https://kevesko.vn/20241109/phap-theo-doi-quyet-dinh-cua-quoc-hoi-viet-nam-ve-duong-sat-toc-do-cao-32841640.html
Pháp theo dõi quyết định của Quốc hội Việt Nam về đường sắt tốc độ cao
Pháp theo dõi quyết định của Quốc hội Việt Nam về đường sắt tốc độ cao
Sputnik Việt Nam
Đại sứ Olivier Brochet cho biết, Pháp đang theo dõi sát sao quyết định của Quốc hội Việt Nam về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. 09.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-09T21:29+0700
2024-11-09T21:29+0700
2024-11-09T21:29+0700
pháp
việt nam
hà nội
đường sắt
eu
thế giới
thông tin
công nghệ
châu âu
quốc hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/09/32840867_0:67:640:427_1920x0_80_0_0_8c8309f632a21625c9245b778d7d8d5a.jpg
Trên cơ sở quyết định của Quốc hội Việt Nam, phía Pháp sẽ xem xét cách tiếp cận tốt nhất cho dự án.Chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà NộiHôm nay chính thực vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội.Lễ vận hành diễn ra tại ga S8 (ga Cầu Giấy), với sự tham dự của lãnh đạo Hà Nội cùng một số bộ, ngành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Julien Guerrier.Như đã biết, dự án đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội chạy trên đường dành riêng với tổng chiều dài toàn tuyến là 13,035km qua 12 ga; trong đó có 12,575km tuyến chính và 0,46km đường dẫn và Depot.Đoạn đi trên cao gồm 8 ga từ ga S1 đến S8 dài khoảng 8,5km. Đoạn đi ngầm gồm 4 ga từ ga S9 đến ga S12 dài khoảng 4km.Lộ trình của tuyến có điểm đầu Nhổn - theo Quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - nút giao với đường Vành đai 3 - Cầu Giấy (nút giao với đường Vành đai 2) - Kim Mã - Cát Linh - Quốc Tử Giám - điểm cuối Ga Hà Nội (trên đường Trần Hưng Đạo, trước ga Hà Nội).Dự án được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam, Tổng cục Kho bạc Pháp, Ngân hàng Đầu tư châu Âu, được triển khai với các công nghệ và kinh nghiệm của các công ty hàng đầu của Pháp.Theo lãnh đạo Hà Nội, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội là dự án tuyến đường sắt đô thị đầu tiên do Thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.Dự án đã trải qua nhiều giai đoạn, phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc giải phóng mặt bằng, thi công trong điều kiện đô thị đông đến những tác động của dịch bệnh giai đoạn 2020 - 2021.Ông Tuấn cũng nhắc lại rằng, việc chính thức đưa đoạn trên cao Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội vào khai thác thương mại sẽ là một hành động cụ thể, tiên phong trong chuyển đổi xanh, nhằm tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng, giao thông xanh của Hà Nội.Ngay sau Lễ vận hành thương mại, các đại biểu đã thực hiện nghi lễ gắn biển khánh thành công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) cho đoạn trên cao dự án đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.Pháp đang chờ đợi quyết định từ Quốc hội Việt NamTại sự kiện, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet nhận được nhiều câu hỏi từ báo chí về sự quan tâm của Pháp đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.Trả lời về vấn đề được báo giới quan tâm, đại sứ Brochet nhắc lại việc trong chuyến thăm Pháp gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Pháp đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện. Trong đó có nội dung hợp tác về phát triển bền vững, bao gồm phát triển giao thông bền vững, là một trong những ưu tiên.Đại sứ Brochet bày tỏ, từ tuyến metro số 3, Pháp và Việt Nam đã có được những bài học "hết sức quý giá" để hai bên có thể triển khai tiếp tục những dự án trong tương lai, không chỉ trong các loại hình giao thông đô thị mà còn cả các tuyến đường sắt tốc độ cao.Với Pháp, khi đề cập đến việc phát triển các dự án đường sắt cao tốc, ông Brochet cho biết Pháp là một nước có bề dày kinh nghiệm.Từ năm 1981, Pháp đã triển khai hệ thống đường sắt cao tốc và đến nay đã có hàng ngàn km, không chỉ nối các thành phố lớn của Pháp mà nối với cả hệ thống đường sắt cao tốc của châu Âu.Đại sứ cũng nhấn mạnh rằng, trong hơn 40 năm triển khai, đến nay không có một tai nạn nào xảy ra khi di chuyển ở tốc độ cao.Tất nhiên cũng có một vài sự cố nhỏ, nhưng liên quan đến kỹ thuật và không gây hậu quả nghiêm trọng.Đối với vấn đề hỗ trợ chi phí được phóng viên báo Tuổi Trẻ nêu, Đại sứ Brochet thừa nhận ở giai đoạn hiện tại rất khó để trả lời, bởi trước hết phải xem phương thức tài trợ mà Quốc hội và Chính phủ Việt Nam quyết định cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là gì.Do vậy, theo nhà ngoại giao Pháp, nếu phía Việt Nam quyết định là một phần nào đó trong dự án sẽ triển khai theo hình thức đối tác công - tư, thì đây sẽ là một vấn đề Pháp có thể đặc biệt quan tâm.Công nghệ mũi nhọn và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhấtĐại sứ Olivier Brochet chia sẻ tại sự kiện rằng, để xây dựng tuyến Metro số 3 này, các công ty Pháp được lựa chọn và tham gia dự án đã mang tới Việt Nam những công nghệ mũi nhọn với các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất, từ các đoàn tàu Metropolis do Alstom cung cấp cho đến hệ thống bán vé tự động RATP Smart Systems.Dự án này bổ sung cho những thành công trước đây của Pháp trong các dự án lớn mang tính cơ cấu và đổi mới trên khắp đất nước.Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Julien Guerrier bày tỏ, thông qua quan hệ đối tác với AFD, EU đã huy động 10 triệu euro để tài trợ cho các hoạt động chuẩn bị cho việc mở rộng tuyến Metro này từ ga Hà Nội đến quận Hoàng Mai.Hồi tháng 10 năm nay, trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng và Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Philippe Orliange đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải.Ngoài ra, phía Pháp khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ vốn vay cho Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển đường sắt cao tốc, lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam đang đặc biệt quan tâm, mong muốn thực hiện trong thời gian tới.
https://kevesko.vn/20241022/nguon-luc-de-dau-tu-duong-sat-toc-do-cao-bac---nam-khong-con-la-tro-ngai-lon-32495635.html
https://kevesko.vn/20241006/viet-nam-du-suc-lam-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-32235073.html
pháp
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/0b/09/32840867_16:0:585:427_1920x0_80_0_0_393e27f92f4ad6288f6a7f0f3e0b4731.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
pháp, việt nam, hà nội, đường sắt, eu, thế giới, thông tin, công nghệ, châu âu, quốc hội
pháp, việt nam, hà nội, đường sắt, eu, thế giới, thông tin, công nghệ, châu âu, quốc hội
Pháp theo dõi quyết định của Quốc hội Việt Nam về đường sắt tốc độ cao
Đại sứ Olivier Brochet cho biết, Pháp đang theo dõi sát sao quyết định của Quốc hội Việt Nam về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Trên cơ sở quyết định của Quốc hội Việt Nam, phía Pháp sẽ xem xét cách tiếp cận tốt nhất cho dự án.
Chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội
Hôm nay chính thực vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - ga Hà Nội.
Lễ vận hành diễn ra tại ga S8 (ga Cầu Giấy), với sự tham dự của lãnh đạo Hà Nội cùng một số bộ, ngành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Julien Guerrier.
Như đã biết, dự án đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội,
đoạn Nhổn - ga Hà Nội chạy trên đường dành riêng với tổng chiều dài toàn tuyến là 13,035km qua 12 ga; trong đó có 12,575km tuyến chính và 0,46km đường dẫn và Depot.
Đoạn đi trên cao gồm 8 ga từ ga S1 đến S8 dài khoảng 8,5km. Đoạn đi ngầm gồm 4 ga từ ga S9 đến ga S12 dài khoảng 4km.
Lộ trình của tuyến có điểm đầu Nhổn - theo Quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - nút giao với đường Vành đai 3 - Cầu Giấy (nút giao với đường Vành đai 2) - Kim Mã - Cát Linh - Quốc Tử Giám - điểm cuối Ga Hà Nội (trên đường Trần Hưng Đạo, trước ga Hà Nội).
Dự án được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam, Tổng cục Kho bạc Pháp, Ngân hàng Đầu tư châu Âu, được triển khai với các công nghệ và kinh nghiệm của các công ty hàng đầu của
Pháp.
Theo lãnh đạo Hà Nội, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội là dự án tuyến đường sắt đô thị đầu tiên do Thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.
Dự án đã trải qua nhiều giai đoạn, phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc giải phóng mặt bằng, thi công trong điều kiện đô thị đông đến những tác động của dịch bệnh giai đoạn 2020 - 2021.
“Nhưng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị thi công và sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân, chúng ta đã vượt qua tất cả để hoàn thành đoạn tuyến trên cao và đưa vào khai thác vận hành thương mại vào 8h ngày 8/8/2024, để phục vụ nhân dân, từng bước hình thành thói quen mới trong giao thông công cộng của Thủ đô, đánh dấu một cột mốc quan trọng biểu trưng cho quan hệ hợp tác giữa hai nước Cộng hòa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực giao thông đô thị bền vững”, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết.
Ông Tuấn cũng nhắc lại rằng, việc chính thức đưa đoạn trên cao Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội vào khai thác thương mại sẽ là một hành động cụ thể, tiên phong trong chuyển đổi xanh, nhằm tạo nền móng cho phát triển giao thông công cộng, giao thông xanh của Hà Nội.
Ngay sau Lễ vận hành thương mại, các đại biểu đã thực hiện nghi lễ gắn biển khánh thành công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) cho đoạn trên cao dự án đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Pháp đang chờ đợi quyết định từ Quốc hội Việt Nam
Tại sự kiện, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet nhận được nhiều câu hỏi từ báo chí về sự quan tâm của Pháp đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Trả lời về vấn đề được báo giới quan tâm, đại sứ Brochet nhắc lại việc trong chuyến thăm Pháp gần đây của
Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Pháp đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện. Trong đó có nội dung hợp tác về phát triển bền vững, bao gồm phát triển giao thông bền vững, là một trong những ưu tiên.
Đại sứ Brochet bày tỏ, từ tuyến metro số 3, Pháp và Việt Nam đã có được những bài học "hết sức quý giá" để hai bên có thể triển khai tiếp tục những dự án trong tương lai, không chỉ trong các loại hình giao thông đô thị mà còn cả các tuyến đường sắt tốc độ cao.
“Chúng tôi đặc biệt quan tâm, theo dõi rất sát sao dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mà Quốc hội Việt Nam đang xem xét về chủ trương đầu tư. Trên cơ sở quyết định đó, chúng tôi sẽ xem xét Pháp có thể đáp ứng theo cách tốt nhất như thế nào cho dự án”, Đại sứ Brochet lưu ý.
Với Pháp, khi đề cập đến việc phát triển các dự án đường sắt cao tốc, ông Brochet cho biết Pháp là một nước có bề dày kinh nghiệm.
Từ năm 1981, Pháp đã triển khai hệ thống đường sắt cao tốc và đến nay đã có hàng ngàn km, không chỉ nối các thành phố lớn của Pháp mà nối với cả hệ thống đường sắt cao tốc của châu Âu.
Đại sứ cũng nhấn mạnh rằng, trong hơn 40 năm
triển khai, đến nay không có một tai nạn nào xảy ra khi di chuyển ở tốc độ cao.
Tất nhiên cũng có một vài sự cố nhỏ, nhưng liên quan đến kỹ thuật và không gây hậu quả nghiêm trọng.
“Do vậy, có thể nói giao thông đường sắt cao tốc, với mô hình của Pháp, là một mô hình giao thông hết sức đáng tin cậy”, đại sứ Pháp nêu bật.
Đối với vấn đề hỗ trợ chi phí được phóng viên báo Tuổi Trẻ nêu, Đại sứ Brochet thừa nhận ở giai đoạn hiện tại rất khó để trả lời, bởi trước hết phải xem phương thức tài trợ mà Quốc hội và Chính phủ Việt Nam quyết định cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là gì.
“Theo những thông tin mà chúng tôi được chia sẻ thì Việt Nam mong muốn phần lớn nguồn vốn cho dự án này đến từ nội địa, cụ thể là vốn nhà nước. Bên cạnh đó có thể huy động thêm một số nguồn vốn từ tư nhân cũng như là các phương thức hợp tác quốc tế”, Đại sứ lý giải.
Do vậy, theo nhà ngoại giao Pháp, nếu phía Việt Nam quyết định là một phần nào đó trong dự án sẽ triển khai theo hình thức đối tác công - tư, thì đây sẽ là một vấn đề Pháp có thể đặc biệt quan tâm.
Công nghệ mũi nhọn và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất
Đại sứ Olivier Brochet chia sẻ tại sự kiện rằng, để xây dựng tuyến Metro số 3 này, các công ty Pháp được lựa chọn và tham gia dự án đã mang tới Việt Nam những
công nghệ mũi nhọn với các tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất, từ các đoàn tàu Metropolis do Alstom cung cấp cho đến hệ thống bán vé tự động RATP Smart Systems.
Dự án này bổ sung cho những thành công trước đây của Pháp trong các dự án lớn mang tính cơ cấu và đổi mới trên khắp đất nước.
“Trong các lĩnh vực vũ trụ, đường sắt hay năng lượng, thông qua nguồn tài chính và chuyên môn của mình, Pháp đã có thể hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển và chúng tôi hy vọng tăng cường hợp tác này trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”, Đại sứ nói.
22 Tháng Mười 2024, 13:02
Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Julien Guerrier bày tỏ, thông qua quan hệ đối tác với AFD, EU đã huy động 10 triệu euro để tài trợ cho các hoạt động chuẩn bị cho việc mở rộng tuyến Metro này từ ga Hà Nội đến quận Hoàng Mai.
“Sự hỗ trợ của chúng tôi bao gồm nghiên cứu khả thi và các nghiên cứu khác để phát triển hiệu quả mạng lưới giao thông công cộng của thủ đô Hà Nội và cam kết hỗ trợ huy động Nhóm châu Âu để đầu tư cho phần mở rộng này, bao gồm AFD, KFW và có thể cả Ngân hàng Đầu tư châu Âu. Điều này phù hợp với sáng kiến Cửa ngõ toàn cầu của EU và cung cấp cho các quốc gia đối tác của EU như Việt Nam những sự hợp tác chất lượng của EU”, Đại sứ EU tại Việt Nam cho biết.
Hồi tháng 10 năm nay, trong khuôn khổ chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng và Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) Philippe Orliange đã ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Ngoài ra, phía Pháp khẳng định sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ vốn vay cho Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển đường sắt cao tốc, lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam đang đặc biệt quan tâm, mong muốn thực hiện trong thời gian tới.