Lý do doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam thời điểm này?

© Depositphotos.com / ChinaImagesCông nhân nhà máy tại Suncore Photovoltaic Technology Co., Ltd. ở thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc
Công nhân nhà máy tại Suncore Photovoltaic Technology Co., Ltd. ở thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2024
Đăng ký
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn đón nhận làn sóng FDI lần thứ 4, mở ra cơ hội lịch sử để thu hút dòng vốn chất lượng cao trong lĩnh vực công nghiệp từ các cường quốc lớn trên thế giới. Đặc biệt, việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ có thể tạo ra những tác động sâu rộng đến làn sóng FDI vào Việt Nam.

Làn sóng dịch chuyển đầu tư lớn chưa từng có

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều khó khăn, các nhà đầu tư quốc tế đang rút vốn với tốc độ chưa từng có. Quý vừa qua ghi nhận một mốc đáng lo ngại khi gần 15 tỷ USD đã bị rút khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Lần đầu tiên kể từ 1990, FDI ròng 9 tháng của Trung Quốc ghi nhận mức âm. Bức tranh phản ánh làn sóng rút vốn tại Trung Quốc đang mạnh hơn bao giờ hết, điển hình là các doanh nghiệp (DN) Nhật, Mỹ.
Sự suy giảm của nền kinh tế cùng với tình hình căng thẳng địa chính trị gia tăng đã khiến nhiều DN phải xem xét lại các chiến lược đầu tư của mình. Điều này đáng lo ngại hơn, khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống vào tháng 1/2025 trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2024
Đối đầu Mỹ-Trung sẽ căng thẳng hơn, đối đầu trong vấn đề Đài Loan sẽ giảm
Một loạt các biện pháp trừng phạt mới dự kiến sẽ được áp dụng đối với Trung Quốc, nhằm đáp trả các hành vi mà chính quyền Trump cho là không công bằng trong các lĩnh vực thương mại, công nghệ, và nhân quyền. Các biện pháp này có thể bao gồm việc áp đặt thuế cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc, siết chặt các lệnh cấm liên quan đến công nghệ, và mở rộng danh sách các công ty Trung Quốc bị cấm tiếp cận với các sản phẩm công nghệ của Mỹ.
Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt, theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng - giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Việt Nam), sẽ tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng toàn cầu, các giao dịch thương mại quốc tế, và tâm lý đầu tư vào khu vực.
Ngoài khó khăn trong việc thu hút FDI, nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể chứng kiến một làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ của các công ty nội địa ra nước ngoài. Các DN Trung Quốc, đặc biệt là những công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ, sản xuất và tài chính, có thể quyết định mở rộng hoạt động ra các quốc gia khác để giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt và tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế.
Cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thu được đủ số lượng đại cử tri để tự tin đánh bại Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2024
Các mức thuế mới của Trump đe dọa hệ thống thương mại toàn cầu
Những công ty này có thể chuyển một phần hoạt động sản xuất ra ngoài Trung Quốc, đặc biệt là tới các quốc gia Đông Nam Á, Ấn Độ, hay các khu vực khác có chi phí thấp hơn và ít rủi ro về mặt chính trị.
Về phía Mỹ, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng phân tích với Sputnik, khi Donald Trump lên, tuyên bố của ông sẽ “lấy lại sự công bằng”. Dựa trên sự công bằng đó, mục tiêu của ông là đưa nước Mỹ “vĩ đại trở lại”.

“Cán cân thương mại Mỹ - Trung thâm hụt đến 300-400 tỷ USD và càng ngày càng thâm hụt nhiều. Chắc chắn, khi Donald Trump lên Tổng thống, ông sẽ đánh thuế mạnh vào Trung Quốc để lấy lại công bằng. Theo cam kết, số thuế này sẽ dành cho phúc lợi nhân dân nước Mỹ. Tiếp nữa, Trump sẽ đánh thuế cho những nước nào giao dịch với Mỹ mà không sử dụng đồng đô la. Ở đây sẽ đánh thuế vào hàng Trung Quốc là chính. Như vậy, phản xạ của Trung Quốc là tránh đòn đánh thuế của Mỹ. Theo đó, DN nước này sẽ phải di chuyển cơ sở sản xuất, di chuyển hàng hóa sang nước thứ ba, mà không bị coi là đối tượng đánh thuế của Mỹ. Tôi nghĩ, trong nhiều nước đó sẽ có Việt Nam. Thực tế, làn sóng dịch chuyển đầu tư Trung Quốc sang Việt Nam đã diễn ra. Có thể kể đến các tỉnh phía Bắc Việt Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, thậm chí tràn cả vào miền Nam. Bởi vậy, hành vi đánh thuế của Donald Trump dẫn đến tiềm năng và dịch chuyển kinh tế vốn đầu tư của Trung Quốc sang các nước (trong đó có Việt Nam) để tránh thuế. Do đó, khả năng để Việt Nam thu hút đầu tư từ Trung Quốc sẽ rất lớn”, chuyên gia nhận định.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, ngành thu hút FDI vào Việt Nam nhiều nhất trong bối cảnh hiện nay có thể sẽ là năng lượng, pin mặt trời, sắt thép và các mặt hàng ngành dệt may, kể cả xe điện. Bởi lẽ, Trung Quốc là nguồn gốc của các nguyên phụ liệu sản xuất hàng giá rẻ. Sự dịch chuyển này sẽ thay thế toàn bộ xuất xứ (C/O).

Cơ hội gì?

Có thể khẳng định rằng, đây là thời cơ quan trọng để Việt Nam nâng cao vị thế quốc gia, tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình phát triển, với mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và chuyển mình thành quốc gia công nghiệp có thu nhập cao vào năm 2045.
Công việc tại nhà máy sản xuất semiconductor ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2024
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nóng lòng muốn đơn giản hoá thủ tục cho nhà đầu tư ngành bán dẫn

“Để đón đầu làn sóng đầu tư từ Trung Quốc, Việt Nam cần chuẩn bị khu công nghiệp, mặt bằng… Còn về lâu dài, cần chuẩn bị hệ tiêu chuẩn để kiểm soát dòng đầu tư “đen” để đầu tư "xanh", đầu tư công nghệ cao để Việt Nam có cơ hội tiếp nhận. Cơ hội thứ hai, tôi cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi công nghệ, học hỏi mô hình quản trị. Thứ ba, tận dụng vị thế Trung Quốc để bán hàng vì Trung Quốc có mạng lưới rải khắp”, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng chỉ ra 3 cơ hội mà Việt Nam có thể tận dụng với làn sóng dịch chuyển lần này.

Chưa bao giờ Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh thu hút FDI như hiện nay. Ví dụ, mới đây nhất, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng liên tục kêu gọi cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục đầu vào cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.

Mặt trái của làn sóng

Bên cạnh những cơ hội, tác động tích cực như giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Việt Nam) chỉ ra với Sputnik, cũng cần quan tâm đến “sức khỏe” của các DN trong nước trước làn sóng FDI ồ ạt vào Việt Nam.
“Theo tôi, về lâu dài, vốn nước ngoài sẽ lấn át vốn trong nước. Dẫn đến việc thu hẹp khu vực sản xuất trong nước, khiến các DN trong nước không thể cạnh tranh, đặc biệt khu vực xuất nhập khẩu. Từ đó, DN Việt Nam sẽ không thể trụ vững, bởi vốn nước ngoài lấn át mạnh, cả về vốn đầu tư, cả về mô hình quản trị, cả về mạng lưới. Việc cạnh tranh như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, dẫn đến phá sản, thất nghiệp, điều chỉnh cơ cấu kinh tế thay đổi… Ngoài ra, còn nhiều tác động liên quan đến lối sống, môi trường, tác động về xã hội hay thay đổi về thể chế địa phương, đất đai, giá cả….”, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng cho hay.
Quay trở lại câu chuyện toàn cảnh, nhiệm kỳ của ông Donald Trump đánh dấu một kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ của Việt Nam. Trong bối cảnh này, các DN Việt Nam cần định hướng chiến lược phát triển phù hợp, hướng tới tầm nhìn mới để tận dụng tối đa các cơ hội hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm hướng tới kỷ nguyên vươn mình của đất nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала