Bánh mì dành cho bệnh nhân tiểu đường được tạo ra ở Nga

© Sputnik / Dmitry Makeev / Chuyển đến kho ảnhSản xuất bánh mì
Sản xuất bánh mì - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2024
Đăng ký
Các nhà khoa học từ Đại học Liên bang Bắc Caucasus (NCFU) với tư cách là một phần của nhóm nghiên cứu đề xuất một công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm làm từ bột mì dành cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và những người đã khỏi bệnh COVID-19.
Các tác giả cho rằng, các sản phẩm từ bột mì của họ làm giảm lượng đường trong máu, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp kiểm soát cơn đói. Kết quả nghiên cứu được công bố trong chuỗi hội thảo IOP: Khoa học Trái đất và Môi trường (IOP Conference Series: Earth and Environmental Science).
Bệnh tiểu đường là một rối loạn mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng hoóc môn - insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra. Theo WHO, bệnh đái tháo đường là một trong bốn bệnh không lây nhiễm chính có tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu đang gia tăng và là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ đáng kể.
Cô y tá trẻ và bà lão bị bệnh Alzheimer - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2024
Các nhà khoa học Nga phát triển cảm biến nano để chẩn đoán ung thư và bệnh Alzheimer
Theo các nhà khoa học NCFU, các sản phẩm bánh mì làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy với bệnh tiểu đường, việc tiêu thụ chúng phải được hạn chế nghiêm ngặt.
Giới khoa học đưa ra hai cách để giải quyết vấn đề này: hoặc loại bỏ hoàn toàn sản phẩm bột mì, hoặc thay đổi công thức làm bánh mì bằng cách đưa vào các hợp chất có hoạt tính sinh học làm giảm lượng glucose và điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid-carbohydrate (mối quan hệ giữa quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate).
Các nhà khoa học NCFU đã chọn giải pháp thứ hai. Cùng với các đồng nghiệp từ chi nhánh Pyatigorsk của Đại học Y khoa bang Volgograd, họ đã tạo ra bánh mì giòn có chỉ số đường huyết thấp (chỉ số này nhằm giúp kiểm soát đường huyết mà không phụ thuộc vào lúc no hay đói) dành cho những người mắc bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin và những người với hệ thống miễn dịch bị tổn hại sau khi mắc bệnh COVID-19.
Để tạo ra sản phẩm bánh mì cân bằng, các nhà nghiên cứu đã thay thế bột mì bằng hỗn hợp bột ngô và bột đậu xanh, đồng thời bổ sung thêm hợp chất sinh học postbiotic (kombucha - một loại trà lên men).
Các tác giả lưu ý rằng, postbiotics là những sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất probiotics hay còn gọi là quá trình lên men vi khuẩn probiotics có tác dụng phục hồi hệ vi sinh đường ruột và còn có tác dụng tích cực đến khả năng miễn dịch và trao đổi chất.

“Nhờ hàm lượng hoạt chất sinh học cao trong sản phẩm nên việc sử dụng nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách ức chế hệ vi sinh vật gây bệnh, cải thiện quá trình trao đổi chất, giảm lượng glucose bằng cách ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin và nguyên tố vi lượng, cũng như giảm gánh nặng cho tụy”, - một trong những tác giả của nghiên cứu, phó giáo sư Valeria Orobinskaya, Khoa Công nghệ Thực phẩm và Khoa học Hàng hóa tại NCFU, cho biết.

Viện sĩ Boris Ivanovich Dolgushin, Giám đốc Viện Nghiên cứu X quang Thực nghiệm và Lâm sàng thuộc Trung tâm Nghiên cứu y học quốc gia về ung thư mang tên N.N. Blokhin - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2024
Cuộc chiến không ngừng nghỉ. Ung thư có chữa được không?
Nhà khoa học Valeria Orobinskaya nói thêm rằng, các sản phẩm bột mì mới giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch bằng cách loại bỏ cholesterol “xấu”, kích hoạt quá trình tái tạo mô tuyến tụy và giúp kiểm soát cơn đói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала