https://kevesko.vn/20241126/trung-quoc-du-doan-tinh-hinh-bien-dong-se-xau-di-sau-khi-ong-trump-nham-chuc-tong-thong-my-33146384.html
Trung Quốc dự đoán tình hình Biển Đông sẽ xấu đi sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Trung Quốc dự đoán tình hình Biển Đông sẽ xấu đi sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Sputnik Việt Nam
Nhà báo Piotr Tsvetov của chuyên mục phân tích Sputnik trong bài báo của mình cho biết việc Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ tạo ra hàng loạt dự báo trên khắp... 26.11.2024, Sputnik Việt Nam
2024-11-26T16:35+0700
2024-11-26T16:35+0700
2024-11-26T16:35+0700
biển đông
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
tác giả
hoa kỳ
donald trump
thế giới
chính trị
trung quốc
philippines
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/09/12/9495449_4:0:4921:2766_1920x0_80_0_0_af7eafdfad9db88af05e3ecdca9b5c3b.jpg
Khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông gia tăngCựu đại tá quân đội Trung Quốc Chu Bá, hiện là thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, tin các xung đột quân sự liên quan đến Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông sẽ “ngày càng có khả năng xảy ra” trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump. Và ông giải thích điều này không chỉ bởi thực tế là có rất nhiều “diều hâu” trong đội ngũ mới của Trump có đường lối cứng rắn chống lại Trung Quốc.Chu Bá đưa ra kết luận của mình dựa trên động lực của các cuộc va chạm giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ trên không và trên biển. Ông trích dẫn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, từ mùa thu năm 2021 đến mùa thu năm 2023, “xảy ra hơn 180 vụ việc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chặn máy bay Mỹ đầy rủi ro, tức là trong thời gian hai năm vừa qua nhiều hơn cả thập kỷ trước". Theo chuyên gia, trong tương lai sẽ còn nhiều vụ va chạm phức tạp như vậy. Và ông kết nối điều này với thực tế Bắc Kinh và Washington có cách hiểu khác nhau về các quy định của luật hàng hải quốc tế. Bắc Kinh coi toàn bộ các đảo ở Biển Đông là lãnh thổ của mình, trong khi Washington coi phần lớn lãnh hải này là vùng biển quốc tế. Luật pháp quốc tế hiện tại không phù hợp để giải quyết tranh chấp này, vì không có quy tắc ràng buộc về mặt pháp lý nào liên quan đến sự tham gia của không quân và hải quân trong khu vực.Ngô Sĩ Tồn - một nhà phân tích khác của Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, tin Trump sẽ sử dụng xung đột ở Biển Đông để cố gắng kiềm chế tham vọng của Trung Quốc và làm sâu sắc thêm rạn nứt giữa Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á láng giềng. “Do thiếu các quy tắc hoặc cơ chế ràng buộc giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan đến các hoạt động hải quân hoặc không quân ở Biển Đông, sẽ có nguy cơ gia tăng các sự cố ngẫu nhiên hoặc leo thang xung đột, đặc biệt nếu xử lý những sự cố đó theo cách sai lầm hay hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông gia tăng dưới thời Trump”, nhà nghiên cứu tin tưởng, đồng thời lưu ý đến những điểm chưa hoàn hảo của luật pháp quốc tế.Trung Quốc không sợ TrumpNhững lo ngại của các nhà phân tích Trung Quốc không liên quan gì đến nỗi lo sợ về mối đe dọa từ Mỹ. Cả Chu Bá và Ngô Sĩ Tồn đều nhấn mạnh Trung Quốc ngày nay không giống như thời kỳ đầu tiên của Donald Trump. Một trong những lý do cho điều này là do quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, nơi có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.Các yếu tố khác bao gồm sự phụ thuộc kinh tế ngày càng giảm của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, sự phổ biến toàn cầu ngày càng tăng của các sáng kiến đa phương từ Bắc Kinh, bao gồm Sáng kiến «Vành đai Con đường», và vai trò của Trung Quốc trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và BRICS.Ngô Sĩ Tồn cũng gợi ý Trump, người có thái độ tiêu cực với tất cả các loại liên minh của Mỹ, có thể làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Philippines, hiện là đối thủ chính của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ. Và điều này sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Tác giả tin lúc đó Bắc Kinh có thể có “cơ hội chiến lược”.Hóa ra có những thế lực ở Bắc Kinh hy vọng trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai của Donald Trump, Trung Quốc sẽ không chỉ có thể kiềm chế các yêu sách bá quyền của Nhà Trắng mà còn củng cố hơn nữa các yêu sách lãnh thổ của chính mình.Vấn đề Đài Loan được hai chuyên gia đánh giá là không quá khó giải quyết. Chu Bá tin tất cả những gì Washington phải làm là “cho Bắc Kinh biết việc thống nhất hòa bình vẫn có thể xảy ra”. Trong những điều kiện như vậy, “không có khả năng Bắc Kinh muốn sử dụng vũ lực”.Kết luận nào có thể được rút ra từ những điều này? Điều chính yếu: Biển Đông vẫn là hướng đi chính trong chính sách khu vực của Bắc Kinh và các sự kiện lớn có thể xảy ra ở đây. Có vẻ như chính sách của Bắc Kinh sẽ không thụ động mà là chủ động. Vì vậy, các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ cần phải cảnh giác.
https://kevesko.vn/20241112/philippines-khong-biet-mong-doi-dieu-gi-tu-trump-trong-van-de-bien-dong-32880878.html
https://kevesko.vn/20201117/my-khong-tu-bo-bien-dong-du-trump-hay-biden-la-tong-thong-9737716.html
biển đông
trung quốc
philippines
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/09/12/9495449_1064:0:4752:2766_1920x0_80_0_0_5531873f70d2a2af941840a99f2d0ee0.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, hoa kỳ, donald trump, thế giới, chính trị, trung quốc, philippines
chuyên gia, quan điểm-ý kiến, tác giả, hoa kỳ, donald trump, thế giới, chính trị, trung quốc, philippines
Trung Quốc dự đoán tình hình Biển Đông sẽ xấu đi sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Nhà báo Piotr Tsvetov của chuyên mục phân tích Sputnik trong bài báo của mình cho biết việc Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ tạo ra hàng loạt dự báo trên khắp thế giới về tương lai chính sách đối ngoại của Mỹ, bao gồm cả với Trung Quốc.
Khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông gia tăng
Cựu đại tá quân đội Trung Quốc Chu Bá, hiện là thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, tin các xung đột quân sự liên quan đến Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông sẽ “ngày càng có khả năng xảy ra” trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump. Và ông giải thích điều này không chỉ bởi thực tế là có rất nhiều “diều hâu” trong đội ngũ mới của Trump có đường lối cứng rắn chống lại Trung Quốc.
Chu Bá đưa ra kết luận của mình dựa trên động lực của các cuộc va chạm giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ trên không và trên biển. Ông trích dẫn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, từ mùa thu năm 2021 đến mùa thu năm 2023, “xảy ra hơn 180 vụ việc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chặn máy bay Mỹ đầy rủi ro, tức là trong thời gian hai năm vừa qua nhiều hơn cả thập kỷ trước". Theo chuyên gia, trong tương lai sẽ còn nhiều vụ va chạm phức tạp như vậy. Và ông kết nối điều này với thực tế Bắc Kinh và Washington có cách hiểu khác nhau về các quy định của luật hàng hải quốc tế. Bắc Kinh coi toàn bộ các đảo
ở Biển Đông là lãnh thổ của mình, trong khi Washington coi phần lớn lãnh hải này là vùng biển quốc tế. Luật pháp quốc tế hiện tại không phù hợp để giải quyết tranh chấp này, vì không có quy tắc ràng buộc về mặt pháp lý nào liên quan đến sự tham gia của không quân và hải quân trong khu vực.
Ngô Sĩ Tồn - một nhà phân tích khác của Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia, tin Trump sẽ sử dụng xung đột ở Biển Đông để cố gắng kiềm chế tham vọng của Trung Quốc và làm sâu sắc thêm rạn nứt giữa Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á láng giềng. “Do thiếu các quy tắc hoặc cơ chế ràng buộc giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan đến các hoạt động hải quân hoặc không quân ở Biển Đông, sẽ có nguy cơ gia tăng các sự cố ngẫu nhiên hoặc leo thang xung đột, đặc biệt nếu xử lý những sự cố đó theo cách sai lầm hay hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông gia tăng dưới thời Trump”, nhà nghiên cứu tin tưởng, đồng thời lưu ý đến những điểm chưa hoàn hảo của luật pháp quốc tế.
Trung Quốc không sợ Trump
Những lo ngại của các nhà phân tích Trung Quốc không liên quan gì đến nỗi lo sợ về mối đe dọa từ Mỹ. Cả Chu Bá và Ngô Sĩ Tồn đều nhấn mạnh Trung Quốc ngày nay không giống như thời kỳ đầu tiên của Donald Trump.
“Đơn giản là bây giờ Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn”, - ông Chu nói.
Một trong những lý do cho điều này là do quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc, nơi có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới.
Các yếu tố khác bao gồm sự phụ thuộc kinh tế ngày càng giảm của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, sự phổ biến toàn cầu ngày càng tăng của các sáng kiến đa phương từ Bắc Kinh, bao gồm
Sáng kiến «Vành đai Con đường», và vai trò của Trung Quốc trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và BRICS.
Ngô Sĩ Tồn cũng gợi ý Trump, người có thái độ tiêu cực với tất cả các loại liên minh của Mỹ, có thể làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Philippines, hiện là đối thủ chính của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ. Và điều này sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Tác giả tin lúc đó Bắc Kinh có thể có “cơ hội chiến lược”.
17 Tháng Mười Một 2020, 19:08
Hóa ra có những thế lực ở Bắc Kinh hy vọng trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai của Donald Trump, Trung Quốc sẽ không chỉ có thể kiềm chế các yêu sách bá quyền của Nhà Trắng mà còn củng cố hơn nữa các yêu sách lãnh thổ của chính mình.
Vấn đề Đài Loan được hai chuyên gia đánh giá là không quá khó giải quyết. Chu Bá tin tất cả những gì Washington phải làm là “cho Bắc Kinh biết việc thống nhất hòa bình vẫn có thể xảy ra”. Trong những điều kiện như vậy, “không có khả năng Bắc Kinh muốn sử dụng vũ lực”.
Kết luận nào có thể được rút ra từ những điều này? Điều chính yếu: Biển Đông vẫn là hướng đi chính trong chính sách khu vực của Bắc Kinh và các sự kiện lớn có thể xảy ra ở đây. Có vẻ như chính sách của Bắc Kinh sẽ không thụ động mà là chủ động. Vì vậy, các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ cần phải cảnh giác.