Vietnam Airlines bay đến đâu thì “biên giới mềm” của Việt Nam mở rộng đến đấy

© Sputnik / Valery Melnikov / Chuyển đến kho ảnhNhân viên hãng hàng không Vietnam Airlines
Nhân viên hãng hàng không Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2024
Đăng ký
Chủ tịch HĐQT Hãng hàng không qiốc gia Việt Nam phát biểu, rằng ‘Vietnam Airlines bay đến đâu thì “biên giới mềm” của chúng ta mở rộng đến đấy’.
Các ý kiến chuyên gia nhìn nhận, Việt Nam rất cần đầu tư có trọng điểm để có một doanh nghiệp hàng không đủ mạnh có đủ năng lực cạnh tranh với các trung tâm khác trong khu vực, thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm của khu vực.

Vietnam Airlines và biên giới mềm của Việt Nam

Sáng 10/11, hội thảo khoa học “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines” đã diễn ra.
Sự kiện được Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức.
Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa phát biểu tại đây nhấn mạnh, để xây dựng Vietnam Airlines thành thương hiệu mạnh trên thế giới với năng lực cạnh tranh quốc tế cao thì không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của một mình hãng hàng không quốc gia mà còn cần có sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng như sự nỗ lực của cả quốc gia.
“Vietnam Airlines nhận thức rõ, máy bay Vietnam Airlines bay đến đâu thì “biên giới mềm” của chúng ta mở rộng đến đấy”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2024
Chính sách của Trump liệu có giáng đòn vào nền kinh tế Việt Nam?
Theo ông, đây là vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhà nước, cũng như của hãng hàng không quốc gia”.
Vietnam Airlines đã tiến hành tái cơ cấu và thực hiện nhiều biện pháp đối phó trước bối cảnh dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành hàng công trên toàn thế giới.
“Trong năm 2024, Vietnam Airlines đã cân đối thu chi và hoạt động có lãi. Tuy nhiên, tình trạng âm vốn chủ sở hữu và lỗ lũy kế vẫn cần giải pháp mạnh mẽ hơn nữa”, vị lãnh đạo bày tỏ.
Ngành hàng không góp phần thúc đẩy thương mại và du lịch nhưng ngược lại thương mại và du lịch cũng thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không.
Do đó, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại và du lịch, quảng bá điểm đến quốc gia trên các kênh truyền thống và cả các phương thức truyền thông mới, tổ chức các sự kiện thể thao văn hóa nghệ thuật giải trí quốc tế, đăng cai các triển lãm hội nghị quốc tế...

Phát triển, mở rộng đội tàu bay

Tại Hội thảo, các ý kiến thảo luật tập trung làm rõ và khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các đại biểu cũng đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nói chung, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, nêu ra thành tựu, hạn chế và điểm nghẽn, từ đó đề xuất giải pháp đổi mới hãng hàng không của Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười, khóa XIII. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2024
Chủ tịch nước Việt Nam tới Mỹ vào tháng 9, ai sẽ tới Nga vào tháng 10?
Về giải pháp, các đại biểu đề xuất, nhiều người cho rằng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của ngành hàng không Việt Nam; tiếp tục hỗ trợ ngành Hàng không phát triển bền vững thông qua thực hiện cơ cấu lại, cải thiện khả năng thanh toán và xử lý nợ.
Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ các hãng mua thêm máy bay, phát triển đội tàu bay, mở rộng đường bay đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới...
Tiếp tục giải quyết điểm nghẽn, cản trở phát triển đối với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam; hỗ trợ mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Song song với đó là đánh giá toàn diện cơ chế trong hoạt động của các doanh nghiệp Hàng không nhà nước cũng như tác động tới sự phát triển của ngành cũng như nền kinh tế quốc dân, từ đó xác định trọng tâm cần hoàn thiện trong giai đoạn tới.

Xây dựng doanh nghiệp hàng không đủ mạnh

Tại hội thảo, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình cho biết, thực tiễn gần 40 năm đổi mới cho thấy, kinh tế nhà nước luôn khẳng định vai trò, sứ mệnh giữ định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường, phát huy vai trò trong phát triển các lĩnh vực đặc biệt của nền kinh tế, góp phần quan trọng bảo vệ an ninh, quốc phòng, làm đối trọng cạnh tranh quốc tế, bảo đảm an sinh xã hội...
“Trong đó, doanh nghiệp nhà nước, với tư cách bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước, luôn giữ vị trí trọng yếu của nền kinh tế”, ông Bình nhắc lại.
Ấn Độ đang là thị trường mục tiêu của nhiều ngành du lịch trên thế giới, trong đó có Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2024
Vietjet sẽ tăng 120 chuyến bay phục vụ người dân và du khách dịp Quốc khánh
Theo vị uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, để trở thành một trung tâm mới về kinh tế, du lịch tầm cỡ trong châu Á và trên thế giới, Việt Nam rất cần đầu tư có trọng điểm để có một doanh nghiệp hàng không đủ mạnh có đủ năng lực cạnh tranh với các trung tâm khác trong khu vực, thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm của khu vực.
Trong tiến trình phát triển đất nước hội nhập và mở cửa những năm qua, ngành Hàng không Việt Nam đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành tựu về các mặt.
Tuy nhiên, theo ông Lê Hải Bình, tác động của đại dịch COVID-19 cùng với thực trạng khó khăn chung của nền kinh tế khiến Tổng Công ty Hàng không Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn và đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm vượt qua khủng hoảng, sớm phục hồi và phát triển bền vững.
Do đó, để nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, việc củng cố sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhà nước nói chung, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam nói riêng, theo ông Bình, là rất cần thiết.
Đồng thời, quá trình này cần có sự đồng hành của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của chính ngành Hàng không.
Cạnh đó, các tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội thảo sẽ tiếp tục được nghiên cứu, chắt lọc để phục vụ cho công tác nghiên cứu và tư vấn cho Đảng về chủ trương tiếp tục nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Máy bay của Vietnam Airlines - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2024
Việt Nam gia hạn khoản vay 4 nghìn tỷ đồng cho Vietnam Airlines
Một số nhà khoa học đề nghị nghiên cứu cơ chế giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớn, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước, điển hình như dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tại sự kiện hôm nay, cũng có ý kiến đề xuất, Vietnam Airlines vốn là doanh nghiệp có kinh nghiệm và thế mạnh trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không. Do đó, có thể xem xét giao cho các doanh nghiệp nhà nước như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tham gia dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành để phát huy hiệu quả của dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhiều ý kiến đề xuất, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước; tiếp tục hoàn thiện cơ quan quản lý, làm đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Trong đó, nhà báo Phạm Việt Dũng, Trưởng Ban Kinh tế, Tạp chí Cộng sản cho biết, để phát huy được hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước thì cần tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy khu vực này phát triển bền vững.
“Cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật, tạo khuôn khổ và hành lang pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước”, ông Dũng nói.
Phú Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2024
Thị trường du lịch 2/9 "lệch pha": Vé máy bay đắt đỏ, tour nội địa khó bán
Chuyên gia cũng cho rằng, phải sớm hoàn thiện việc giám sát, đánh giá các doanh nghiệp Nhà nước; thiết lập hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước.
Việc giám sát và đánh giá các doanh nghiệp nhà nước phải đặt trong kết cấu chặt chẽ của hệ thống giám sát thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước.
“Luôn bảo đảm tính minh bạch, công khai của doanh nghiệp Nhà nước và trách nhiệm giải trình của người quản lý doanh nghiệp Nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước”, ý kiến tham luận nêu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала