https://kevesko.vn/20241028/san-sang-hop-tac-cung-brics-viet-nam-de-xuat-nam-ket-noi-chien-luoc-32612493.html
Sẵn sàng hợp tác cùng BRICS, Việt Nam đề xuất năm kết nối chiến lược
Sẵn sàng hợp tác cùng BRICS, Việt Nam đề xuất năm kết nối chiến lược
Sputnik Việt Nam
Nga ủng hộ mong muốn của Việt Nam tham gia các hoạt động nhiều mặt của BRICS; Thủ tướng Việt Nam khẳng định: Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng BRICS; đề xuất năm... 28.10.2024, Sputnik Việt Nam
2024-10-28T15:13+0700
2024-10-28T15:13+0700
2024-10-28T15:13+0700
brics
hội nghị thượng đỉnh brics tại kazan 2024
việt nam
nga
vladimir putin
phạm minh chính
aleksandr novak
quan điểm-ý kiến
tác giả
bùi thanh sơn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/1c/32609337_0:0:2968:1671_1920x0_80_0_0_f5c178ad89c079ede2357bc4a8f08a7f.jpg
Ngày 23-24/10/2024, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác tới Kazan, Liên bang Nga dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị BRICS, đây cũng là chuyến công tác đầu tiên của ông tới Liên bang Nga trên cương vị mới.Bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS, Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nga có bị cô lập không đây?Như Sputnik đã đưa tin, ngày 24/10, Hội nghị thượng đỉnh BRICS XVI diễn ra ngày 22-24 tại Kazan, Liên bang Nga đã kết thúc thành công, trở thành một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch chính trị thế giới. Nó đã cho chúng ta thấy những nước nào đang thiết lập một trật tự thế giới mới, công bằng hơn, tôn trọng lợi ích của nhau hơn.Tối 24/10, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin.Mở đầu cuộc gặp, Tổng thống Nga nói: “Tôi nhớ lại chuyến thăm Việt Nam gần đây của tôi với một sự ấm áp, và cuộc trò chuyện của tôi với Ngài. Đó thực sự là một sự kiện dành cho toàn bộ phái đoàn của chúng tôi, đã có một sự chào đón rất nồng nhiệt, chúng tôi ngay lập tức cảm thấy rằng mình đang ở một đất nước thân thiện, trong bầu không khí thân mật, giữa những người bạn”.Tại cuộc gặp này, người đứng đầu nhà nước Nga cảm ơn Việt Nam vì đã tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan, vì bài phát biểu ý nghĩa của Thủ tướng Việt Nam tại BRICS+.“Và tất nhiên, chúng tôi ủng hộ mong muốn của Việt Nam tham gia các hoạt động nhiều mặt của BRICS”, - Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh.Về phần mình, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cảm ơn việc Nga đã mời Việt Nam tham gia Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng 2024, chúc mừng ông Vladimir Putin về sự thành công trong việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh. Ông Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh: Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã theo dõi rất sát hội nghị thượng đỉnh BRICS, đã thấy và rất hài lòng trước những thành tựu của nước Nga trong việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh này.“Đối với Việt Nam Nga là một trong những đối tác chiến lược quan trọng và toàn diện nhất và điều này sẽ không bao giờ thay đổi”, - Ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh.Buổi làm việc với Tổng thống Nga tối 24/10 là hoạt động cuối cùng của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng.Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Phó Thủ tướng Alexander Novak và một số bộ trưởng và các tập đoàn lớn của Nga"Chỉ trong 30 tiếng với hơn 25 hoạt động liên tục, chuyến công tác tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo BRICS mở rộng và làm việc tại Nga của Thủ tướng đã thành công tốt đẹp cả về đa phương và song phương", - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.Với Nga, ngoài cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Alexander Novak cùng một số bộ trưởng và các tập đoàn lớn của Nga.Ngày 23/10, ngay sau khi tới Kazan, Thủ tướng Việt Nam đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak. Dự buổi tiếp còn có Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov và Bộ trưởng Công Thương Anton Alikhanov.Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong lĩnh vực năng lượng – dầu khí – một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên Bang Nga; mong muốn tiếp tục hợp tác để có những dự án hợp tác song phương trong các lĩnh vực mới để đáp ứng nhu cầu phát triển tại mỗi nước trong cá lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, sử dụng năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.Được biết, phía Việt Nam cũng đề nghị Nga nối lại và mở rộng hợp tác đào tạo cán bộ cho Việt Nam về năng lượng - dầu khí, đồng thời triển khai hợp tác trong các lĩnh vực khác như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.Việt Nam đề xuất 5 kết nối chiến lượcSáng 24/10, tại Kazan đã diễn ra Phiên toàn thể Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2024 BRICS+ 2024). Chủ đề của BRICS+ là “BRICS và Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch BRICS năm 2024.Như Sputnik đã đề cập ở trên, tham dự BRICS + có đại diện của 36 quốc gia và sáu tổ chức quốc tế, trong đó 22 quốc gia có đại diện cấp cao nhất.Thủ tướng Việt Nam đã có bài phát biểu tại BRICS+. Nói về "kỷ nguyên mới - kỷ nguyên kết nối và hội nhập sâu rộng, kỷ nguyên công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo", ông Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tầm nhìn "cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện và đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, chia sẻ chung trách nhiệm để giải quyết thách thức chung chưa từng có".Nhằm mục đích cùng nhau kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng, Thủ tướng Việt Nam đã đề xuất năm kết nối chiến lược.Một là, kết nối nguồn lực, theo đó BRICS cần đi đầu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực để thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh thông tin.Hai là, kết nối hạ tầng chiến lược, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.Ba là, kết nối các chuỗi cung ứng toàn cầu trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, mở rộng không gian phát triển cho mọi quốc gia.Thứ tư là cần kết nối con người với con người thông qua hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân giữa BRICS và các nước để xây dựng một không gian văn hóa "thống nhất trong đa dạng".Thứ năm là, kết nối trong cải cách các cơ chế quản trị toàn cầu theo hướng liên kết, chia sẻ, cân bằng, bình đẳng, hiệu quả, bao trùm, toàn diện để phát triển nhanh, bền vững. BRICS cần đấu tranh mạnh mẽ hơn trong chống lại xu hướng bảo hộ và chính trị hóa các quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng đưa ra bình luận cụ thể về 5 kết nối chiến lược của Thủ tướng Việt Nam:Các chuyên gia cũng đánh giá cao khẳng định của Thủ tướng Việt Nam là Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng BRICS và cộng đồng quốc tế để hiện thực hóa ý tưởng "cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn" cho tất cả mọi người dân.
https://kevesko.vn/20241025/brics-2024-su-kien-dang-chu-y-nhat-trong-lich-chinh-tri-the-gioi-32576775.html
https://kevesko.vn/20241024/thu-tuong-yeu-cau-lap-duong-day-nong-2424-de-tiep-nhan-giup-do-kieu-bao--32534952.html
kazan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Tổng thống Putin gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan
Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan
2024-10-28T15:13+0700
true
PT2M37S
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0a/1c/32609337_135:0:2866:2048_1920x0_80_0_0_3b6b1f4a58e225b4fa6d355a3f41fba2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
brics, hội nghị thượng đỉnh brics tại kazan 2024, việt nam, nga, vladimir putin, phạm minh chính, aleksandr novak, quan điểm-ý kiến, tác giả, bùi thanh sơn, thủ tướng, hợp tác nga-việt, chính trị, thế giới, kazan
brics, hội nghị thượng đỉnh brics tại kazan 2024, việt nam, nga, vladimir putin, phạm minh chính, aleksandr novak, quan điểm-ý kiến, tác giả, bùi thanh sơn, thủ tướng, hợp tác nga-việt, chính trị, thế giới, kazan
Ngày 23-24/10/2024,
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác tới Kazan, Liên bang Nga dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam dự Hội nghị BRICS, đây cũng là chuyến công tác đầu tiên của ông tới Liên bang Nga trên cương vị mới.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS, Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nga có bị cô lập không đây?
