https://kevesko.vn/20241118/nam-1966-cuoc-giai-cuu-vu-mua-o-tinh-ha-nam-ninh-32987740.html
Năm 1966: Cuộc giải cứu vụ mùa ở tỉnh Hà Nam Ninh
Năm 1966: Cuộc giải cứu vụ mùa ở tỉnh Hà Nam Ninh
Sputnik Việt Nam
Trong các bài mạn đàm trước đây của chuyên mục “Những trang lịch sử” chúng ta đã nói rằng suốt những năm đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại chống... 18.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-18T20:10+0700
2024-11-18T20:10+0700
2024-11-18T20:11+0700
tác giả
quan điểm-ý kiến
những trang sử vàng
phi công
gạo
việt nam
liên xô
quan hệ
hợp tác nga-việt
nông nghiệp
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/01/0f/27600851_0:160:3072:1888_1920x0_80_0_0_57a343f50013b85eebdb4855936e7e81.jpg
Không chỉ có các chuyên gia tên lửa, phi công, lính tăng Liên Xô mà còn có cả thợ xây, các chuyên gia nông nghiệp, năng lượng, các bác sĩ, những nhà địa chất đến từ đất nước Xô-viết.Đồng thời với việc cung cấp cho quân dân Việt Nam mọi giúp đỡ kỹ thuật-quân sự cần thiết để giành chiến thắng, Liên Xô tiếp tục hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam DCCH, là hoạt động vốn đã bắt đầu ngay từ trước khi Mỹ gây hấn. Cũng tiếp nối việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho cư dân của nước Cộng hòa đang phải chịu đựng cả những vụ ném bom tàn bạo của kẻ thù và thiên tai khắc nghiệt.Năm 1971, do trận lũ lụt chưa từng có, nửa triệu hec-ta ruộng trồng lúa bị hư hại, nhiều nhà cửa sập đổ, vô số gia súc bị chết. Nước sông Hồng ven thủ đô Hà Nội dâng cao đến mức có nguy cơ vỡ đê.Ban lãnh đạo Việt Nam DCCH đã đề nghị Chính phủ Liên Xô hỗ trợ khẩn cấp. Và chỉ trong vòng vài ngày, thực phẩm, thuốc men, quần áo, lều bạt và nhiều nhu yếu phẩm khác cần thiết cho những người bị ảnh hưởng đã được chuyển đến Hà Nội bằng đường hàng không. Toàn bộ công dân Liên Xô có mặt lúc đó ở Việt Nam DCCH đã tham gia cùng với những người bạn Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt.Tám năm ở Việt NamTrong số đó có ông Ivan Ishenko. Từ năm 1964 đến năm 1972, ông công tác trong Ban cố vấn kinh tế của Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam DCCH. Nhiệm vụ của ông bao gồm điều phối hoạt động của các tổ chức Xô-viết và Việt Nam về xây dựng các chủ thể kinh tế quốc dân ở Việt Nam với sự hỗ trợ của Liên Xô: các mỏ than và mỏ đá, nhà máy điện, đường điện cao thế, các cơ sở giao thông, xã hội và nông nghiệp. Trong thời kỳ chiến tranh khắc nghiệt nhất, công việc chung của các chuyên gia Xô-viết và Việt Nam tại các chủ thể này vẫn liên tục không ngừng nghỉ.Các lãnh đạo cơ quan đại diện kinh tế, trong đó có Ivan Ishenko, không chỉ điều phối mà khi cần còn trực tiếp bắt tay vào công việc. Chẳng hạn, vào đầu tháng 7 năm 1966, khi một nhân viên của «Nhập khẩu kỹ thuật Việt Nam» (Vietnamtechnoimport) là Trần Lạc hoảng hốt tìm đến văn phòng đại diện. Ông thông báo rằng, ở tỉnh Hà Nam Ninh, tại trạm bơm Cổ Đam từ tối qua chuyển sang chế độ hút nước từ ruộng lúa thì có 1 máy bơm bị dừng. Ba máy bơm còn lại không kịp bơm nước ra sông cứu lúa.Tình hình thực sự gay cấn. Cơ sở Cổ Đam là một trong năm trạm bơm được xây dựng vào thời điểm đó ở Việt Nam với sự hiệp lực của Liên Xô. Những trạm bơm này được thiết kế để tưới cho ruộng lúa bằng cách lấy nước từ sông và đổ vào các kênh tưới tiêu. Còn nếu lượng mưa quá lớn, các trạm sẽ chuyển sang chế độ ngược lại: bắt đầu hút nước từ ruộng bơm ra sông. Đây là những trạm bơm có công suất rất mạnh. Một trạm bơm có khả năng bơm 5.000 mét khối, tức là 5.000 tấn nước trong một giờ.Mà vào thời điểm đó, mưa lớn đã đổ sầm sập suốt ba ngày đêm liền. Mực nước trên các cánh đồng lúa ở khu vực trạm Cổ Đam vượt xa mức cho phép – những thân lúa gần như chìm nghỉm trong nước. Có mối đe dọa rõ rệt về việc hủy diệt mùa màng, thực sự là một thảm kịch trong điều kiện đất nước rất thiếu lương thực vào năm 1966.Đội công tác lập tức được thành lập gồm những chuyên gia có trình độ cao nhất của Văn phòng Đại diện kinh tế Liên Xô, có ông Ivan Ishenko tham gia. Con đường đến trạm bơm hóa ra rất khó khăn. Thoạt đầu, đường đi của đoàn bị cơn bão dữ cản trở. Khi mưa ngớt, «bọn diều hâu» máy bay Mỹ xuất hiện trên bầu trời và ném bom cách xe của các chuyên gia Liên Xô chừng 1km. Phải đến chiều tối họ mới tới nơi và xác định ngay nguyên nhân khiến máy bơm ngừng hoạt động. May thay, sự cố không quá phức tạp. Ông Ivan Ishenko cùng với các đồng nghiệp từ Văn phòng Đại diện đã tiến hành loại bỏ hỏng hóc bằng những thiết bị sửa chữa có sẵn tại Trạm. Cả nhóm bận rộn thâu đêm. Đến lúc mặt trời lên, cỗ máy bơm đã được sửa xong. Việc tái khởi động máy được trao cho nhân viên người Việt trẻ tuổi nhất của Trạm, là chàng trai vừa tốt nghiệp trường Trung cấp Kỹ thuật. Lần đầu tiên trong cuộc đời làm việc của mình, người thợ trẻ nhấn nút khởi động và từ miệng ống bơm khổng lồ, dòng nước hút từ cánh đồng bắt đầu tuôn ào ạt xuống sông. Cả một mùa lúa đã được giải cứu để nuôi sống quân dân địa phương trong cuộc chiến chống Mỹ cam go.
https://kevesko.vn/20241111/thu-tuong-pham-van-dong-moi-nguoi-cong-san-viet-nam-deu-co-hai-que-huong-32783496.html
https://kevesko.vn/20241104/lien-xo-va-viet-nam-tai-lieu-giai-mat-ve-thoi-chien-32657246.html
liên xô
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e8/01/0f/27600851_171:0:2902:2048_1920x0_80_0_0_3ab951f6a1b99fec809a47efb2db0f9d.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Alexei Syunnerberg
https://cdn.img.kevesko.vn/img/02/92/029272_20:0:979:959_100x100_80_0_0_a175c9e9e1ed2192c86b2b64af444e6a.jpg
tác giả, quan điểm-ý kiến, phi công, gạo, việt nam, liên xô, quan hệ, hợp tác nga-việt, nông nghiệp, kinh tế, nga
tác giả, quan điểm-ý kiến, phi công, gạo, việt nam, liên xô, quan hệ, hợp tác nga-việt, nông nghiệp, kinh tế, nga
Năm 1966: Cuộc giải cứu vụ mùa ở tỉnh Hà Nam Ninh
20:10 18.11.2024 (Đã cập nhật: 20:11 18.11.2024) Trong các bài mạn đàm trước đây của chuyên mục “Những trang lịch sử” chúng ta đã nói rằng suốt những năm đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại chống nước Việt Nam DCCH, sát cánh bên cạnh những người bạn Việt Nam.
Không chỉ có các chuyên gia tên lửa, phi công, lính tăng Liên Xô mà còn có cả thợ xây, các chuyên gia nông nghiệp, năng lượng, các bác sĩ, những nhà địa chất đến từ đất nước Xô-viết.
Đồng thời với việc cung cấp cho quân dân Việt Nam mọi giúp đỡ kỹ thuật-quân sự cần thiết để giành chiến thắng,
Liên Xô tiếp tục hỗ trợ kinh tế cho Việt Nam DCCH, là hoạt động vốn đã bắt đầu ngay từ trước khi Mỹ gây hấn. Cũng tiếp nối việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho cư dân của nước Cộng hòa đang phải chịu đựng cả những vụ ném bom tàn bạo của kẻ thù và thiên tai khắc nghiệt.
Năm 1971, do trận lũ lụt chưa từng có, nửa triệu hec-ta ruộng trồng lúa bị hư hại, nhiều nhà cửa sập đổ, vô số gia súc bị chết. Nước sông Hồng ven thủ đô Hà Nội dâng cao đến mức có nguy cơ vỡ đê.
Ban lãnh đạo Việt Nam DCCH đã đề nghị Chính phủ Liên Xô hỗ trợ khẩn cấp. Và chỉ trong vòng vài ngày, thực phẩm, thuốc men, quần áo, lều bạt và nhiều nhu yếu phẩm khác cần thiết cho những người bị ảnh hưởng đã được chuyển đến Hà Nội bằng đường hàng không. Toàn bộ công dân Liên Xô có mặt lúc đó ở Việt Nam DCCH đã tham gia cùng với những người bạn Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt.
11 Tháng Mười Một 2024, 10:39
Trong số đó có ông Ivan Ishenko. Từ năm 1964 đến năm 1972, ông công tác trong Ban cố vấn kinh tế của Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam DCCH. Nhiệm vụ của ông bao gồm điều phối hoạt động của các tổ chức Xô-viết và Việt Nam về xây dựng các chủ thể kinh tế quốc dân ở Việt Nam với sự hỗ trợ của Liên Xô: các mỏ than và mỏ đá, nhà máy điện, đường điện cao thế, các cơ sở giao thông, xã hội và
nông nghiệp. Trong thời kỳ chiến tranh khắc nghiệt nhất, công việc chung của các chuyên gia Xô-viết và Việt Nam tại các chủ thể này vẫn liên tục không ngừng nghỉ.
Các lãnh đạo cơ quan đại diện kinh tế, trong đó có Ivan Ishenko, không chỉ điều phối mà khi cần còn trực tiếp bắt tay vào công việc. Chẳng hạn, vào đầu tháng 7 năm 1966, khi một nhân viên của «Nhập khẩu kỹ thuật Việt Nam» (Vietnamtechnoimport) là Trần Lạc hoảng hốt tìm đến văn phòng đại diện. Ông thông báo rằng, ở tỉnh Hà Nam Ninh, tại trạm bơm Cổ Đam từ tối qua chuyển sang chế độ hút nước từ ruộng lúa thì có 1 máy bơm bị dừng. Ba máy bơm còn lại không kịp bơm nước ra sông cứu lúa.
Tình hình thực sự gay cấn. Cơ sở Cổ Đam là một trong năm trạm bơm được xây dựng vào thời điểm đó ở Việt Nam với sự hiệp lực của Liên Xô. Những trạm bơm này được thiết kế để tưới cho ruộng lúa bằng cách lấy nước từ sông và đổ vào các kênh tưới tiêu. Còn nếu lượng mưa quá lớn, các trạm sẽ chuyển sang chế độ ngược lại: bắt đầu hút nước từ ruộng bơm ra sông. Đây là những trạm bơm có công suất rất mạnh. Một trạm bơm có khả năng bơm 5.000 mét khối, tức là 5.000 tấn nước trong một giờ.
4 Tháng Mười Một 2024, 07:12
Mà vào thời điểm đó, mưa lớn đã đổ sầm sập suốt ba ngày đêm liền. Mực nước trên các cánh đồng lúa ở khu vực trạm Cổ Đam vượt xa mức cho phép – những thân lúa gần như chìm nghỉm trong nước. Có mối đe dọa rõ rệt về việc hủy diệt mùa màng, thực sự là một thảm kịch trong điều kiện đất nước rất thiếu lương thực vào năm 1966.
Đội công tác lập tức được thành lập gồm những chuyên gia có trình độ cao nhất của Văn phòng Đại diện kinh tế Liên Xô, có ông Ivan Ishenko tham gia. Con đường đến trạm bơm hóa ra rất khó khăn. Thoạt đầu, đường đi của đoàn bị cơn bão dữ cản trở. Khi mưa ngớt, «bọn diều hâu» máy bay Mỹ xuất hiện trên bầu trời và
ném bom cách xe của các chuyên gia Liên Xô chừng 1km. Phải đến chiều tối họ mới tới nơi và xác định ngay nguyên nhân khiến máy bơm ngừng hoạt động. May thay, sự cố không quá phức tạp. Ông Ivan Ishenko cùng với các đồng nghiệp từ Văn phòng Đại diện đã tiến hành loại bỏ hỏng hóc bằng những thiết bị sửa chữa có sẵn tại Trạm. Cả nhóm bận rộn thâu đêm. Đến lúc mặt trời lên, cỗ máy bơm đã được sửa xong. Việc tái khởi động máy được trao cho nhân viên người Việt trẻ tuổi nhất của Trạm, là chàng trai vừa tốt nghiệp trường Trung cấp Kỹ thuật. Lần đầu tiên trong cuộc đời làm việc của mình, người thợ trẻ nhấn nút khởi động và từ miệng ống bơm khổng lồ, dòng nước hút từ cánh đồng bắt đầu tuôn ào ạt xuống sông. Cả một mùa lúa đã được giải cứu để nuôi sống quân dân địa phương trong cuộc chiến chống Mỹ cam go.