểm về việc tái khởi động điện hạt nhân. Theo Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, cần thiết tái khởi động các dự án điện hạt nhân.
Tuy nhiên, việc ứng dụng các công nghệ hạt nhân tiên tiến và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cao nhất là rất quan trọng.
“Quay lại với điện hạt nhân là cần thiết”
Chiều 17/10, tại họp báo thường kỳ quý III/2024 của
Bộ Khoa học và Công nghệ được tổ chức tại Hà Nội, phóng viên TTXVN đã nêu câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Bộ về việc tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân.
Trả lời báo chí, ông Phạm Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử nêu rõ, trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu và cân bằng CO2 theo các cam kết tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) và Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28), chuyển đổi xanh trong cơ cấu nguồn điện là rất cần thiết.
27 Tháng Chín 2024, 13:07
Xu thế của nhiều nước hiện nay là phát triển điện hạt nhân kết hợp cùng với năng lượng tái tạo.
Trong đó, điện hạt nhân có vai trò quan trọng trong phụ tải nền, tạo sự tin cậy và ổn định cho hệ thống điện.
Điện hạt nhân là nguồn điện hầu như không phát thải CO2 (phát thải tương đương thủy điện và điện gió), sẽ là nguồn điện quan trọng trong cơ cấu nguồn điện của nhiều nước thời gian tới.
Việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam được thể hiện trong bối cảnh các chính sách phát triển năng lượng bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng, và cam kết giảm phát thải carbon, đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Ông Phạm Quang Minh nhấn mạnh: “Điện hạt nhân được xem là một giải pháp quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng mạnh”.
Bên cạnh các nguồn năng lượng tái tạo, điện hạt nhân có thể giúp cân bằng nguồn cung năng lượng, đảm bảo ổn định cho
nền kinh tế và xã hội trong dài hạn.
Bên cạnh đó, phát triển điện hạt nhân sẽ tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước.
Đồng thời, là cơ hội để thúc đẩy mạnh mẽ khoa học và công nghệ, đặc biệt là thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, công nghệ bức xạ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp và tài nguyên môi trường lên tầm cao mới.
Ngoài ra còn thúc đẩy các ngành công nghiệp nền tảng để phát triển đất nước như: Cơ khí chế tạo, đo lường, tự động điều khiển, công nghệ hóa học, vật liệu thép luyện kim…
“Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thấy rằng việc nghiên cứu, xem xét khởi động lại các dự án điện hạt nhân để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay”, ông Phạm Quang Minh thông tin tại cuộc họp báo.
Thêm vào đó, trong trường hợp khởi động lại các dự án điện hạt nhân, việc ứng dụng các công nghệ hạt nhân tiên tiến và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cao nhất là rất quan trọng.
15 Tháng Chín 2024, 16:26
Như đã biết, Việt Nam từng lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, nhưng đến phút cuối Quốc hội đã quyết định dừng dự án (năm 2016).
Năm 2022, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khi giám sát về Nghị quyết 31 đã lưu ý đề xuất xem xét phát triển loại năng lượng hạt nhân trên cơ sở đánh giá đầy đủ, khoa học, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng tại Việt Nam.
Điện hạt nhân được đánh giá là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt mục tiêu net zero vào năm 2050, như cam kết mà Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nêu ở COP26.
Như đã thông tin, hôm 12/9/2024, thông báo kết luận về tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, gió ngoài khơi của Thường trực Chính phủ nêu rõ trước bối cảnh các nguồn năng lượng truyền thống dần cạn kiệt, để bảo đảm sự ổn định của hệ thống điện quốc gia, Thường trực Chính phủ đã đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu
kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới.
“Từ đó đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới, bổ sung điện nền, giảm thiểu rủi ro thấp nhất về môi trường, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định”, thông báo của Thường trực Chính phủ ngày 12/9 nêu rõ.
Việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân có thể giúp bổ sung nguồn điện nền, giảm thiểu rủi ro về môi trường.
Bộ Công Thương cũng đề cập đến việc phát triển các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ (SMR).
Theo đó, các lò phản ứng module nhỏ có công suất khoảng 300 MW mỗi tổ máy, bằng một phần ba công suất phát của các lò truyền thống.
Các nhà máy này
sản xuất lượng điện có hàm lượng carbon thấp, thời gian xây dựng ngắn (khoảng 24-36 tháng). Việc này sẽ giúp tăng hiệu quả của các nguồn điện tái tạo, góp phần chuyển đổi năng lượng sạch, giúp các quốc gia giải quyết mục tiêu phát triển bền vững.