Như Sputnik đã đưa tin, ngày 24/10, Hội nghị thượng đỉnh BRICS XVI diễn ra ngày 22-24 tại Kazan, Liên bang Nga đã kết thúc thành công, trở thành một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch chính trị thế giới. Nó đã cho chúng ta thấy những nước nào đang thiết lập một trật tự thế giới mới, công bằng hơn, tôn trọng lợi ích của nhau hơn.
“BRICS 2024 tại Kazan với các chủ đề, thành phần tham dự (đại diện của 36 quốc gia và sáu tổ chức quốc tế, trong đó 22 quốc gia có đại diện cấp cao nhất), các hoạt động, những phát biểu và tuyên bố cho thấy ảnh hưởng đang tăng lên của một thế giới không phương Tây trong bối cảnh Hoa kỳ và các đồng minh Âu và Á của nó đang cố gắng hết sức cô lập Nga. Ai bị cô lập đây? Hóa ra, đa số thế giới, kể cả về dân số, kể cả về lãnh thổ, đã có mặt ở Kazan. Một lần nữa chúng ta đã thấy chính sách cô lập Nga của Mỹ và phương Tây lại thất bại”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
Tối 24/10, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mở đầu cuộc gặp, Tổng thống Nga nói: “Tôi nhớ lại chuyến thăm Việt Nam gần đây của tôi với một sự ấm áp, và cuộc trò chuyện của tôi với Ngài. Đó thực sự là một sự kiện dành cho toàn bộ phái đoàn của chúng tôi, đã có một sự chào đón rất nồng nhiệt, chúng tôi ngay lập tức cảm thấy rằng mình đang ở một đất nước thân thiện, trong bầu không khí thân mật, giữa những người bạn”.
Tại cuộc gặp này, người đứng đầu nhà nước Nga cảm ơn Việt Nam vì đã tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan, vì bài phát biểu ý nghĩa của Thủ tướng Việt Nam tại BRICS+.
“Và tất nhiên, chúng tôi ủng hộ mong muốn của Việt Nam tham gia các hoạt động nhiều mặt của BRICS”, - Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh.
Về phần mình, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cảm ơn việc Nga đã mời Việt Nam tham gia Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng 2024, chúc mừng ông Vladimir Putin về sự thành công trong việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh. Ông Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh: Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã theo dõi rất sát
hội nghị thượng đỉnh BRICS, đã thấy và rất hài lòng trước những thành tựu của nước Nga trong việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh này.
“Đối với Việt Nam Nga là một trong những đối tác chiến lược quan trọng và toàn diện nhất và điều này sẽ không bao giờ thay đổi”, - Ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
“Phát biểu của ông Phạm Minh Chính một lần nữa chứng tỏ tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam – Nga đối với Việt Nam, cho thấy chính sách thất bại của Mỹ trong việc biến Việt Nam thành nước chống Nga, trong việc lôi kéo Việt Nam về phía mình. Việt Nam một lần nữa thể hiện bản lĩnh, tính độc lập, tự chủ trong chính sách đối ngoại của mình”, - Nhà báo quốc tế Trần Hoàng nói với Sputnik.
Buổi làm việc với Tổng thống Nga tối 24/10 là hoạt động cuối cùng của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tham dự Hội nghị BRICS mở rộng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Phó Thủ tướng Alexander Novak và một số bộ trưởng và các tập đoàn lớn của Nga
"Chỉ trong 30 tiếng với hơn 25 hoạt động liên tục, chuyến công tác tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo BRICS mở rộng và làm việc tại Nga của Thủ tướng đã thành công tốt đẹp cả về đa phương và song phương", - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
Với Nga, ngoài cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Alexander Novak cùng một số bộ trưởng và các tập đoàn lớn của Nga.
Ngày 23/10, ngay sau khi tới Kazan, Thủ tướng Việt Nam đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak. Dự buổi tiếp còn có Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Maksim Reshetnikov và Bộ trưởng Công Thương Anton Alikhanov.
“Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định, Tổng thống Vladimir Putin và Lãnh đạo Chính phủ Nga rất coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này thực sự quan trọng. Nga một lần nữa thể hiện sự coi trọng quan hệ hợp tác chiến lược, hữu nghị với Việt Nam. Đó cũng là cơ sở vững chắc để phát triển các mối giao thương khác quan trọng đối với hai nền kinh tế”, - PGS-TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác trong lĩnh vực năng lượng – dầu khí – một trong những trụ cột quan trọng của
quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên Bang Nga; mong muốn tiếp tục hợp tác để có những dự án hợp tác song phương trong các lĩnh vực mới để đáp ứng nhu cầu phát triển tại mỗi nước trong cá lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, sử dụng năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
“Tại cuộc gặp làm việc với Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergey Tsivilev phía Việt Nam đề nghị Nga tiếp tục ủng hộ hợp tác Việt Nam - Nga trong lĩnh vực năng lượng - dầu khí, quan tâm chỉ đạo Bộ Năng lượng Nga phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước triển khai các dự án hợp tác trên lãnh thổ của nhau. Hai bên cũng nhất trí tìm kiếm các giải pháp để tăng cường hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và tiềm năng, trên cơ sở cùng có lợi. Hy vọng rằng, trên thực tế sẽ có những chuyển biến mạnh sau chuyến công tác lần này của ông Phạm Minh Chính tới Nga, trong đó có cả lĩnh vực năng lượng nguyên tử, điện nguyên tử”, - Nhà báo quốc tế Trần Hoàng phát biểu với Sputnik.
Được biết, phía Việt Nam cũng đề nghị Nga nối lại và mở rộng hợp tác đào tạo cán bộ cho Việt Nam về năng lượng - dầu khí, đồng thời triển khai hợp tác trong các lĩnh vực khác như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.
Việt Nam đề xuất 5 kết nối chiến lược
Sáng 24/10, tại Kazan đã diễn ra Phiên toàn thể Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2024 BRICS+ 2024). Chủ đề của BRICS+ là “BRICS và Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch BRICS năm 2024.
Như Sputnik đã đề cập ở trên, tham dự BRICS + có đại diện của 36 quốc gia và sáu tổ chức quốc tế, trong đó 22 quốc gia có đại diện cấp cao nhất.
Thủ tướng Việt Nam đã có bài phát biểu tại BRICS+. Nói về "kỷ nguyên mới - kỷ nguyên kết nối và hội nhập sâu rộng, kỷ nguyên công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo", ông Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tầm nhìn "cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện và đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, chia sẻ chung trách nhiệm để giải quyết thách thức chung chưa từng có".
25 Tháng Mười 2024, 16:55
Nhằm mục đích cùng nhau kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng, Thủ tướng Việt Nam đã đề xuất năm kết nối chiến lược.
Một là, kết nối nguồn lực, theo đó BRICS cần đi đầu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực để thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh thông tin.
Hai là, kết nối hạ tầng chiến lược, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.
Ba là, kết nối các chuỗi cung ứng toàn cầu trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, mở rộng không gian phát triển cho mọi quốc gia.
Thứ tư là cần kết nối con người với con người thông qua hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân giữa
BRICS và các nước để xây dựng một không gian văn hóa "thống nhất trong đa dạng".
Thứ năm là, kết nối trong cải cách các cơ chế quản trị toàn cầu theo hướng liên kết, chia sẻ, cân bằng, bình đẳng, hiệu quả, bao trùm, toàn diện để phát triển nhanh, bền vững. BRICS cần đấu tranh mạnh mẽ hơn trong chống lại xu hướng bảo hộ và chính trị hóa các quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
“Việt Nam không chỉ chúng tỏ mình là “một trong những đối tác chiến lược quan trọng và toàn diện nhất và điều này sẽ không bao giờ thay đổi” mà điều quan trọng hơn là Việt Nam có đồng quan điểm với Liên bang Nga nói riêng và nhiều quốc gia khác, kể cả 9 nước BRICS và các quốc gia khác về một thế giới không đơn cực, bình đẳng, công bằng. Điều này là sự phát triển của tư duy thế giới đa cực. Nói một cách đơn giản thì đó là chế độ phổ thông đầu phiếu trong bất kỳ một cuộc bầu cử nào. Và các ứng viên đều có vai trò bình đẳng như nhau. Đó là một thế giới tuy có sự lãnh đạo, nhưng quyền lực lãnh dạo phải được phẩn bổ một cách công bằng và bình đẳng”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng đưa ra bình luận cụ thể về 5 kết nối chiến lược của Thủ tướng Việt Nam:
Năm đề xuất của Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam xuất phát từ chính quan điểm đường lối mà Nghị quyết Hội nghị Bangdung của Hiệp hội các quốc gia không liên kết (NAM) đã nêu ra từ nửa thế kỷ trước. Theo đó:
Việc kết nối các nguồn lực giữa các quốc gia BRICS với các quốc gia NAM toàn cầu chính là sự phân công lao động-sản xuất toàn cầu dựa trên những thế mạnh riêng có của từng quốc gia, từng khu vực để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, ít nhất là về kinh tế. Xu thế này không phải do ai đó áp đặt mà vẫn đang diễn ra mội cách tự nhiên và là điều tất yếu không thể đảo ngược.
Kết nối hạ tầng chiến lược là một bước đi ban đầu để cụ thể việc kết nối nguồn lực vì hạ tầng là kết nối nền tảng của mọi hình thái kết nối khác. Nó không đơn giản chỉ là giao thông, cung ứng, thương mại.v.v.. mà còn là kết nối thông tin, dữ liệu… và tổng hợp lại chính là Logistic mở rộng. Không chỉ là chuỗi cung ứnghàng hóa mà còn là một hệ thống trao đổi, kết nối đa dạng ở nhiều lĩnh vực vật thể và phi vật thể.
Kết nối về cả cách cơ chế quản trị toàn cầu cũng có nghĩa là đề cao Hiến cương Liên Hợp Quốc và công pháp Quốc tế cũng như các thỏa thuận đa phương khác. Trong đó, không có sự áp đặt luật lệ của bất kỳ một quốc gia nào lên bất cứ một lĩnh vực, phạm vi nào trong đời sống của nhân loại ở bất lỳ không gian nào, thời gian nào. Tính công bằng và bình đẳng của công pháp quốc tế phải được thực thi mà không phụ thuộc vào nước giàu, nước nghèo, nước phát triển, nước kém phát triển. Nói tóm lại là các tiêu chí mà phương tây áp đặt cho thế giới đều phải được chỉnh sửa, thậm chí là một số tiêu chí phải bị hủy bỏ để tạo nên công bằng và bình đẳng toàn cầu.
Kết nối con người với con người là điều quan trọng bậc nhất mà cũng là đích đến cuối cùng của mọi sự kết nối. Điều đó có nghĩa là mọi người trên thế giới đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ và đều có quyền giao lưu của mình trên mọi lĩnh vực mà không có bất cứ một rào cản nào ngăn chặn.
24 Tháng Mười 2024, 14:07
“Đề xuất 5 kết nối chiến lược của ông Phạm Minh Chính là thông điệp quan trọng, thể hiện tư duy mang tính chiến lược của Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu. Nó hoàn toàn phù hợp với chủ đề của BRICS+ là “BRICS và Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”. Chính Tổng thống Vladimir Putin cũng đã đánh giá cao đề xuất của Việt Nam, đặc biệt về hợp tác nhân văn, giữ gìn những giá trị truyền thống, xây dựng không gian văn hóa “thông nhất trong đa dạng”, - PGS-TS Hoàng Giang đưa ra đánh giá, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Các chuyên gia cũng đánh giá cao khẳng định của Thủ tướng Việt Nam là Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng BRICS và cộng đồng quốc tế để hiện thực hóa ý tưởng "cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn" cho tất cả mọi người dân.